Yêu thương chó con

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chó con là loài vật rất đáng yêu và bạn không thể nào không yêu thích chúng được. Yêu thương chó con không đơn giản chỉ là thể hiện sự trìu mến dễ dàng mà còn phải đáp ứng nhu cầu cơ bản của chúng (thức ăn, nước uống, chỗ ở) và nuôi dưỡng thành chú chó mũm mĩm biết vâng lời. Khi bạn thể hiện tình yêu với chó con, chúng sẽ đáp lại tình thương mến và trở thành người bạn đồng hành tuyệt vời.

Các bước[sửa]

Giúp chó con cảm thấy an tâm[sửa]

  1. Huấn luyện chó con sử dụng chuồng. Việc nhốt chú cún vào chuồng có lẽ không phải là hành động yêu thương. Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng cách, bài huấn luyện sử dụng chuồng sẽ giúp cún con thấy rằng đây là nơi thoải mái và an toàn chứ không phải là phòng giam giữ.[1] Ngoài ra, việc huấn luyện này cũng dạy cho chó con không được đi bậy trong nhà vì chúng không thích đi vệ sinh trong lúc ngủ.[1]
    • Kích cỡ chuồng không nên quá nhỏ khiến cho chú cún cảm thấy tù túng, và cũng không quá to để chúng có thể làm bẩn chỗ này và ngủ ở chỗ kia.[1] Tuy vậy, bạn cần ghi nhớ rằng chó con lớn rất nhanh. Nếu bạn nuôi giống chó to, chúng sẽ sớm phát triển với kích thước vượt xa chuồng ngủ hiện tại.
    • Trừ phi vào ban đêm, bạn không nên nhốt chó con vào chuồng liên tục nhiều giờ đồng hồ, đặc biệt khi chúng nhỏ hơn sáu tháng tuổi.[1]
    • Sắp xếp chuồng ngủ tiện nghi bằng cách trải chăn và cho ít đồ chơi vào trong đó.
    • Ra mệnh lệnh cho cún con ("Vào trong, " "Chui vào") vào trong chuồng. Ngay sau đó bạn nên thưởng cho chúng khi đã hoàn thành mệnh lệnh.[1] Sau một thời gian chó con sẽ vào chuồng ngay khi bạn ra lệnh cho chúng.
  2. Đặt ổ nằm của chó con gần giường ngủ của bạn. Nếu mới nhận nuôi chú cún, bạn cần trấn an tinh thần cho chúng khi ở trong môi trường mới. Có lẽ đây là lần đầu tiên chó con phải rời xa gia đình của mình, vì thế chúng sẽ cảm thấy lo âu vì bị tách biệt.[2] Để xoa dịu cún con, bạn nên sắp xếp chỗ nằm của chúng bên cạnh hoặc trong phòng ngủ của bạn.[2]
    • Đặt ổ nằm, chuồng, hoặc chăn đắp dưới sàn gần giường của bạn.[2]
    • Bạn có thể quyết định liệu có muốn để chó con ngủ chung hay không. Tuy nhiên, bạn cần ghi nhớ rằng một khi ngừng cho chú cún ngủ trên giường, chúng có thể sẽ nảy sinh vấn đề liên quan đến hành vi sau này.[2]
    • Bạn có thể đặt chuồng chó ngay ngoài cửa ra vào phòng ngủ. Luôn để cửa mở.[2]
  3. Tạo sự thoải mái cho chó con. Nếu bạn cho chú cún món đồ vật có mùi gia đình mới, chúng sẽ cảm thấy an tâm hơn.[3] Ví dụ, bạn có thể cho cún con tiếp xúc vỏ gối hoặc quần áo cũ có mùi cơ thể của bạn hoặc thành viên khác trong gia đình.[3] Càng quen thuộc với mùi hương, chó con càng cảm thấy thư giãn và an toàn khi sống trong môi trường mới và sinh hoạt cùng "bầy đàn" của mình.
    • Đặt một số vật dụng nêu trên vào chuồng hoặc ổ nằm/chăn của chó con để chúng trấn tĩnh trước khi đi ngủ.
    • Cân nhắc cho chú cún chơi đồ chơi "nhịp đập trái tim" mô phỏng âm thanh nhịp tim của chó mẹ.[3] Bạn có thể đặt món đồ chơi này vào chỗ ngủ để chúng cảm thấy yên bình khi đang ngủ.
    • Lưu ý rằng chó con rất hay phá hoại. Bạn không nên bất ngờ khi thấy chúng xé rách hoặc nhai gặm đồ vật có mùi của bạn.
  4. Không nhốt chó con dưới tầng hầm hoặc nhà để xe. Tình trạng lo âu vì bị tách biệt sẽ khiến chúng tru lên, rền rĩ, hoặc sủa.[2] Để có một giấc ngủ ngon, bạn thường sẽ nghĩ đến biện pháp nhốt chó con dưới tầng hầm hoặc nhà để xe để ngăn chặn tiếng kêu của chúng làm ồn ngôi nhà. Tuy nhiên, đây không phải là cách hiêu quả vì chỉ làm cho chú cún càng lo sợ và kêu to hơn.[2]
    • Nếu bị nhốt dưới tầng hầm hoặc nhà để xe khi còn nhỏ, thì sau này khi lớn lên chúng sẽ gặp phải vấn đề liên quan đến hành vi.[2]
    • Nếu chó con kêu hét vào ban đêm và bạn muốn kiểm tra xem chúng có ổn hay không thì nên chờ khoảng trống ngắt quãng giữa các tiếng sủa. Bạn không nên tiếp cận khi chó con đang sủa vì chúng sẽ tưởng rằng bạn sẽ đến khi nghe tiếng sủa của chúng.
    • Ngoài ra cũng không nên la hét hoặc yêu cầu chó con không được sủa, vì bạn sẽ làm chú cún nghĩ rằng bạn cũng đang “sủa” cùng với chúng, khiến cho cún con càng sủa nhiều hơn.

