Vệ sinh tai cho chó

Từ VLOS
(đổi hướng từ Vệ sinh Tai cho Chó)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Kiểm tra tai chó định kì hàng tuần là điều hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho thú cưng của bạn. Có lẽ bạn nghĩ mình không phải tự làm việc này nhưng điều này khá quan trọng đặc biệt là với giống chó cụp tai hoặc khi chó bị dị ứng. Nếu bạn quan sát tai của chúng thường xuyên, bạn sẽ thấy rằng việc vệ sinh là cần thiết. Vệ sinh tai cho một chú chó tại nhà rất đơn giản nếu như đôi tai của nó không bị nhiễm khuẩn hoặc tổn thương. Hãy dành sự chăm sóc thích hợp cho người bạn trung thành của mình bằng cách thường xuyên kiểm tra và vệ sinh tai cho chúng, dù là giống chó cụp tai hay những giống chó khác.

Các bước[sửa]

Kiểm tra Tai chó[sửa]

  1. Kiểm tra tổng quát tai cho chó. Cho chú chó ngồi hoặc đứng bên cạnh để bạn có thể quan sát phía trong tai dễ dàng. Nếu chỉ thấy bụi bẩn hoặc ráy tai thì bạn có thể bắt đầu tiến hành công việc vệ sinh.
    • Quan sát xem liệu có nước chảy ra từ rãnh tai (không màu, xám hay nâu), ráy tai có dày, bị phồng, ghẻ lở hoặc phát sinh vết thương nào không. Nếu thấy một trong những dấu hiệu trên thì đừng vệ sinh tai cho chó mà hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y để được tư vấn.
    • Bạn không thể thấy sâu bên trong ống tai của chó vì cấu trúc xoắn của phần đáy tai nơi tiếp xúc với phần đầu. Không nên vệ sinh quá sâu bên trong tai chúng nếu không có sự hướng dẫn từ bác sĩ. Đừng bao giờ sử dụng bông ráy tai để làm sạch phần rãnh tai vì nếu cho vật cứng và nhỏ vào sâu trong tai chó, bạn có thể làm nó bị thủng màng nhĩ.
  2. Quan sát xem có kí sinh trùng hay vật thể lạ trong tai của chúng hay không. Tai chó thường có một số vật thể không mong muốn vì chúng thường chạy trên bãi cỏ hoặc các khu vực nhiều cây cối nên hay bị vướng những thứ như hạt mầm, ngọn cây và cỏ vào tai. Khi thấy bất kì vật thể nào trong số đó, đầu tiên bạn cần (thật nhẹ nhàng) loại bỏ chúng rồi lau sạch tai cho chó cưng. Nếu làm như vậy không hiệu quả, bạn nên đưa chó của mình đến cơ sở thú y chuyên nghiệp.
    • Mạt, ve và bọ chét đều thích kí sinh ở những vị trí tương đối khuất bên trong và xung quanh tai của chó. Con mạt sẽ làm chó ngứa ngáy và có thể gây chảy mủ sệt, màu nâu ở phía trong lỗ tai. Bạn sẽ cần bác sĩ thú y để chẩn đoán và điều trị mạt tai chó. Còn về ve và bọ chét, chúng có thể bị tiêu diệt (và ngăn chặn) bởi nhiều loại hóa chất khác nhau mà bạn có thể dễ dàng mua được từ phòng khám của bác sĩ thú y.
  3. Kiểm tra tai chó có bị nhiễm trùng hay không.[1] Nhiễm trùng do nấm men làm cho tai chúng có mùi hôi, ngứa và tiết dịch màu nâu. Những bệnh về nấm như vậy cần thuốc đặc trị để sát trùng; chỉ vệ sinh mà không dùng thuốc không những không trị dứt được bệnh mà còn có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu thấy có bất kì triệu chứng nào như trên, hãy mang chú chó của bạn đến bác sĩ thú ý ngay.
  4. Quan sát những dấu hiệu nhiễm khuẩn ở phía ngoài của tai.[2] Nhiễm trùng tai do vi khuẩn có thể chuyển biến từ một vết nhiễm trùng nhẹ, dễ dàng trị dứt bằng thuốc sang nhiễm trùng nghiêm trọng và gây khó chịu cho chú chó của bạn. Bác sĩ thú y cần được biết để chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn tai sớm bởi vì khả năng xảy ra biến chứng nghiêm trọng là rất lớn.
  5. Cẩn thận với khối u trên tai chó, nhưng hãy nhớ rằng những triệu chứng này rất hiếm khi xảy ra. Đôi khi, bạn sẽ phát hiện những khối u lạ ở bên trong và xung quanh tai của chó, có thể do va chạm mạnh gây ra. Hầu hết các khối u hay bướu sưng do va chạm không gây ảnh hưởng gì nhiều nhưng chúng sẽ biến chuyển nghiêm trọng nếu như đó là u nang da, phản ứng với chấn thương hoặc bị bọ cắn.
    • Quan sát tại nhà thật cẩn thận. Sau một tuần, nếu chúng không biến mất, mà phát triển lớn hơn làm cho cún cưng không thoải mái thì hãy đến tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.

