Tắm cho chó sư tử

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chó Sư tử thường hay có thói quen vệ sinh thân thể,[1] nhưng bạn vẫn nên tắm cho chúng thường xuyên và tắm nhiều hơn khi cơ thể có mùi hôi hoặc vô tình bị bẩn. Chú cún có thể không biết cách vệ sinh kỹ lưỡng, vì thế bạn cần tìm hiểu cách tắm cho chúng theo đúng trình tự. Chỉ cần chuẩn bị và áp dụng kỹ thuật vệ sinh chuyên nghiệp, cả bạn lẫn chú cún sẽ có được khoảng thời gian vui vẻ thoải mái!

Các bước[sửa]

Chuẩn bị đi tắm[sửa]

  1. Mua dầu gội và dầu xả chất lượng cao và an toàn dành cho thú cưng. Bạn nên tắm cho chó Sư tử ba tuần một lần.[2] Tuy nhiên, chó con cần được tắm thường xuyên hơn, vì chúng có thể làm bẩn lông khi đi vệ sinh. Bạn nên dùng dầu gội và dầu xả chất lượng cao để chó con có được bộ lông cũng như làn da mềm mịn và khỏe mạnh.
    • Sự đa dạng chủng loại dầu gội và dầu xả ở cửa hàng thú cưng sẽ khiến bạn khó có thể lựa chọn một loại phù hợp. Để thu hẹp phạm vi tìm kiếm, bạn có thể chọn loại dầu gội đặc biệt dành cho chó con.[3]
    • Dầu gội không gây dị ứng cũng khá phù hợp với chó con. Loại này không chứa chất tẩy, mùi thơm, và phụ gia gây kích ứng da chó con. Dầu gội không gây dị ứng chất lượng cao bao gồm các thành phần như bơ, dầu dừa, hoặc mỡ lông cừu.[4]
    • Dầu xả có nhiều tác dụng tốt. Chúng ngăn ngừa gãy rụng lông, phục hồi lông chẻ (để tránh bụi bẩn), và không gây khô rát da sau khi tắm.[4] Dầu xả đặc biệt tốt cho chó lông dài như giống chó Sư tử.
    • Xịt dưỡng ẩm cũng giúp cho bộ lông của chó con trở nên sáng bóng sau khi tắm. Ngoài ra, dung dịch dưỡng ẩm này cũng bảo vệ lông dưới tác động của ánh nắng mặt trời và các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như gió và không khí khô hanh.[2]
    • Dầu hấp cũng rất phù hợp dành cho giống chó Sư tử. Dầu xả thông thường có thể chưa mang lại hiệu quả tốt nhất cho bộ lông của chúng.[5]
    • Nếu chó con mắc bệnh da liễu, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để xác định loại dầu gội và dầu xả phù hợp dành cho chú cún.
    • Dầu gội và dầu xả dành cho người có chứa pH gây rát da, vì thế bạn không nên dùng dầu gội và dầu xả của mình để tắm cho chó con.[6]
  2. Chuẩn bị dụng cụ tắm. Ngoài dầu gội và dầu xả, bạn cần chuẩn bị những vật dụng sau đây: lược, bàn chải, bông gòn, khăn tắm, khăn mặt, và máy sấy dành cho thú cưng. Lược nên làm từ chất liệu thép không gỉ hai mặt và được sử dụng sau khi bộ lông của chó con đã khô ráo.[4] Bàn chải lông cứng được dùng để chải lông cho chó con trước khi tắm.[1]
    • Bạn có thể dùng bàn chải tắm dành cho chó để hỗ trợ quá trình tắm rửa cho chó con.[2]
    • Bàn chải đinh ghim đặc biệt phù hợp với bộ lông dài của chó Sư tử.[7] Bàn chải lông cứng và ni-lông cũng là sự lựa chọn lý tưởng dành cho giống chó này.[5]
    • Bông gòn có tác dụng ngăn nước thấm vào tai khi bạn đang tắm cho chú cún.
    • Bạn cần chuẩn bị vài chiếc khăn tắm: một cái để trải dưới đáy chậu hoặc bồn để tránh trơn trượt, [1] và những cái khác dùng để thấm khô sau khi tắm.
    • Khăn nhỏ dùng để lau mặt và xung quanh hốc mắt của chó con.[8]
    • Bạn nên dùng máy sấy dành cho thú cưng, vì lượng nhiệt tỏa ra từ máy sấy dành cho người sẽ làm bỏng da của chó con. Máy sấy đặc biệt hữu ích đối với chó lông dài.
    • Nếu dự định chải chuốt cho cún con sau khi tắm, bạn nên chuẩn bị kèm cắt móng, bột cầm máu, và dung dịch vệ sinh tai.
  3. Cho cún con làm quen với việc tắm rửa. Nếu đây là lần đầu bạn tắm cho chó con, chúng cần có thời gian để thích nghi với quá trình tắm táp. Điều này có nghĩa là chúng cần phải làm quen với cảnh tượng, âm thanh, và cảm giác khi tắm. Chó con chỉ cần vài ngày để thích nghi, nhưng cũng có thể kéo dài lâu hơn (một tuần hoặc hơn) cho đến khi chúng cảm thấy thoải mái với hoạt động này.
    • Ví dụ, bạn có thể cho cún con tiếp xúc với âm thanh của tiếng nước chảy. [9]
    • Để chú cún làm quen với máy sấy, bước đầu tiên bạn đưa máy sấy không hoạt động ra trước mặt chúng. Khi chó con đã quen thì bạn có thể bật công tắc và xoay ra hướng khác. Từ từ đưa lại gần sát cún con nhưng vẫn để máy hoạt động cho đến khi chúng không còn sợ hãi hay dè chừng nữa. Quá trình này phải mất vài ngày mới hoàn thành, tùy thuộc vào mức độ dễ chịu của chó con. Thưởng đồ ăn vặt cho chúng khi đang tập làm quen với máy sấy.[10]
    • Cho phép cún con đánh hơi toàn bộ vật dụng vệ sinh và chải chuốt.[9]
    • Ngoài thời điểm vui chơi bình thường, bạn nên dành ra thời gian vuốt ve bàn chân, chạm vào tai, và cọ xát cơ thể thật nhẹ nhàng.[9] Chó con càng thoải mái khi tiếp xúc với bạn, chúng càng ít phản kháng trong lúc bạn thoa dầu gội và dầu xả lên người.
    • Khen ngợi chó con và thưởng đồ ăn khi chúng đáp lại tích cực với quá trình tập thích nghi.[9] Việc thưởng cho chú cún giúp chúng sẵn sàng đón nhận trải nghiệm tích cực trong lúc tắm rửa.