Chơi đùa với chó con[sửa]

  1. Dắt chó con đi dạo. Dành thời gian chơi đùa cùng với cún con là cách hiệu quả để thể hiện tình yêu của bạn đối với chúng. Việc duy trì hoạt động thông qua chơi trò chơi cũng giúp ích cho sức khỏe tinh thần lẫn thế chất khi chó con trưởng thành.[4] Đi dạo chưa phải là trò chơi, nhưng bạn có thể cho cún con chơi đùa trong lúc đi dạo bằng cách cho phép chúng khám phá môi trường mới xung quanh.
    • Thỉnh thoảng nên cho chó con dừng lại và ngửi hoa trong lúc đi dạo.[5]
    • Cho cún con tiếp xúc với người và những con chó khác trong lúc dạo bộ.[5] Mang theo phần thưởng. Bạn có thể đề nghị người khác cho cún con ăn mỗi lần tiếp xúc để hình thành mối quan hệ tốt đẹp.[1]
    • Khuyến khích chó con đi bộ trên lề đường.[5] Chúng sẽ cảm thấy thích thú khi tập giữ cân bằng trên lề đường so với việc đi dạo trên đường hay vỉa hè.
    • Áp dụng mệnh lệnh cơ bản trong khi đi dạo, chẳng hạn như "ngồi xuống" và "ở yên đó, " để củng cố bài học cho cún con.[5]
  2. Chơi trò trốn tìm với cún con. Chúng khá thích trò này. Bạn có thể nhờ người đứng cạnh chú cún rồi nấp đi, sau đó gọi tên chó con khoảng vài giây một lần cho đến khi chúng tìm thấy bạn.[6] Thưởng cho cún con và khen ngợi khi chúng tìm thấy bạn.
    • Nếu bạn đang huấn luyện chó con lại gần khi được gọi, thì đây là cách áp dụng mệnh lệnh có hiệu quả.[6]
    • Bạn có thể giấu đồ chơi ưa thích của chú cún.
    • Nhận thức rằng chó con có thể khó chịu nếu không tìm thấy đồ chơi và dẫn đến việc chúng không thích chơi trò này.[6] Vì thế bạn nên giấu đồ chơi ở chỗ dễ tìm (sau ghế sofa, dưới gầm ghế) cho đến khi chó con thành thạo sử dụng mũi để tìm đồ vật.
  3. Chơi trò ném đồ vật với cún con. Đây là phương pháp rèn luyện hiệu quả dành cho chú cún, cũng như dạy chúng tập trung và làm theo hướng dẫn của bạn.[7] Bạn có thể dùng đồ chơi nhỏ hoặc búp bê mềm làm đồ ném để chó con dễ bắt và nhặt về chỗ cũ.[7]
    • Không ném gậy. Thứ này có thể làm tổn thương miệng của chó con, hoặc gây nên vấn đề tiêu hóa nếu chúng nuốt phải miếng gỗ.[7]
    • Nếu chó con không hiểu phải làm gì trong lần đầu tiên, bạn có thể hướng dẫn chúng cách nhặt đồ chơi và mang về chỗ cũ.[7] Ném đồ vật là trò chơi đơn giản nên chó con sẽ không mất nhiều thời gian tiếp thu.
  4. Cho phép chó con chơi đùa trong nước. Nếu chú cún thích nước, thì đây là trò chơi dưới nước mà bạn có thể cho chúng chơi để thể hiện tình yêu thương của mình. Hoạt động dưới nước thường không cần vận động nhiều,[8] và không gây áp lực lên các khớp xương của chúng.