Vệ sinh Tai Chó[sửa]

  1. Mua dụng cụ vệ sinh tai chó hoặc tự làm bằng các vật dụng quen thuộc tại nhà. Dụng cụ vệ sinh tai cũng có thể sử dụng cho phần gần vành phía ngoài, bên dưới nắp tai chó. Các bước để làm sạch tai cho cún cưng tại nhà cũng tương tự như quy trình chuyên nghiệp.
    • Cho vài thìa dấm và lượng cồn tẩy rửa tương đương vào trong một cái bát sạch. Hãy chắc chắn rằng dung dịch đang ở nhiệt độ phòng trước khi sử dụng vì không ai thích để cho tai mình tiếp xúc với chất lỏng lạnh, kể cả chú chó. Hỗn hợp này an toàn để lau rửa trên các phần có thể nhìn thấy được bên trong tai chúng. KHÔNG sử dụng hỗn hợp này nếu bạn nghi ngờ tai chó bị nhiễm trùng và đừng nên đổ dung dịch vào trong ống tai của nó.
    • Có rất nhiều loại dụng cụ vệ sinh tai chó tốt và đa dụng trên thị trường. Tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y về loại bạn có thể mua tại địa phương. Bạn cũng có thể yêu cầu các cửa hàng vật nuôi địa phương cho thêm lời khuyên.
  2. Nhúng một miếng bông vào dung dịch cồn tẩy rửa. Vắt ráo miếng bông sao cho nó vẫn giữ được độ ẩm mà không bị nhiễu nước. Đối với chó nhỏ, bạn có thể sử dụng một nửa miếng bông.
    • Ngoài ra, bạn có thể quấn một miếng gạc quanh ngón tay trỏ của mình một cách vừa phải và nhúng nó vào dung dịch làm sạch. Miếng gạc không nên quá ướt. Nếu bạn vô tình để dung dịch thấm quá nhiều, hãy vắt nhẹ miếng gạc và tiếp tục làm sạch tai cho chó. Đây là một biện pháp thay thế bông ráy tai, tuy nhiên nó có thể làm cho chó của bạn không thoải mái đôi chút. Chỉ cần dùng ngón cái và ngón trỏ để cầm miếng gạc.
  3. Lau phía trong nắp tai chó một cách nhẹ nhàng. Loại bỏ tất cả bụi bẩn và các mảnh vụn mà bạn nhìn thấy. Nếu tai chó quá bẩn, có thể mất vài miếng bông mới làm sạch được. Cún cưng sẽ ngoan ngoãn miễn là bạn lau nhẹ nhàng và chỉ làm sạch phía ngoài của ống tai.
    • Hãy thực hiện một cách dịu dàng vì bạn có thể dễ dàng làm trầy da của chúng. Dấm và cồn còn sẽ gây đau rát khi da bị trầy.
    • Đảm bảo làm sạch các kẽ trong lỗ tai thật cẩn thận vì bụi bẩn và ráy tai có thể bám ở các khu vực này.
    • Làm sạch bên trong cả hai tai.
  4. Chỉ làm sạch hoàn toàn đôi tai của chó cưng khi có yêu cầu từ bác sĩ thú y. Nếu bạn nhận được lời khuyên này từ bác sĩ thú y thì thường là do tai chó bám đầy chất bẩn và ráy tai, cần dụng cụ vệ sinh để làm sạch (hoặc rửa tai) cho nó. Điều này sẽ loại bỏ phần lớn những lớp chất bẩn dày dính trên ống tai.
    • Để thực hiện, đặt đầu lọ chứa dung dịch làm sạch tai ngay tại phần đầu ống tai, bên dưới nắp tai. Bóp lọ để chất lỏng chảy vào trong tai chó. Chậm rãi kì và xoa tai cún (ngón cái ở một mặt, ngón trỏ ở mặt còn lại, thao tác thật nhẹ nhàng!) trong vòng 60 giây.
    • Sử dụng gạc hoặc bông để làm sạch lớp nhầy trong tai chó. Có khả năng bạn sẽ sử dụng rất nhiều bông nếu tai chó bám đầy chất bẩn.
  5. Để cho chú cún tự giũ sạch tai sau khi vệ sinh xong. Thông thường chó cưng của bạn sẽ lắc đầu của nó sau khi được vệ sinh tai. Hãy để nó giũ tai, nhưng bạn phải xoay mặt sang chỗ khác để không bị dính chất lỏng hoặc các mảnh vụn bẩn bắn vào mắt. Điều này sẽ giúp loại trừ bớt các dung dịch vệ sinh thừa còn sót lại.
    • Sau khi chó cưng giũ sạch chất lỏng còn sót lại trong tai, lau tai nó một lần nữa bằng gạc hoặc miếng bông. Trong lúc chú chó lắc đầu, sẽ có những chất bẩn văng ra từ ống tai và việc này sẽ giúp loại bỏ chúng.
  6. Vệ sinh tai cho chó của bạn thường xuyên. Kiểm tra và vệ sinh tai hàng tuần (nếu cần thiết) sẽ là một kế hoạch tuyệt vời để giúp cún cưng của bạn tránh khỏi những vấn đề về sức khỏe. Chất bẩn trong tai thường bám đầy khá nhanh và có thể dẫn đến nhiễm trùng, đặc biệt là với giống chó tai cụp.