Tắm cho chó Sư tử[sửa]

  1. Chuẩn bị bồn tắm. Chó Sư tử có kích thước nhỏ, cho nên bạn có thể tắm cho chúng trong chậu rửa (nếu có) hoặc bồn tắm. Bất kể là tắm ở đâu thì bạn cũng nên trải khăn hoặc miếng chống trượt dưới đáy để chó con không bị trượt ngã trong lúc tắm.[1]
    • Ngoài ra, bạn cũng phải giữ ấm cho cún con.[3] Máy sưởi nhỏ có tác dụng làm ấm nhiệt độ phòng.
    • Sắp xếp dụng cụ trong phòng tắm. Bước này giúp bạn chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết để tiện sử dụng trong lúc tắm cho chó con.
    • Thả đồ chơi dành cho cún con vào chậu hoặc bồn tắm. Chó con sẽ có thể vui đùa thỏa thích trong lúc tắm và điều này mang lại niềm thích thú cho chúng.[11] Bạn có thể dùng đồ chơi bằng nhựa và loại có thể giấu đồ ăn để cho cún con chơi đùa trong lúc tắm.[12]
    • Cân nhắc pha loãng dầu gội (1 phần dầu gội và 10 phần nước)[1] và dầu xả (1 phần dầu xả và 8 phần nước)[4] Việc pha loãng dầu gội và dầu xả đặc biệt quan trọng đối với chó con có làn da nhạy cảm.
    • Bạn có thể chuẩn bị sẵn phần thưởng để cho cún con ăn trong lúc tắm rửa.
  2. Ẵm chó con vào phòng tắm. Thay vì gọi chúng lại gần, bạn nên tiếp cận, nhấc cún con lên, và bế vào chậu hoặc bồn tắm.[6] Nếu chó con còn quá nhỏ, chúng sẽ không biết cách phản ứng nhanh khi có người gọi tên. Đây là lý do tại sao bạn nên chủ động tiếp cận thay vì gọi chúng.
    • Từ từ tiếp cận chó con và trò chuyện bằng giọng nhẹ nhàng êm ái để trấn an chúng trước khi tắm. Lần tắm đầu tiên có thể là trải nghiệm khó khăn đối với cún con, vì thế bạn nên giúp chúng cảm thấy dễ chịu thoải mái nhất có thể.
    • Bạn có thể cho cún con ăn vặt khi đang ẵm chúng trên tay.
  3. Chải lông cho cún con. Dùng bàn chải lông cứng để chải lông và gỡ rối (khu vực lông bù xù) trước khi tắm cho chú cún. Bạn sẽ khó chải phần rối xù nếu lông ướt, vì thế bộ lông của chó con cần được chải gọn gàng trước khi tắm.[2]
    • Chó Sư tử có lông dài nên rất khó chải chuốt.
    • Chai xịt gỡ rối có bán sẵn với chức năng hỗ trợ bạn trong việc gỡ rối lông chó.[8] Sản phẩm này được bày bán tại cửa hàng vật nuôi tại địa phương.
    • Xịt nước trong lúc chải lông cho chó con để gỡ rối dễ dàng hơn.[1]
    • Chải từ trên đầu xuống dưới phần lưng của cún con.[1]
  4. Làm ẩm lông chó. Bạn cần kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho cún con. Nhiệt độ nước chỉ nên âm ấm. [2] Nếu tắm trong bồn, bạn nên dùng vòi sen cầm tay để làm ẩm phần lông của chó con. Nếu chúng sợ hãi, bạn có thể dùng ca nước xối nhẹ lên người cún.
