Cho chó làm quen với thỏ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Gần một nửa số người nuôi thú cưng đều có ít nhất một con chó. Có thể bạn cũng thuộc trong số đó, vậy nếu muốn nuôi thêm thỏ bạn sẽ làm gì? Để duy trì mối quan hệ tốt đẹp của vật nuôi, bạn nên học cách cho hai con làm quen với nhau. Bằng cách chọn giống thú cưng, huấn luyện phục tùng, và thực hiện từ tốn, vật nuôi của bạn sẽ luôn hòa thuận với nhau. Lưu ý rằng thỏ là loài vật bị săn đuổi và không có bản năng kết bạn với chó. Thỏ sẽ cảm thấy bị đe dọa và căng thẳng trước con chó, vì thế bạn nên chuẩn bị tinh thần tách riêng thỏ và chó mãi mãi nếu chúng không thể sống chung với nhau.

Các bước[sửa]

Lựa chọn thú cưng phù hợp[sửa]

  1. Nghiên cứu giống chó thân thiện với thỏ. Nếu nuôi thêm chú cún, bạn cần bảo đảm chúng yêu thích loài thỏ. Bạn không nên nuôi giống chó Retriever, Labrador và Terry vì đây là nhóm có thói quen săn bắt và lùng sục động vật chẳng hạn như chuột và thỏ. Những giống này được biết đến với bản năng săn mồi của mình.[1]
    • Giống chó chưa hẳn đã quyết định tính cách của chú cún. Bạn cần quan sát đặc điểm hành vi của chúng trước khi cho làm quen với thú cưng khác.
    • Những người lai giống chó có thể đưa ra ý kiến khác về giống chó phù hợp nuôi trong nhà có thỏ. Bạn cần lưu ý thông tin trái ngược nhau khi đưa chó về nhà.
  2. Chọn giống thỏ thân thiện với chó. Hiện nay giống thỏ khá đa dạng và cũng giống như chó, loài vật này cũng mang nhiều đặc điểm khác nhau. Bạn nên chọn con thỏ có tính cách hòa đồng với chó. Một số giống thỏ có bản tính hòa đồng bao gồm[2]:
    • Sussex
    • Dutch
    • Himalayan
    • Havana
    • Californian
  3. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y. Bạn cần trao đổi với bác sĩ thú y trước khi mang thú cưng mới về nhà. Bảo đảm rằng vật nuôi hiện tại khỏe mạnh và hành xử tốt. Động vật bị căng thẳng hoặc bị thương rất dễ trở nên hung hăn. Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra thú cưng và đưa ra hướng dẫn đặc biệt dành cho bạn có liên quan đến vật nuôi mới.

Chuẩn bị cho làm quen[sửa]

  1. Tiến hành huấn luyện phục tùng. Chú cún cần được huấn luyện bài bản và có khả năng phản ứng tốt với mệnh lệnh bằng lời nói. Chó phải nghe và đáp ứng mệnh lệnh của bạn. Bạn sẽ nắm quyền kiểm soát trong buổi gặp mặt này. Chú cún cần biết mệnh lệnh cơ bản như là ngồi, ở yên, và nằm xuống. Bạn có thể dạy thú cưng những lệnh đơn giản này:
    • Tham gia lớp huấn luyện phục tùng. Hầu hết bác sĩ thú y đều giới thiệu chuyên gia huấn luyện có trình độ. Một số cửa hàng vật nuôi thậm chí có tổ chức các lớp giao tiếp và phục tùng dành cho chó. Bạn và chú cún không chỉ học mệnh lệnh cần thiết, mà còn là cách gắn kết chặt chẽ. Chú cún sẽ lắng nghe và chú ý đến bạn nếu chúng thoải mái với việc xem bạn là chủ nhân và người nắm quyền. [3]
    • Huấn luyện mệnh lệnh cho chó. Nếu bạn và chú cún cần ôn lại nội dung huấn luyện chẳng hạn như ngồi, bạn nên huấn luyện cho thú cưng ở địa điểm tiện nghi như là ở nhà. [4] Huấn luyện những mệnh lệnh này giúp chú cún thích nghi với lời nói và sẽ lắng nghe bạn nhiều hơn. Nội dung mệnh lệnh cần phải phù hợp cho cả bạn lẫn thú cưng.
  2. Tìm vị trí trung lập. Bạn không nên để thú cưng có ý định xâm chiếm lãnh thổ ở khu vực huấn luyện. Ngoài ra bạn cũng nên chọn địa điểm có thể kiểm soát cả hai con vật. Khu vực huấn luyện có thể là phòng khách hoặc phòng gia đình. Bạn nên tránh những khu vực ăn uống hay nghỉ ngơi của thú cưng, vì chúng có thể có bản năng bảo vệ lãnh thổ của mình. [5]
    • Không nên tạo áp lực cho cả hai con vật. Vị trí trung lập giúp cho thú cưng không cảm thấy căng thẳng do tác động môi trường bên ngoài. Chỉ riêng việc gặp gỡ bạn mới cũng đủ áp lực rồi! Bảo đảm rằng chú cún không bị hạn chế bởi dây xích hoặc vòng cổ quá chặt.
    • Vị trí trung lập cũng giúp bạn thoải mái hơn. Bạn cần thư giãn trong khu vực này và có khả năng quan sát hoạt động tương tác. Chọn địa điểm mang lại sự thoải mái cho cả bạn lẫn thú cưng.
  3. Đưa thỏ vào môi trường an toàn, chẳng hạn như chuồng du lịch. Trong lần giới thiệu đầu tiên, bạn nên để thỏ ở nơi an toàn sao cho chúng không thể chạy thoát. Điều này cũng giúp bảo vệ thỏ nếu có chuyện bất ngờ xảy ra.
  4. Kiểm soát chú cún. Trong lần gặp đầu, bạn cần bảo đảm kiểm soát tốt thú cưng của mình. Chuyên gia khuyến cáo nên cho chó ngồi hoặc nằm xuống. Điều này giúp bạn quan sát vật nuôi chặt chẽ, cũng như là một cách để kiểm soát chúng.
  5. Nhờ giúp đỡ. Nhờ người thân hoặc bạn bè hỗ trợ bằng cách giữ cố định con thỏ hoặc con chó. Bạn cần giám sát tối đa và có thêm người để tận dụng sự hỗ trợ. [6].

