Tiếp cận chó đi lạc

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Động vật đi lạc thường khá nguy hiểm, và bạn cần ghi nhớ rằng chúng có thể sợ hãi bạn. Nếu bạn vô tình làm con vật sợ, chúng có thể trở nên hung bạo. Để tiếp cận động vật đi lạc, bạn cần làm theo các bước sau đây. Con vật sẽ học cách tin tưởng bạn và có thể thuần chủng để làm thú cưng.

Các bước[sửa]

Tập trung sự chú ý của chó và tiếp cận[sửa]

  1. Lưu ý chó đang tỏ thái độ hung hăn. Những con này đang biểu hiện sự hung bạo thông qua ngôn ngữ cơ thể. Hành vi có thể bao gồm mắt mở to hơn bình thường, hở môi để lộ răng, tai hướng lên trên và phía trước, đuôi cứng đờ ve vẩy chậm rãi, lông ở phần lưng dựng đứng lên, và một số hành vi khác.[1] Lưu ý bất kỳ dấu hiệu gây hấn và không lại gần con chó đang tỏ vẻ hung hăn.
  2. Tránh tiếp xúc mắt quá lâu. Bạn nên nhìn về phía bên thay vì nhìn trừng trừng vào chó. Đây là dấu hiệu thống trị đối với loài vật này. Chúng xem đây là hành động thách thức và cho rằng bạn muốn đánh nhau.[2] Nói chung, bạn nên tránh tiếp xúc ánh mắt với chó vì lý do trên cũng như bạn có thể làm chúng sợ.
  3. Xem chừng chó có triệu chứng mắc bệnh dại. Đây là bệnh có thể ảnh hưởng đến toàn bộ động vật có vú, kể cả chó. Chó dại thường hay bồn chồn, e sợ, và hung bạo. Chúng có thể cắn hoặc táp bất kỳ thứ gì gặp được, chẳng hạn như con người, đống vật khác, hoặc thậm chí đồ vật vô giác. Bệnh dại lây truyền qua vết cắn của động vật bị nhiễm bệnh, và chó bị nhiễm bệnh có thể liếm hoặc nhai vết cắn bị nhiễm. Chó cũng có thể bị sốt và có thị giác, thính giác cũng như xúc giác rất nhạy cảm. Khi đó bạn nên tránh xa con vật này và gọi chuyên viên đến đưa chúng đi.[3]
    • Chó dại thường bị tê liệt hàm và/hoặc miệng, do đó chúng thường sủi bọt mép, một dấu hiệu phổ biến của bệnh dại.
    • Chó dại cũng thường mất phương hướng và bị co giật.
  4. Tập trung sự chú ý của con vật. Thông thường bạn có thể thu hút sự chú ý của chó đi lạc bằng cách phát ra âm thanh lách cách bằng lưỡi, hoặc nói chuyện nhẹ nhàng với chúng. Bạn không được làm chó giật mình hoặc sợ hãi, vì chúng sẽ trở nên đề phòng và có khả năng tấn công bạn.[4] Di chuyển từ tốn, giữ thái độ bình tĩnh, và dùng tông giọng nhẹ nhàng để không làm chó sợ hãi cũng như đảm bảo an toàn cho bản thân.
  5. Tiếp cận con vật thật chậm rãi. Sau khi thu hút sự chú ý của chó, bạn nên tiếp cận thật từ tốn bằng tư thế cúi người để hạ thấp chiều cao cơ thể. Kỹ thuật này giúp con vật bớt e sợ bạn hơn. Như đã nói ở trên, con vật càng ít sợ thì bạn càng có khả năng tiếp cận thành công một cách an toàn và hiệu quả.
    • Không nên ngồi xổm vì có thể khiến bạn khó chạy đi trong trường hợp con vật tấn công. Chỉ nên tiếp cận trong phạm vi từ 3-4 m.
  6. Cho phép con chó tiếp cận bạn. Sau khi lại gần, bạn nên để chú cún tự động tiếp cận bạn. Bạn có thể khuyến khích chúng tiến lại bằng cách gọi thật nhẹ nhàng[4] và đưa tay ra nếu chú cún tỏ ra quan tâm, chẳng hạn như vẫy đuôi. Nhẹ nhàng vỗ xuống đất phía trước mặt, hoặc đưa đồ ăn có mùi nồng như cá ngừ hoặc thức ăn đóng hộp để nhử chúng lại gần.[4]
    • Đưa tay ra úp lòng bàn tay xuống. Hành vi này ít gây sợ hãi cho động vật, cũng như hạn chế rủi ro con vật cắn vào ngón tay bạn.
    • Quan sát ngôn ngữ cơ thể của chó nếu chúng không tiến lại gần. Bạn có thể bước đi thật chậm về phía con vật nếu chúng tỏ vẻ thân thiện nhưng vẫn nhút nhát. Hết sức thận trọng vì chú cún có thể sợ hãi khi bạn tiến lại quá gần. Chúng có thể chạy đi, hoặc hiểu sự di chuyển theo nghĩa khác và tấn công, vì thế bạn nên cẩn thận.
  7. Giữ bình tĩnh và lùi lại thật chậm nếu con chó gầm gừ hoặc nhe nanh. Bạn không được chạy đi vì chúng sẽ xem đây là hành động đuổi bắt, hoặc tồi tệ hơn là kích động sự hung bạo.[2] Không nên quay lưng về phía con chó mà chỉ nên rút đi thật chậm.
    • Không nhìn vào mắt chó.
    • Di chuyển từ từ và nhẹ nhàng.