    • Nhẹ nhàng ngửa đầu cún con lên trên để mặt và mắt của chúng không bị ướt.[1]
    • Nhét bông gòn vào trong tai trước khi tắm cho cún con.[1]
  5. Thoa dầu gội lên lông chó con. Làm theo hướng dẫn trên chai để xác định lượng dầu gội thích hợp. Thoa dầu gội từ phần đầu xuống dưới đuôi, dùng tay xoa dầu gội lên lông và da. Như đã nói ở trên, bạn có thể dùng bàn chải tắm dành cho chó để tắm cho cún cưng thay vì dùng tay.
    • Chú ý phần bụng và háng giữa hai chân sau.[13] Đây là những khu vực rất bẩn, vì thế bạn nên tắm kỹ để không bỏ sót.
    • Nhẹ nhàng nâng đầu cún con lên trên trong lúc thoa dầu gội để không dính vào mắt, tai và miệng của chúng.[11]
  6. Xả sạch dầu gội. Chất cặn còn sót lại của dầu gội có thể làm cho da chó con bị rát và khó chịu,[11] vì vậy bạn phải xả sạch lông để rửa trôi toàn bộ dầu gội. Do lông chó thường dày hơn tóc người,[11] nên bạn phải xả nhiều lần để xà phòng trôi sạch.
    • Khi nào không còn thấy bọt xà phòng trên lông hoặc trong nước xả dưới đáy chậu hoặc bồn thì khi đó xà phòng đã trôi sạch hoàn toàn.
  7. Thoa dầu xả lên lông chó con. Sử dụng dầu xả giống như dầu gội. Đây là bước quan trọng trong việc dưỡng ẩm bộ lông của chú cún, bổ sung chất dầu tự nhiên trên da, ngăn ngừa gãy rụng, và phục hồi lông chẻ.[4] Làm theo hướng dẫn trên chai để xác định lượng dầu xả cần dùng và thời gian ủ lên lông trước khi xả sạch.
  8. Rửa mặt cho cún con. Nhúng khăn vào nước rồi lau nhẹ lên mặt chó con. Bạn cần lau hai hốc mắt, và xung quanh mắt để loại bỏ ghèn và chất nhờn.[8] Chú ý lau sạch hai bên miệng.
    • Chó Sư tử có hốc mắt cạn, vì thế chúng dễ chảy nước mắt và bị ghèn nâu đỏ.[14]
    • Bạn có thể cho một lượng nhỏ oxy già lên bông gòn hoặc khăn nhỏ rồi lau sạch ghèn trên mắt cún con.[15]
  9. Lau khô cún con. Đầu tiên, dùng khăn tắm để thấm khô lông và da. Đây là bước không thể thiếu vì nếu chà xát có thể làm lông chẻ ngọn.[2] Sau khi thấm khô, bạn dùng máy sấy để hong khô hoàn toàn. Một tay cầm máy sấy còn tay kia lật từng thớ lông.[2] Bước này giúp bộ lông khô hoàn toàn từ trong ra ngoài.
    • Để tránh da bị tổn thương do nhiệt, bạn nên đặt máy sấy ở chế độ nhiệt thấp nhất và không sấy một chỗ quá lâu.[10]
    • Giữ đầu máy sấy cách bộ lông của thú cưng ít nhất từ 5 đến 8 cm.[10]
    • Lưu ý rằng chó con sẽ lắc mình ngay sau khi bạn rửa sạch dầu xả.
    • Đừng quên lấy bông gòn ra khỏi tai của chú cún sau khi hong khô.