Cho thú cưng làm quen với nhau[sửa]

  1. Cho vật nuôi tiếp xúc chậm rãi. Không nên di chuyển đột ngột hay ném hai con vật vào nhau quá nhanh. Bạn nên mang một con vào phòng có sẵn con kia để chúng đánh hơi mùi của nhau. [7]
    • Cho thú cưng thời gian để làm quen với nhau. Bạn không nên thúc ép và làm chúng sợ.
    • Cho làm quen từ từ với thái độ tích cực. Bạn nên khuyến khích thú cưng bằng những từ như là: "Ngoan lắm, " hoặc "Nhẹ thôi." Thú cưng sẽ lắng nghe và đáp lại lời nói dứt khoát và nhẹ nhàng của bạn.
  2. Đưa thú cưng lại gần. Bước tiếp theo trong đó là cho hai con vật lại gần nhau. Bạn nên để con thỏ tiếp cận chú cún. Điều này không những tránh kích thích bản năng chạy của thỏ mà còn bản năng săn mồi của chó[1]
    • Lưu ý ngôn ngữ cơ thể trong lúc gặp mặt. Nếu thỏ đá chân, khó thở, hoặc cố gắng trốn thoát, bạn nên đưa chó ra khỏi phòng và trấn an tinh thần cho thỏ. Ngoài ra nêu lưu ý rằng thỏ đang căng thẳng có thể ngồi chồm hổm sát mặt đất và cố gắng 'giả chết.' Nếu thỏ không chạy đi, điều này không có nghĩa là chúng chấp nhận sự hiện diện của chú cún. Có thể con thỏ quá sợ hãi và không thể di chuyển.
    • Nếu chú cún quá kích động, bạn nên xoa dịu tinh thần cho chúng bằng cách yêu cầu ngồi yên vài phút để lấy lại tinh thần.
  3. Quan sát thú cưng chặt chẽ. Bất kể trường hợp nào, bạn không nên để hai con ở với nhau trong những lần gặp đầu. Cho dù chúng có vẻ hòa hợp, bạn vẫn nên hết sức đề phòng.
    • Bảo đảm rằng mỗi con vật có tâm trạng tốt khi gặp gỡ nhau. Động vật cũng có thể không vui như con người. Bạn không nên cho chúng tiếp xúc khi một con đang bệnh hoặc căng thẳng.
  4. Gặp gỡ trong thời gian ngắn. Tiếp xúc quá lâu có thể khiến cho vật nuôi kích động. Chúng có thể vô tình làm hại nhau. Bạn cần theo dõi mức độ cảm xúc của hai con; khi một bên có dấu hiệu căng thẳng, bạn nên ngừng cuộc gặp tại đây.

Theo dõi tương tác[sửa]

  1. Thực hành thường xuyên. Thú cưng có thể chưa làm quen với nhau ngay lập tức và đây là điều hoàn toàn bình thường. Bạn nên cho chúng làm quen thường xuyên. Cuối cùng, hai con vật sẽ thích nghi với việc nhìn thấy và biết nhau thông qua khứu giác.
  2. Luôn chú ý đến vật nuôi. Cũng giống như trẻ em, bạn không nên bỏ mặc thú cưng của mình! Bất ngờ có thể xảy ra làm kích hoạt bản năng hung hăn ở chó. Có thể âm thanh lớn làm thỏ sợ hãi. Bạn cần giám sát vật nuôi nhằm đảm bảo an toàn cho chúng. [5]
  3. Tách riêng khu vực ăn uống. Động vật có bản tính bảo vệ lãnh thổ của mình trong lúc ăn uống hoặc gần chỗ ăn. Bạn nên cho từng con ăn ở mỗi căn phòng khác nhau. Nếu bất kỳ con nào tỏ ra hung hăn khi đang ăn, bạn nên cho ăn vào lúc khác. [8]
    • Những khu vực lãnh thổ khác bao gồm chỗ ngủ hoặc đi vệ sinh của thú cưng. Bạn nên lưu ý cẩn thận khi chó và thỏ tiếp cận nhau gần những địa điểm này.
    • Thú cưng có khả năng thực hiện hành vi bảo vệ lãnh thổ khỏi chủ nhân của mình. Chúng có thể gào lên vì ganh tị do bạn chú ý đến con kia hơn. Bạn nên quan tâm cả hai thật nhiều để vật nuôi không sử dụng bản năng bảo vệ của chúng.
  4. Kiên nhẫn. Kết bạn mới không phải là điều dễ dàng! Bạn cần cho thú cưng thời gian để làm quen với chủ nhân, nhà mới, và vật nuôi khác.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Bài cùng chủ đề[sửa]

chăm sóc thông thường ...

ngăn và chữa bệnh ...

chăm sóc và huấn luyện chuyên biệt ...

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.