Để chó làm quen với bạn[sửa]

  1. Cho chó đánh hơi tay bạn. Cách này giúp chúng nhận diện mùi hương của bạn, và hành động giống như bắt tay ở người. Không nên di chuyển trong lúc chú cún đánh hơi bàn tay.
  2. Di chuyển tay sang bộ phận khác của con chó. Cho phép chúng hoàn tất việc đánh hơi bàn tay, sau đó từ từ di chuyển bàn tay lên vai của chúng. Không xoa đầu chú cún vì có thể làm chúng sợ hoặc cắn. Ghi nhớ rằng con vật không thích bị đụng chạm vào những chỗ đặc biệt, vì thế bạn nên thực hiện từ tốn và để con vật phản ứng đối với hành động của bạn liệu có phù hợp hay không, v.v...
  3. Kiểm tra thẻ. Chờ cho đến khi con vật cảm thấy thoải mái và đeo dây xích cho chúng hoặc đưa vào sân có hàng rào kín, sau đó kểm tra thẻ nhận dạng.[5] Nói chuyện nhẹ nhàng và di chuyển từ từ nhằm tránh làm cho chú cún sợ hãi hoặc giật mình. Nếu chó không có thẻ nhận dạng, bạn nên liên lạc trung tâm cứu hộ địa phương, bác sĩ thú y, hoặc trại động vật. Ngoài ra bạn có thể cân nhắc mang chó về nhà nếu chúng đồng ý đi cùng bạn hoặc có thái độ thân thiện.
  4. Kiểm tra cấy ghép vi mạch. Ngày nay chó thường cấy ghép vi mạch bao gồm số nhận dạng để tìm chủ nhân. Bạn có thể tìm đến bác sĩ thú y hoặc trung tâm cứu hộ có máy quét để phát hiện vi mạch. Nếu có thông tin của chủ nhân thì phải liên lạc được.[4] Nếu không, bạn có thể đăng mục tìm thấy chó đi lạc, đưa thông tin lên internet hoặc báo, hay xem xét nhận nuôi chú cún.

Lời khuyên[sửa]

  • Không nên dồn con vật vào một góc. Chúng sẽ cảm thấy bị ép vào đường cùng và không còn cách nào khác ngoài việc tấn công.
  • Ngay cả khi con vật xác định bạn không gây hại, điều này không có nghĩa là bạn có thể di chuyển đột ngột mà không làm chúng sợ. Lưu ý phải di chuyển thật chậm rãi.
  • Nếu không thể làm cho con vật tin tưởng, nhưng vẫn quan tâm đến cuộc sống hay sự an toàn của chúng, điều tốt nhận bạn có thể làm đó là liên lạc trại động vật địa phương. Họ sẽ tư vấn cho bạn cách có được niềm tin của con vật.
  • Thử áp dụng mệnh lệnh cơ bản để xem chú cún cón thể hiểu được hay không, ví dụ như ngồi, ở yên, v.v… Nếu chúng làm theo mệnh lệnh, điều này có nghĩa là trước đây con vật đã ở chung với người.
  • Nếu miệng chó sùi bọt mép, bạn nên tránh xa vì có thể chúng bị bệnh dại. Gọi điện cho cơ quan kiểm soát động vật ngay lập tức.
  • Không tiếp cận con chó đang tỏ ra hung hăn. Dấu hiệu hung hăn bao gồm lông đuôi dựng đứng, môi cong lại phát ra tiếng gầm gừ, đầu cuối xuống, đuôi cứng đờ và ve vẩy từ từ.
  • Hết sức cẩn thận khi cho chó đi lạc ăn.
  • Con vật lạ đang sợ hãi và có thể bị ốm hoặc bị thương có thể hành động khó lường. Chỉ cần di chuyển bất ngờ, thậm chí là mở cửa xe, cũng có thể khiến con chó sợ hãi và chạy lao đi, thậm chí là ngay trên đường cao tốc. Nếu con vật có vẻ hoặc hành động hung dữ, hay bạn cảm thấy không yên tâm, bạn nên ở yên trong xe.
  • Luôn kiên nhẫn vì chó cần thời gian để hiểu rằng bạn ở đây để giúp đỡ hoặc yêu thương và không gây tổn hại đến chúng! Lúc đầu chú cún sẽ không biết bạn muốn gì, do đó bạn nên thực hiện từng bước nhỏ thể hiện điều mình muốn và lý do tại sao ở đó.

Cảnh báo[sửa]

  • Bảo đảm con chó không bị bệnh và được tiêm ngừa đầy đủ bằng cách kiểm tra thẻ tiêm ngừa.
  • Bảo đảm rằng con chó không cắn bạn, nếu không bạn có thể mắc bệnh.
  • Hết sức cẩn thận khi tiếp cận động vật lạ. Nếu chúng đi lạc, có thể chúng không tiếp xúc với con người trong một thời gian, và sẽ không ngần ngại tấn công nếu cho rằng bạn là người gây hại.
  • Lưu ý cách tạo dựng niềm tin ở động vật vì bạn có thể rơi vào tình huống nguy hiểm.
  • Không để trẻ em lại gần con chó.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Bài cùng chủ đề[sửa]

chăm sóc thông thường ...

ngăn và chữa bệnh ...

chăm sóc và huấn luyện chuyên biệt ...

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.