Lời khuyên[sửa]

  • Tặng cho chú chó thứ gì đó sau khi vệ sinh tai sẽ giúp nó thư giãn và nhận ra rằng nếu mình ngoan ngoãn nằm im như vậy trong lần tới nó sẽ tiếp tục được thưởng.
  • Thời điểm tốt để làm sạch tai cho chó cưng là sau khi nó tắm xong. Các giải pháp vệ sinh giúp loại bỏ nước đọng lại trong tai của cún. Điều này được khuyến cáo vì nước có thể làm nhiễm trùng tai của nó.
  • Bác sĩ thú y có thể chỉ cho bạn cách phù hợp để vệ sinh tai vật cưng của mình. Nếu trước đây chó của bạn từng có vấn đề về tai thì bạn nên đặc biệt chú ý đến điều này.
  • Hãy cực kỳ chậm rãi và thận trọng, cún cưng có thể rùng mình trong lúc đang được làm sạch và bạn có thể làm nó bị tổn thương tai vĩnh viễn.

Cảnh báo[sửa]

  • Đừng bao giờ nhét tăm bông sâu vào trong ống tai chó! Điều này có thể gây tổn thương thính giác vĩnh viễn cho chú chó.
  • Đừng bao giờ dùng nước để vệ sinh tai chó, vì nước có thể chảy vào trong ống tai và gây nhiễm trùng.

Những thứ Bạn Cần[sửa]

  • Dụng cụ vệ sinh tai cho chó
  • Miếng bông và gạc

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. Kirk and Bistner’s Handbook of Veterinary Procedures and Emergency Treatment. Ford and Mazzaferro. Elsevier.
  2. The Merck Veterinary Manual. Overview of Otitis Externa.

Bài liên quan[sửa]

Bài cùng chủ đề[sửa]

chăm sóc thông thường ...

ngăn và chữa bệnh ...

chăm sóc và huấn luyện chuyên biệt ...

Liên kết đến đây