    • Chó con chưa biết bơi khi nhảy xuống nước. Để bảo đảm an toàn, bạn nên cho chúng mang phao dành cho thú cưng cho đến khi thành thạo kỹ năng bơi lội.[8] Loại phao nào có bán tại cửa hàng vật nuôi tại địa phương, hoặc trên mạng.
    • Bạn có thể cho cún con tập bơi trong hồ bơi hoặc hồ nước yên tĩnh.[8]
    • Chơi trò ném đồ vật trong nước cùng với chó con.[8]
    • Việc chơi đùa dưới nước có thể khiến chó con đuối sức. Bạn nên cho chúng giải lao 10 phút một lần để hồi phục năng lượng.[8]
    • Không ép buộc chó con chơi đùa dưới nước nếu chúng không muốn.[8]
  5. Chơi trò kéo co với chú cún. Trò này giúp tăng cường thể chất cũng như củng cố lòng tự tin của chó con.[9] Để bắt đầu trò chơi, chọn một món đồ chơi nhỏ và mềm để chó con có thể gặm dễ dàng. Trong lúc chơi, bạn cần bảo đảm chú cún không trở nên quá hung hăn.[9]
    • Nếu chó con bằng đầu gầm gừ, có thể chúng đang trở nên quá phấn khích.
  6. Huấn luyện chó con sử dụng thủ thuật. Điều này giúp kích thích trí óc và thể chất của chú cún. Bắt đầu bằng những mệnh lệnh cơ bản, như là "ngồi xuống," và "ở yên đó." Khi chó con đã thành thạo mệnh lệnh cơ bản, bạn có thể huấn luyện mệnh lệnh và thủ thuật khó hơn, như là "lăn người" và "giả chết."
    • Truyền đạt thủ thuật dạy cho cún con tuân theo kỷ luật,[10] và trở thành chú chó ngoan sau này.
    • Thưởng cho cún con bằng sự củng cố tích cực tức thì (phần thưởng, lời khen, trìu mến) khi chúng thực hiện thủ thuật đúng cách.[10]
  7. Tạo dựng trở ngại vật lý điều hướng để huấn luyện chó con. Bạn có thể thiết lập khóa học điều hướng trở ngại trong nhà dành cho chúng.[9] Trong phòng lớn, bạn di chuyển vị trí đồ đạc cùng những vật dụng khác (hộp giấy, đồ chơi) mà chó con cần phải tìm cách vượt qua để tiếp cận bạn. Ngoài việc đóng vai trò là trò chơi, khóa học này cũng có tác dụng thúc đẩy sự nhanh nhẹn của chúng.
  8. Cho cún con nghỉ ngơi. Mặc dù chó con thích chạy nhảy và chơi đùa, nhưng chúng vẫn cần thời gian nghỉ ngơi cũng như hồi phục năng lượng. Mỗi lần chơi đùa và huấn luyện chỉ nên kéo dài 10 phút.[10] Ngoài thời gian nghỉ ngơi giữa các buổi vui chơi, chó con cũng cần phải ngủ.[4]
    • Giấc ngủ đóng vài trò quan trọng trong quá trình phát triển và trưởng thành của chó con. Nếu bạn để chúng chơi quá nhiều nhưng không nghỉ ngơi, cún con có thể trở nên gắt gỏng hơn.[4] Hơn nữa, bạn có thể gây tác động xấu đến quá trình phát triển tự nhiên của chúng.

