Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giữ ấm cho chó vào mùa đông
Từ VLOS
Chú cún nhà bạn có run rẩy khi chỉ vừa mới ra ngoài được vài phút hay chúng thích vui đùa trong tuyết? Trong những tháng ngày đông lạnh, loài chó cũng cảm thấy lạnh như con người, đặc biệt khi giống chó này không có khả năng chịu lạnh. Tuy nhiên, một số loài chó khác có bản năng chịu lạnh tốt hơn so với con người. Để giữ ấm cho chú cún vào mùa đông, bạn cần nắm rõ nguồn gốc và sức khỏe của chúng, cũng như lưu ý rằng phải dành thời gian bảo vệ cho thú cưng trong tiết trời giá buốt.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chăm sóc chó trong mùa lạnh[sửa]
- Vệ sinh cho chó đúng cách. Không nên tỉa, cạo, hoặc cắt lông chó vì bộ lông có chức năng giữ ấm cho cơ thể. Bạn cần tuân thủ nguyên tắc vệ sinh phù hợp, chải lông và gỡ rối kỹ lưỡng trong mùa đông, vì sợi lông rối xù không đủ khả năng bảo vệ cơ thể khỏi tuyết và mưa lạnh, cũng như không cách nhiệt hiệu quả.[1] Vệ sinh phù hợp giúp ngăn chặn tình trạng gàu ở chó trong mùa đông khô hanh nếu thú cưng của bạn gặp phải vấn đề này.
-
Tắm
cho
chó
trong
nhà.
Chú
cún
phải
hoàn
toàn
khô
ráo
trước
khi
ra
ngoài.
Nên
tắm
ít
cho
thú
cưng
vào
mùa
đông,
hoặc
thậm
chí
là
bỏ
qua
thủ
tục
vệ
sinh
này.
Bạn
nên
lưu
ý
rằng
vào
mùa
lạnh
lông
chó
rất
lâu
khô.
Điều
này
giúp
chúng
tránh
được
tình
trạng
cảm
lạnh
nghiêm
trọng.
- Nếu cần thiết, bạn nên tắm nhanh cho chó bằng nước ấm và lau khô thật nhanh. Không tắm bằng nước lạnh vì sẽ khiến cho thú cưng bị run lạnh, và nhiệt độ thấp sẽ làm cho cơ thể chú cún khó ấm lại.
-
Tỉa
phần
lông
xung
quanh
đệm
thịt
ở
chân.
Điều
này
giúp
ngăn
ngừa
đá
và
tuyết
tích
tụ
giữa
kẻ
chân.[2]
Sau
khi
đi
dạo
ngoài
trời,
bạn
nên
kiểm
tra
lòng
bàn
chân
của
chú
cún
để
loại
bỏ
vết
nứt,
xước,
và
dị
vật.
Nếu
có
thể,
bạn
nên
bảo
vệ
lòng
bàn
chân
của
chúng
bằng
cách
thoa
vaseline
hoặc
E45
để
dưỡng
ẩm,
nhưng
vẫn
phải
cẩn
thận
vết
chân
dính
quanh
sàn
nhà!
- Nếu chó không mang giày, bạn nên lau sạch muối và hóa chất làm tan chảy tuyết sau mỗi lần đi dạo; hóa chất có thể độc hại và muối sẽ gây kích ứng.
-
Không
cho
chó
ăn
quá
nhiều.
Chú
cún
cần
ăn
thường
xuyên
và
chất
lượng
trong
mùa
lạnh
để
tích
trữ
năng
lượng
và
thân
nhiệt.
Tuy
nhiên,
chó
nhà
thường
không
cần
ăn
nhiều
trong
mùa
đông.
Nếu
không
chúng
sẽ
bị
thừa
cân.
- Bạn chỉ cho chó ăn nhiều nếu chúng sống ngoài trời và hoạt động nhiều trong mùa đông. Trao đổi với bác sĩ thú y về nhu cầu năng lượng cụ thể của chú cún.
- Luôn cung cấp đủ nước sạch, không đóng băng cho chó ở trong và bên ngoài nhà. Bạn có thể mua loại bát giữ nhiệt để dùng ở ngoài trời.
