Dưỡng bóng lông cho chó

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Một trong những chỉ tiêu đánh giá sức khỏe tổng thể của chó là bộ lông. Lông xỉn màu hoặc tổn thương có thể chứng minh chó đang mắc bệnh, ít được chải chuốt hoặc nhiễm kí sinh trùng. Nếu xác định chó không mắc bất kỳ một bệnh nào gây ảnh hưởng đến bộ lông, việc đánh bóng lông chó sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Các bước[sửa]

Cải thiện lông chó[sửa]

  1. Cung cấp cho chó chế độ ăn cân bằng và khỏe mạnh. Nên mua các thực phẩm cân bằng về hàm lượng dinh dưỡng cho chó. Bạn có thể xin bác sĩ thú y giới thiệu sản phẩm và liều lượng thích hợp cho chó. Chế độ ăn giàu dưỡng chất rất quan trọng để duy trì sức khỏe và bộ lông của chó.
    • Nếu muốn tự làm thức ăn cho chó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về cách cân bằng khoáng chất và vitamin trong chế độ ăn. Tự làm thức ăn cho chó tại nhà có thể xác định chắc chắn những gì bạn đang cho chó ăn.[1]
  2. Cho chó dùng thực phẩm chức năng bổ sung axit béo omega. Bạn có thể tìm mua thực phẩm bổ sung omega-6 hay cho thêm dầu cây rum hoặc dầu hướng dương vào thực phẩm của chó. Nếu chọn cách thêm dầu, mỗi ngày bạn có thể cho vào thực phẩm 1 thìa cà phê đối với chó nhỏ hoặc 1 thìa đối với chó lớn. Tránh cho chó dùng dầu quá nhiều vì chó có thể bị tiêu chảy. Bạn cũng có thể bổ sung axit béo omega-3 để giúp chó chống viêm. Axit béo omega-3 có nhiều trong dầu hạt lanh và cá. Dù có cho chó dùng thực phẩm chức năng nào, bạn cũng nên áp dụng đúng liều lượng ghi trên bao bì sản phẩm.
    • Axit béo omega có thể giảm ngứa da nếu chó bị dị ứng vì đây là axit béo có tác dụng kháng viêm tự nhiên.
    • Axit béo omega còn có tác dụng nuôi dưỡng các tế bào đang phát triển ở lớp da trong cùng của chó. Các tế bào này phải mất đến 28 ngày mới có thể di chuyển ra bên ngoài để tạo thành lớp da mới cho chó. Vì vậy, bạn không nên ngưng cho chó sử dụng axit béo trước khoảng thời gian này.[2]
  3. Chải lông cho chó thường xuyên. Cứ cách vài ngày, bạn nên chải lông cho chó một lần, bất kể lông chó dài hay ngắn. Bạn có thể dùng lược hoặc bàn chải để gỡ rối cũng như loại bỏ gàu và da chết. Nên tìm công cụ chải phù hợp với lông chó nhất. Bạn nên dùng bàn chải chải sâu tận chân lông chó để dầu tự nhiên được trải đều khắp lông và sử dụng lược để gỡ rối.[3]
    • Chải lông còn giúp tăng cường oxy đến da chó, nhờ đó giúp cải thiện tình trạng lông cũng như sức khỏe của chó.
    • Bạn có thể chà một miếng da khô lên lông chó để tăng cường độ sáng bóng cho lông.
  4. Tắm cho chó bằng dầu gội thích hợp. Để tránh làm lông chó mất đi lớp dầu tự nhiên và trở nên khô, bạn không nên dùng dầu gội để tắm cho chó quá 1 lần mỗi tháng. Nên chọn dầu gội dành riêng cho chó và thích hợp với độ nhạy cảm của da và lông chó. Ví dụ, nếu chó gãi nhiều, bạn có thể chọn dầu gội nhạy cảm hoặc làm từ bột yến mạch vì bột yến mạch có thể giảm ngứa tự nhiên. [4]
    • Nếu chó thích lăn lộn trong bùn đất và cần được tắm rửa thường xuyên, bạn nên chọn dầu gội nhẹ nhàng và có tác dụng dưỡng ẩm nhất.
    • Cần dội nước sạch lông chó. Cặn dầu gội hoặc dầu xả còn lại trên lông có thể gây kích ứng da, khiến lông chó xỉn màu và mất đi sức sống.
  5. Kiểm tra ký sinh trùng. Bạn nên quan sát kỹ lông chó để tìm các ký sinh trùng ảnh hưởng đến lông và sức khỏe tổng thể của chó như bọ chét hoặc ve. Ve chó thường lớn và chậm chạp hơn bọ chét nên dễ phát hiện hơn. Để kiểm tra bọ chét, bạn có thể dùng ngón tay lật ngược lông ở một số vị trí trên cơ thể chó (như phía sau tai, dưới lưng, gần đuôi và trên bụng). Tìm những điểm đen nhỏ giống như đầu đinh ghim, tập trung thành từng đám và được gọi là cụm bọ chét.
    • Nên đưa chó đến phòng khám thú y để xét nghiệm giun sán hoặc kí sinh trùng bên trong. Chúng có thể hấp thụ hết chất dinh dưỡng của chó và gây ảnh hưởng đến bộ lông. Bác sĩ thú y có thể kiểm tra mẫu phân và kê đơn thuốc điều trị kí sinh trùng bên trong.
    • Có một loại kí sinh trùng (Cheyletiella) có tên là “gàu biết đi” vì trông chúng rất giống mảnh gàu lớn và có thể di chuyển nếu bạn quan sát cẩn thận. Bác sĩ thú y có thể kiểm tra bọ chó Cheyletiella và khuyên bạn phun thuốc lên lông chó 2 tuần 1 lần trong 2-3 đợt điều trị. [5]