Tìm hiểu ngôn ngữ cơ thể của chó con[sửa]

  1. Lắng nghe chó con. Việc hiểu rõ ngôn ngữ cơ thể của chú cún giúp bạn có khả năng giao tiếp với chúng, và do đó sẽ yêu thương chó con nhiều hơn. Tìm hiểu tiếng kêu là một trong những cách nhận thức ngôn ngữ cơ thể của chúng. Tiếng rền rĩ và tru tréo thể hiện sự lo lắng bị tách biệt, đặc biệt trong vài ngày đầu tiên khi chúng về nhà mới.[2]
    • Chó con có thể phát ra âm thanh "grrr" trong những trò chơi mang tính đua tranh như là đấu vật hoặc kéo co. Âm thanh phát ra từ cổ họng với tông thấp này thường là dấu hiệu của sự vui đùa ở chó con.
    • Người nuôi chó con thường hay nhầm lẫn tiếng "grrr" với tiếng gầm gừ hung hãn và hay phạt chó con, ngay cả khi chúng chỉ thể hiện sự phấn khích mà thôi.[11]
  2. Quan sát cách chó con dùng miệng. Chú cún có thể nhe răng nhằm thể hiện sự phục tùng hoặc hung hãn. Nếu đây là hành vi phục tùng, chó con sẽ rụt môi lại và tạo thành nếp gấp ở góc miệng. Còn hành vi gây hấn thường kèm theo tiếng gầm gừ và nhe hàm răng trước ra.[11]
    • Nếu chó con ngáp, có thể chúng đang chán hoặc buồn ngủ. Tuy nhiên, hành động ngáp cũng có thể là dấu hiệu căng thẳng hoặc lo âu.[11] Tình huống mà chó con ngáp sẽ giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa của hành động này.
  3. Tìm hiểu hành vi lăn người của chó con. Khi chú cún lăn người, đây có thể là dấu hiệu thư giãn hoặc sợ hãi và phục tùng. Nếu chó con cảm thấy thoải mái, cơ thể sẽ thả lỏng: mở miệng, hai chân sau lắc lư sang một bên, và đuôi ve vẩy chậm rãi. Còn khi cảm thấy sợ hãi hoặc thể hiện sự ngoan ngoãn, chúng sẽ đặt phần đầu xuống đất và khép miệng lại.[11]
    • Hành động cụp đuôi và giơ chân trước và chân sau lên trên cũng là dấu hiệu cho thấy cún con đang sợ sệt hoặc phục tùng.[11]
  4. Nghiên cứu hành vi “giao phối” của chó con. Hành động chó con “giao phối” với người hoặc con chó khác có thể khá nhạy cảm. Tuy nhiên, chúng không có ý định làm hại bất kỳ ai hay con chó nào. Ví dụ, cún con thường “giao phối” với con khác trong lúc chơi đùa để khẳng định mình là người chiến thắng.[11]
    • Việc chó con “giao phối” với người thường là dấu hiệu cho thấy chúng đang vui vẻ hoặc hào hứng với thứ gì đó.[11]
    • Thay vì phạt chó con vì hành động nhạy cảm này, bạn nên chuyển hướng tập trung của chúng sang trò chơi hấp dẫn khác,[11] chẳng hạn như chơi trò ném đồ vật.
  5. Tìm hiểu lý do tại sao chó con lại ngừng chơi đùa. Mặc dù chó con thích vui chơi, nhưng bạn có thể khá ngạc nhiên khi thấy chúng dừng việc chơi đột ngột. Lý do có thể là vì chú cún cần giải quyết nỗi buồn. Trong trường hợp này, bạn cần dẫn chúng ra ngoài và quan sát xem chúng có đi vệ sinh hay không.[11]
    • Chó con cũng có thể ngừng chơi vì cảm thấy mệt. Chúng thường có nguồn năng lượng ngắn hạn, cho nên sẽ chóng mệt và cần nghỉ ngơi.[11]
    • Chó con hay mệt có thể mắc bệnh nghiêm trọng như là hạ đường huyết hoặc nhiễm ký sinh trùng mạch máu. Nếu chú cún gặp phải tình trạng này, bạn cần đưa chúng đi khám bác sĩ thú y.[11]