Duy trì sức khỏe cho chó vào mùa đông[sửa]
- Phòng ngừa bệnh mùa đông ở chó. Cũng như con người, loài chó cũng có thể mắc bệnh trong tiết trời rét buốt, đặc biệt là cảm lạnh hoặc do điều kiện thời tiết gây nên. Một số bệnh phổ biến bao gồm viêm đường hô hấp trong khí hậu ẩm ướt, hoại tử vì tê cóng, và hấp thụ chất độc.
- Giữ ấm và khô ráo cho chó. Điều này giúp phòng ngừa viêm đường hô hấp, chẳng hạn như ho cũi (giống bệnh cảm lạnh ở người). Nếu chú cún bị viêm đường hô hấp, bạn nên đưa chúng đi khám bác sĩ thú y ngay lập tức. Lưu ý rằng nếu trong nhà nuôi nhiều chó, chẳng hạn như nuôi trong cũi, bệnh có thể lây lan nhanh hơn.[3]
-
Hoại
tử
vì
tê
cóng
có
thể
là
vấn
đề
ở
một
số
loài
chó,
đặc
biệt
là
giống
chó
không
lông.
Kiểm
tra
phần
đầu
tai
và
đuôi.
Nếu
những
bộ
phận
này
bị
lạnh,
có
màu
trắng,
đỏ
hoặc
xám,
và/hoặc
khô
và
cứng,
có
thể
đây
là
dấu
hiệu
hoại
tử.[4][2]
- Nếu nghi ngờ dấu hiệu hoại tử, bạn nên dùng chăn hoặc khăn bọc kín tứ chi của chó để giữ ấm từ từ rồi mang đến bác sĩ thú y ngay lập tức.[2]
-
Cất
giữ
hóa
chất
độc
hại
dùng
trong
mùa
lạnh
xa
tầm
với
của
chó.
Chất
chống
đông
có
vị
ngọt
bất
thường
đối
với
chó
và
chúng
sẽ
liếm
phải
nếu
tiếp
cận
được.
Chỉ
cần
bốn
thìa
trà
có
thể
cướp
đi
sinh
mạng
của
chú
cún
nặng
dưới
5
kg.[5]
- Nếu chó nuốt phải chất chống đông, bạn cần đưa chúng đi khám bác sĩ thú y ngay lập tức vì cần phải điều trị trong vòng vài tiếng đồng hồ để cứu chữa cho thú cưng.
- Chất độc khác sử dụng trong mùa đông đó là bẫy chuột. dùng với lượng lớn vì con người ở gần nhau trong mùa đông. Bảo quản tất cả hóa chất độc hại tránh xa tầm với của chó và thú cưng khác, cũng như dọn sạch chất lỏng rỉ ra ngoài ngay lập tức.
- Lưu ý tình trạng bệnh hiện tại của chó. Viêm khớp và viêm khớp xương mạn tính có thể trở nên nghiêm trọng trong mùa lạnh. Trao đổi với bác sĩ thú y về thuốc men, phương pháp điều trị, và cách để bảo đảm sức khỏe và thân nhiệt cho thú cưng bị viêm khớp trong thời tiết lạnh.
-
Đi
dạo
quãng
ngắn
trong
tình
trạng
thời
tiết
khắc
nghiệt.
Không
nên
dắt
chó
đi
dạo
với
quãng
đường
giống
như
trong
thời
tiết
ấm
áp.
Đi
dạo
quãng
ngắn
vẫn
đáp
ứng
đủ
nhu
cầu
rèn
luyện
và
khuây
khỏa
mà
không
làm
cho
chú
cún
(và
bạn)
bị
lạnh.
- Ngay cả khi ở trong nhà bạn vẫn nên rèn luyện thân thể. Chơi trò chơi trong nhà với chú cún, chẳng hạn như ném đĩa, kéo co, giấu đồ chơi, và nếu có thể bạn nên cho phép thú cưng chạy nhảy quanh nhà. Khuyến khích chó chạy lên xuống cầu thang để rèn luyện sự nhanh nhẹn. Lưu ý rằng nếu chú cún gặp vấn đề xương khớp hoặc phần hông, chúng không thể chạy được, do đó chỉ nên cho phép chúng đi bộ lên xuống cầu thang.