Xác định các vấn đề về da và sức khỏe[sửa]

  1. Xác định dấu hiệu không khỏe ở chó. Nếu bị ốm hoặc cảm thấy buồn nôn, chó có thể ngưng chuốt lông. Chó không liếm lông sẽ trở nên bẩn thỉu và nhếch nhác và đây chính là dấu hiệu bị bệnh bạn cần báo cho bác sĩ thú y biết. Thông báo cho bác sĩ thú y nếu nhận thấy những dấu hiệu sau ở chó:[6]
    • Chán ăn
    • Khát nước thường xuyên
    • Nôn mửa
    • Tiêu chảy hoặc phân mềm
    • Hơi thở có mùi
    • Tai có mùi
    • Đi khập khiễng
    • Khó thở
  2. Kiểm tra dấu hiệu đau răng. Đau răng là nguyên nhân khó ăn ở chó. Kết quả là chó sẽ trông nhếch nhác hơn và làm rơi thức ăn lên lông. Để kiểm tra dấu hiệu đau răng, bạn có thể lật môi chó lên để nhìn răng và nướu. Răng trắng và nướu hồng chứng tỏ hàm răng của chó khỏe mạnh bình thường. Nếu răng phủ đầy bột tartar (mảng trắng tích tụ), bị lung lay hay nướu bị viêm và chảy máu, bạn cần đưa chó đi khám bác sĩ thú y.[7]
    • Bạn cũng có thể nhận thấy hơi thở chó có mùi hôi và thói quen ăn uống của chó trở nên nhếch nhác. Nếu răng bị tổn thương, chó sẽ nhả thức ăn ra vì không nhai được. Ăn uống nhếch nhác sẽ khiến lông chó trở nên bẩn thỉu.
  3. Xác định dấu hiệu viêm khớp. Viêm khớp là nguyên nhân gây cứng và đau khớp. Nếu khớp cứng và đau, chó rất khó để tự chuốt lông cho mình. Chó bị viêm khớp thường đi lại cứng nhắc và gặp khó khăn khi lên xuống cầu thang hoặc nhảy lên xe. Bạn cần đưa chó đến phòng khám thú y để điều trị đau do viêm khớp.[7]
    • Bên cạnh đó, bạn cũng nên giúp chó chải lông khi chó bị viêm khớp. Nên chú ý vào những vị trí chó khó với tới trên lông.
  4. Kiểm tra dấu hiệu lông nhờn và da tróc vảy. Bạn nên chú ý hiện tượng da chó tróc vảy và có gàu hoặc lông chó trở nên bóng nhờn. Chó có thể đang bị tăng tiết bã nhờn – tình trạng da tiết quá nhiều dầu. Tăng tiết bã nhờn có thể gây bong tróc da hoặc gàu. Bác sĩ thú y cần xác định nguyên nhân gây ra nhờn hoặc tróc da để khuyến nghị phương pháp điều trị.[2]
    • Bác sĩ thú y có thể khuyên bạn cho chó dùng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin A hoặc kẽm để điều trị các vấn đề về da.[2]

Lời khuyên[sửa]

  • Dầu hạt lanh và dầu cá rất giàu omega 6. Tuy nhiên, dầu cá thường có mùi "cá tanh" nên có thể bạn sẽ không muốn lựa chọn sản phẩm này để tránh làm hơi thở chó có mùi hôi.
  • Cảnh giác với thuốc điều trị không kê đơn nếu nghi ngờ chó bị kí sinh trùng bên trong. Thuốc bạn mua có thể gây độc cho chó.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Bài cùng chủ đề[sửa]

chăm sóc thông thường ...

ngăn và chữa bệnh ...

chăm sóc và huấn luyện chuyên biệt ...

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.