Cho chó con ăn uống lành mạnh[sửa]

  1. Chọn thức ăn khô dành cho chó chất lượng cao. Tình yêu thương đối với vật nuôi được thể hiện qua hành động cho ăn theo chế độ lành mạnh và cân bằng. Bác sĩ thú y và chuyên gia huấn luyện thường khuyến cáo nên cho chó con ăn thức ăn khô dạng viên.[12] Thức ăn đóng hộp có hàm lượng chất béo cao khoảng 80-85%.[12] Thực phẩm bán ẩm chứa 50% nước, nhưng thường có chứa đường hoặc muối làm chất bảo quản.[12]
    • Lưu ý rằng không phải loại thức ăn khô nào cũng như nhau. Thức ăn chất lượng kém sử dụng nguyên liệu rẻ tiền và chứa protein khó tiêu hóa, gây nên vấn đề liên quan đến đường ruột của chó con.[12]
    • Thức ăn dành cho chó chất lượng cao sử dụng nguyên liệu cao cấp và dễ tiêu hóa hơn. Chó con càng dễ tiêu hóa thức ăn, thì chúng càng ít có nhu cầu ăn uống và bài tiết chất thải ít hơn.[12]
    • Mỗi chú cún có nhu cầu khác nhau, vì thế bạn nên trao đổi với bác sĩ thú y về loại thức ăn khô phù hợp cho thú cưng của mình.[12]
  2. Chuyển đổi thức ăn từ từ. Bạn sẽ không thể nào yêu thương chú cún nếu chúng bị tiêu chảy ngay sau khi về nhà mới. Để tránh tình trạng này, bạn nên duy trì thức ăn và lịch trình ăn uống trước đây của chó con. Sau vài ngày, bạn cho cún con ăn thức ăn mới trong khoảng từ bảy đến mười ngày.[12]
    • Trong vài ngày đầu, bạn cần đong lượng thức ăn mới/cũ theo tỉ lệ 25%/75%. Sau vài ngày, tăng tỉ lệ lên 50%/50%, 75%/25%, và sau cùng là 100% thức ăn mới.[12]
    • Thay đổi tỉ lệ từ từ nếu chó con gặp phải vấn đề tiêu hóa (nôn mửa, tiêu chảy, táo bón).[12]
  3. Không cho cún con ăn thức ăn thừa trên bàn. Nếu không bạn đang quá nuông chiều chúng và đây không phải là cách để thể hiện tình thương. Vô tình bạn dạy chó con thói quen đòi thức ăn không tốt. Hơn nữa, thức ăn thừa chứa rất ít dinh dưỡng mà chó con cần, và thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chúng.[12]
    • Một khi chó con đã nếm mùi thức ăn của người thì chúng sẽ liên tục đòi ăn thêm. Vì thế nếu bạn cho chúng ăn như vậy thì rất khó ngừng lại.[12]
  4. Thiết lập lịch trình cho cún con ăn uống. Khi chú cún ăn đúng giờ, chúng sẽ giải quyết nỗi buồn theo thời gian quy định giúp cho việc huấn luyện đi vệ sinh dễ dàng hơn. Tùy vào độ tuổi, chó con sẽ cần ăn vài lần một ngày (ba lần nếu nhỏ hơn sáu tháng tổi, hai lần mỗi ngày nếu trên sáu tháng tuổi).[12]