-
Lưu
ý
rằng
tảng
đá
dễ
gây
trượt
cho
chó
và
người.
Trượt
trên
băng
có
thể
gây
áp
lực
và
bong
gân,
vì
thế
bạn
không
nên
khuyến
khích
chú
cún
chơi
đùa
trên
tảng
băng,
đặc
biệt
là
những
trò
chơi
chẳng
hạn
như
ném
đĩa.
- Giữ chó tránh xa hồ nước đóng băng. Lớp băng có vẻ chắc chắn, nhưng nếu chó rơi xuống có thể bị chết đuối. Thật không may là người cứu vật nuôi của họ cũng bị chết đuối. Do vậy cho dù khó khăn như thế nào bạn cũng không nên cố gắng cứu chú cún của mình.
- Đeo dây xích cho chó khi đi dạo trong thời tiết lạnh. Nếu có sự cố xảy ra, chẳng hạn như bão tuyết, hoặc tảng băng trôi xuất hiện bất ngờ, hay trong trường hợp chó rơi xuống hồ, bạn sẽ không thể cứu chú cún của mình. Luôn mang theo điện thoại đầy pin trong trường hợp bạn hoặc thú cưng gặp sự cố để gọi giúp đỡ.
Chuẩn bị nơi trú ẩn cho chó sống ngoài trời vào mùa đông[sửa]
-
Tìm
hiểu
tính
nhạy
cảm
đối
với
thời
tiết
lạnh
của
chó.
Một
số
giống
chó
không
có
khả
năng
chịu
lạnh,
trong
khi
những
con
khác
thích
nghi
tốt
với
thời
tiết
giá
rét.
Chó
không
chịu
lạnh
được
cần
phải
ở
trong
nhà.
Tuy
nhiên,
ngay
cả
giống
chó
thích
nghi
với
khí
hậu
lạnh
vẫn
cần
được
sưởi
ấm
và
nơi
trú
ẩn
để
tồn
tại
giống
như
chó
sinh
sống
ở
ngoài
trời.
- Các giống chó chịu lạnh tốt bao gồm Alaska Malamute, Siberian Husky và Chow Chow.[6]
- Giống chó thích nghi kém với thời tiết lạnh bao gồm Doberman, chó nhỏ, chó lông ngắn hoặc không có lông, và Greyhound (chó săn thỏ). Ngoài ra chó bị cạo hoặc tỉa lông nhiều cũng thuộc nhóm này vì bộ lông có chức năng giữ thân nhiệt cho chúng.
-
Chuẩn
bị
nơi
trú
ẩn.
Tốt
nhất
chó
nên
ở
trong
nhà
trong
mùa
đông,
chỉ
đi
ra
ngoài
để
tập
luyện
và
giải
quyết
nỗi
buồn.
Điều
này
giúp
bảo
đảm
rằng
chó
không
bị
lạnh
trong
lúc
bạn
vắng
nhà
hoặc
đang
ngủ.
Chó
con
không
nên
ở
ngoài
trời
vì
chúng
không
có
khả
năng
tự
giữ
ấm
cơ
thể
như
chó
trưởng
thành.
- Nếu nuôi chó sống ngoài trời (chẳng hạn như chó kéo xe trượt tuyết), bạn cần chuẩn bị chỗ ở và ổ nệm bên trong. Trải rơm tươi để tạo lớp cách nhiệt với nền đất lạnh bên trong nơi trú ẩn của chó.[7] Thay rơm mới thường xuyên.
- Chỗ ở cho chó sinh sống ngoài trời cần có mái che dốc, cách nhiệt và sưởi ấm, đặc biệt ở những vùng thời tiết rất lạnh.[8] Khi trời mưa, phần cửa ra vào cần được che chắn để mưa không tạt vào trong nhà.
-
Bảo
đảm
chỗ
ở
cách
nhiệt
tốt.
Khi
chuẩn
bị
nơi
trú
ẩn
ngoài
trời,
bạn
cần
dựng
sàn
giả
cách
nền
đất
từ
10
đến
15
cm.
Trải
vật
liệu
cách
nhiệt
như
là
rơm
hoặc
bọc
bong
bóng
dưới
khoảng
trống
để
hơi
lạnh
không
bốc
lên
trên.