Hoàn tất quy trình vệ sinh[sửa]

  1. Chải lông cho cún con. Sau khi bộ lông khô hoàn toàn, dùng lược thép không gỉ hai mặt để chải lông và gỡ rối.[4] Sau khi bộ lông đã gọn gàng, bạn có thể xịt dưỡng ẩm để lông sáng bóng hơn.
  2. Lau sạch tai chó con. Vệ sinh tai cho chú cún quan trọng không kém việc tắm rửa cơ thể. Làm theo hướng dẫn trên chai dung dịch vệ sinh, đổ một lượng dung dịch vệ sinh vào tai của cún con mỗi lần một ít rồi nhẹ nhàng mát-xa tai. Dùng bông gòn lau sạch ráy tai.[1]
    • Nếu có thể, dùng nhíp gắp lông còn sót lại trong ống tai.[1] Trong trường hợp không biết cách thực hiện, bạn có thể mang cún con đến bác sĩ thú y hoặc người chuyên chăm sóc thú cưng tại địa phương để làm thay.
  3. Cắt móng cho chú cún. Dùng kèm cắt phần móng trên đệm thịt. Phần này có chứa mạch máu và có độ dài bằng một nửa móng vuốt.[16] Bạn có thể thấy rõ phần đệm thịt nếu móng có màu sáng hoặc trong suốt.
    • Đệm thịt tập trung nhiều đầu dây thần kinh.[16] Nếu cắt trúng đệm thịt, móng sẽ bị chảy máu và chó con sẽ cảm thấy đau.
    • Nếu móng vuốt có màu sáng hoặc trong suốt, bạn sẽ thấy đệm thịt khi quan sát từ phía bên của móng. Trong trường hợp này, bạn chỉ nên cắt móng cho đến khi thấy đệm thịt lộ ra thì dừng lại.
    • Nếu móng có màu tối, bạn chỉ nên cắt một ít và quan sát phần cạnh móng. Ngừng cắt khi thấy đệm thịt hình bầu dục màu xám hoặc hồng nhô ra ngoài.[17]
    • Nếu vô tình cắt phải đệm thịt và móng bắt đầu chảy máu, bạn cần dặm ít bột cầm máu lên móng để máu tiếp tục không chảy.[16] Máu sẽ ngừng chảy lập tức sau khi dùng bột cầm máu.
    • Nếu không quen cắt móng cho cún con, bạn có thể mang chúng đến bác sĩ thú y hoặc người chuyên chăm sóc thú cưng tại địa phương để tiến hành quy trình này.

Lời khuyên[sửa]

  • Vì cún con hay tự làm bẩn mình, bạn nên tỉa gọn lông mọc xung quanh hậu môn để khu vực này luôn sạch sẽ.[2]
  • Chó con có thể không sẵn sàng cho bạn tắm táp. Nếu xảy ra trường hợp như vậy, bạn nên đưa chú cún đến gặp người chuyên chăm sóc thú cưng tại địa phương để tắm rửa cho chúng.

Cảnh báo[sửa]

  • Việc tắm rửa thường xuyên có thể làm mất lớp dầu tự nhiên cần thiết đối với da chó.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Bài cùng chủ đề[sửa]

chăm sóc thông thường ...

ngăn và chữa bệnh ...

chăm sóc và huấn luyện chuyên biệt ...

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.