    • Để chó con nghỉ ngơi khoảng từ một đến một tiếng rưỡi sau khi ăn (thay vì dắt chúng ra ngoài). Điều này giúp ngăn chặn vấn đề tiêu hóa do hoạt động thể chất.[12]
  5. Không cho chó con ăn quá nhiều. Bạn thường cho rằng thú cưng của mình ăn chưa đủ, hoặc cần ăn thêm để lớn nhanh. Tuy nhiên, việc cho ăn quá nhiều (kể cả việc ép chó con ăn thêm) có thể khiến chúng lớn quá nhanh và mắc bệnh xương khớp.[12] Bạn nên trao đổi với bác sĩ thú y nếu cho rằng cún con ăn chưa đủ.
    • Mặc dù túi thức ăn thường có chỉ dẫn cách thức cho cún con ăn, nhưng bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng thức ăn phù hợp để thúc đẩy sức khỏe và sự phát triển tối ưu của chó con.[12]
  6. Cho cún con ăn thức ăn vặt. Chúng rất thích được cho ăn thức ăn vặt. Ngoài ra, đây cũng là công cụ hữu ích trong việc huấn luyện chó con. Ngoài mục đích huấn luyện, bạn nên hạn chế lượng thức ăn vặt khoảng 10% trong tổng số calo hằng ngày.
    • Thức ăn rắn là phần thưởng lý tưởng dành cho cún con. Chúng có thể được thỏa mãn nhu cầu nhai gặm, vệ sinh răng, cũng như giải trí tiêu khiển.[12]

Lời khuyên[sửa]

  • Lần đầu gặp bạn sẽ yêu ngay chó con, nhưng chúng đòi hỏi nhiều nỗ lực và sự kiên nhẫn để trở thành thú cưng đáng yêu.
  • Sự yêu thương chó con được thể hiện thông qua việc đặt ra quy định và giới hạn công bằng cũng như kiên định dành cho chúng.[13]
  • Chó là loài vật thích hòa đồng, vì thế bạn nên dắt chúng theo mỗi khi rời khỏi nhà. Bạn và (thành viên trong gia đình) là “bầy đàn” mới của chó con, và chúng sẽ muốn dành thật nhiều thời gian cho gia đình của mình.[14]

Cảnh báo[sửa]

  • Chó con thường gặp phải tình trạng lo âu bị tách biệt. Nếu biện pháp cho chúng ngủ gần giường không mang lại hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y hoặc chuyên gia nghiên cứu hành vi động vật.
  • Việc cho cún con ăn quá nhiều có thể gây nên tình trạng phát triển bất thường cũng như vấn đề chỉnh hình khác.[12]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Bài cùng chủ đề[sửa]

chăm sóc thông thường ...

ngăn và chữa bệnh ...

chăm sóc và huấn luyện chuyên biệt ...

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.