Bạn
có
thể
đặt
chai
nước
nóng
dưới
sàn
giả
để
cung
cấp
nhiệt
trong
ngày
lạnh
khắc
nghiệt.
- Ở mặt trên của sàn giả, bạn nên chuẩn bị ổ nệm cho chú cún. Ngoài chăn nệm ra, bạn nên trải thêm lớp rơm dày lên trên sàn. Trải rơm dày ít nhất 15 cm, lót xung quanh tường, và trải thêm lớp rơm mỏng để chó có thể cuốn quanh và làm ổ để rúc vào. Điều này giúp giữ nhiệt tứ chi của chó và hạn chế gió thổi vào.
- Lưu ý rằng nếu bạn cảm thấy nhiệt độ buổi tối quá lạnh, thì chỗ ở dành cho chó cũng không đủ ấm.
- Che chắn gió không lùa vào chỗ ở. Gió là tác nhân tăng cường điều kiện thời tiết lạnh. Bạn cần bảo vệ kỹ càng cho chú cún sinh sống ở ngoài trời. Nếu chúng ở trong cũi, bạn nên lắp thêm cổng vòm ở cửa ra vào để giảm bớt gió thổi vào trong cũi. Xác định hướng gió thổi và xoay cửa về phía đối diện. Sau đó bạn có thể cách nhiệt xung quanh cũi, đặc biệt là ở phần gió thổi vào để hạn chế thoát nhiệt. Để xác định mức độ ảnh hưởng của gió lạnh, bạn có thể tìm hiểu trên trang web khí tượng.[9]
- Đưa toàn bộ đàn chó sống ngoài trời vào trong nhà nếu thời tiết trở nên khắc nghiệt kéo dài; nhà kho cũng có thể ấm hơn chỗ trú ẩn ngoài trời của chó. Ghi nhớ rằng càng cách nhiệt nhiều lớp, chỗ ở sẽ càng ấm hơn. Cân nhắc dùng chăn lông vịt che kín nơi trú ẩn và sau đó trải thêm vải nhựa lên để tăng cường bảo vệ.
- Kiểm tra cũi hằng ngày để đảm bảo khô thoáng và không bị hở gió. Lạnh ẩm mang lại nhiều rủi ro hơn lạnh khô. Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra ổ nằm đủ ấm và khô ráo. Chó nằm lên nệm bẩn sẽ bị ốm và viêm da.
Giữ ấm cho chó ở ngoài trời trong mùa đông[sửa]
-
Giữ
ấm
cho
ổ
nằm
và
đặt
ở
vị
trí
phù
hợp.
Ổ
nằm
đóng
vai
trò
quan
trọng
trong
việc
giữ
ấm
cho
có
trong
suốt
mùa
đông.
Nếu
chó
nằm
trên
nền
đất
hoặc
vị
trí
khác
có
khe
hở,
bạn
nên
trải
nệm
lên
trên
sàn.
Thực
hiện
bằng
cách
đặt
ổ
nệm
dưới
nền
thấp,
nâng
lên
vài
cm
cách
khỏi
mặt
đất.
Mục
đích
là
để
ngăn
thoát
nhiệt
khi
tiếp
xúc
với
nền
đất.
- Chế tạo sàn nhà bằng cách đặt một phiến gỗ ép lên vài quyển sách hoặc viên gạch.
- Chuẩn bị ổ nằm bằng cách lồng nệm, chăn, và quần áo cũ để giữ ấm.
-
Cung
cấp
nhiệt
vào
những
đêm
giá
lạnh.
Điều
này
đặc
biệt
quan
trọng
đối
với
chó
già
và
bị
viêm
khớp.
Cân
nhắc
sử
dụng
ổ
nệm
sưởi
ấm
dành
cho
chó
hoặc
chai
nước
nóng.[10]
Một
khi
chó
cảm
thấy
thoải
mái
với
ổ
nệm
ấp
áp,
chúng
sẽ
chấp
nhận
và
thậm
chí
là
muốn
chui
vào
đó
vào
ban
đêm.[11]
- Chó già thường bị cứng khớp xương trong mùa lạnh. Bạn nên giữ ấm phần khớp để chúng cảm thấy dễ chịu, hoặc đắp chăn dày sau khi chú cún đi ngủ.
- Nếu chú cún đã qua giai đoạn nhai nghiến đồ vật, bạn có thể dùng túi hạt anh đào và hâm nóng để giữ ấm cho khớp xương. Làm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, làm nóng túi chườm và đặt lên phần khớp cứng hoặc sưng của chó, rồi đắp chăn ấm cho chúng để cảm thấy thoải mái hơn.[11]
- Hiện nay có nhiều loại chăn điện hoặc miếng đệm nóng, và một loại đệm mới đang được nghiên cứu đó là chăn dành cho thú con. Chúng có chức năng giữ ấm cho chó con và cung cấp nhiệt vừa đủ an toàn để tiếp xúc trong thời gian dài. Khi chọn đệm nóng, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn để xem thú cưng có thể nằm trực tiếp lên đệm mà không bị bỏng hay không. Một số loại đệm thiết kế dùng cho động vật không đảm bảo an toàn khi nằm trực tiếp và cần phải trang bị thêm một lớp chắn để tránh bị bỏng.[11]
- Dọn dẹp và thay ổ thường xuyên. Cách này giúp ngăn chặn bọ chét, vi sinh vật, và đất bẩn. Điều này đặc biệt quan trọng trong mùa đông, khi côn trùng tìm đến nơi trú ẩn ấm áp.
-
Sử
dụng
quần
áo
đặc
biệt
dành
cho
chó
trong
một
số
trường
hợp
cụ
thể.
Loại
quần
áo
này
giúp
chú
cún
cảm
thấy
ấm
áp
trong
mùa
đông
giá
lạnh.
Chúng
đặc
biệt
phù
hợp
với
giống
chó
nhỏ,
chó
không
có
lông
dài
(ví
dụ
như
chó
đua
và
chó
săn
thỏ),
và
chó
già
hoặc
đang
mắc
bệnh.[12]
Dấu
hiệu
phổ
biến
cho
thấy
chú
cún
cần
mang
quần
áo
đó
là
hiện
tượng
run
rẩy,
cũng
giống
như
người.[2]
- Bạn có thể mua hoặc tự làm (đan, thêu, móc, hoặc khâu) áo khoác và quần áo ấm cho chú cún. Đối với mùa đông ẩm ướt, bạn nên gắn thêm lớp chống thấm nước nhưng vẫn bảo đảm chú cún có thể thở được.
- Hong khô quần áo trước khi cho thú cưng mặc. Nếu chó mặc quần áo ướt ra ngoài trời, gió lạnh sẽ làm cho nước bốc hơi và hạ thân nhiệt khiến chúng lạnh hơn. Bạn nên chuẩn bị nhiều bộ quần áo để thay thế trong lúc giặt giũ.
- Nếu có thể, bạn nên cởi quần áo cho vật nuôi khi ở trong nhà, trừ khi nhiệt độ trong nhà quá thấp. Nếu chó mặc quần áo suốt cả ngày chúng sẽ không nhận thấy tác dụng khi đi ra ngoài.
-
Sử
dụng
giày
lông
để
bảo
vệ
chân
của
chú
cún
khi
đi
trên
tuyết
và
muối.
Muối
gây
kích
ứng
chân
chó
và
tuyết
gây
cảm
giác
rất
lạnh.
Giày
lông
có
tác
dụng
giữ
ấm
và
tránh
tiếp
xúc
với
muối
gây
kích
ứng.
Tuy
nhiên,
trừ
khi
bạn
đã
huấn
luyện
chó
mang
giày
lông
từ
nhỏ,
nếu
không
một
số
con
sẽ
không
chịu
mang
giày.
- Nếu chó gặp khó khăn trong việc mang giày, bạn nên huấn luyện củng cố tích cực. Mang một chiếc giày vào một chân, thưởng đồ ăn, sau đó tháo giày ra. Lặp lại hằng ngày và từ từ tăng dần số lượng giày cho đến khi chú cún quen với việc mang giày.[10]
Lời khuyên[sửa]
- Đặt chai nước nóng dưới ổ nằm của chó để làm ấm nhanh.
- Hạn chế cho chó ra ngoài trời lạnh giá. Nếu nhà có cửa riêng dành cho thú cưng, hoặc lối vào cho chó để tránh rét, bạn vẫn nên theo dõi số thời gian chó ra ngoài trong trường hợp chúng ở ngoài trời lạnh quá lâu.
- Nếu bạn cảm thấy lạnh thì chú cún cũng như vậy. Do đó khi sắp xếp chỗ ngủ cho thú cưng bạn phải chọn vị trí mà bản thân cũng cảm thấy ấm áp.
- Trước khi cho chó mặc áo khoác, bạn nên cho vào máy sấy trước từ 10 đến 15 phút. Điều này giúp tăng cường nhiệt độ cho chiếc áo khoác và khiến chú cún cảm thấy ấm áp khi đi ra ngoài.
Cảnh báo[sửa]
- Không bao giờ để chó nhà ở ngoài trời trong mùa đông. Chó cần thời gian để thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ. Nếu muốn để chó nhà ở ngoài trong thời tiết lạnh, bạn nên tập thích nghi cho chúng vào mùa thu để làm quen với sự thay đổi nhiệt độ và kích thích bộ lông mọc dày hơn.
- Không để chó ở ngoài quá lâu trong điều kiện thời tiết giá rét.
- Không để chó ở trong xe lạnh buốt. Khi tắt máy sưởi và nhiệt độ giảm nhanh, chiếc xe giống như tủ lạnh và không khí không những không lưu thông mà còn rất lạnh.
- Nếu chó bị ngã xuống hồ hoặc sông băng, bạn nên gọi giúp đỡ. Không nên liều mình cứu chú cún.[13]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ Susan McCullough, Giữ ấm cho chó vào mùa đông này, http://www.mydogspace.com/dogs/keep-your-dog-warm-this-winter
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 Bernadine Cruz, Sưởi ấm chó bị lạnh, http://www.petpublishing.com/dogken/news/pfizer01.shtml
- ↑ Nội khoa Động vật Nhỏ. Nelson & Couto. Nhà xuất bản: Mosby
- ↑ Susan McCullough, Gữ ấm cho chó vào mùa đông, http://www.mydogspace.com/dogs/keep-your-dog-warm-this-winter
- ↑ Dr Lauren Hurowitz, Cách để giữ ấm cho chó vào mùa đông, http://today.msnbc.msn.com/id/22989948/
- ↑ PetPlace, 10 Cách để Giữ ấm cho chó vào mùa đông, http://www.petplace.com/dogs/10-ways-to-keep-your-pet-warm-this-winter/page1.aspx
- ↑ Janet Wall, Cold Weather Care, http://www.loveyourdog.com/cold.html
- ↑ PetPlace, 10 Cách để Gữ ấm cho chó vào mùa đông, http://www.petplace.com/dogs/10-ways-to-keep-your-pet-warm-this-winter/page1.aspx
- ↑ http://www.nws.noaa.gov/om/winter/windchill.shtml
- ↑ 10,0 10,1 Susan McCullough, Giữ ấm cho chó vào mùa đông, http://www.mydogspace.com/dogs/keep-your-dog-warm-this-winter
- ↑ 11,0 11,1 11,2 Vật lý Trị liệu Động vật. McGowan. Nhà xuất bản: Wiley-Blackwell
- ↑ Dr Lauren Hurowitz, Cách để Giữ ấm cho chó vào mùa đông, http://today.msnbc.msn.com/id/22989948/
- ↑ BBC, Người đàn ông tử vong khi cố gắng cứu lấy chú chó ngã xuống Sông Lune lạnh giá, http://www.bbc.co.uk/news/uk-england-lancashire-11855053
Bài liên quan[sửa]
Bài cùng chủ đề[sửa]
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Chải răng cho chó
- Huấn luyện chó
- Nhận biết cún yêu nhà bạn đang mang thai
- Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn của chó
- Chuẩn bị cơm gà cho chó
- Giảm cân cho chó
- Vệ sinh tai cho chó
- Chăm sóc chó con
- Nhận biết bệnh Parvo ở chó
- Dạy chó ngưng nhảy lên người
- Xem thêm liên kết đến trang này.