Giúp tai chó ngưng chảy máu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nếu chú chó của bạn đã từng có một vết cắt ở tai, hẳn bạn biết rằng khó có thể cầm máu. Ngay cả khi bạn dùng khăn ép vết thương để làm máu chảy chậm lại, nhưng một khi bạn lấy khăn ra chú chó sẽ lắc đầu vì ngứa và bạn sẽ hoài công. Với một chút tìm hiểu, bạn sẽ có thể cầm máu cho chú chó đúng cách và giữ vết thương không mở rộng thêm.

Các bước[sửa]

Giúp tai chó ngưng chảy máu[sửa]

  1. Giữ bình tĩnh. Có rất nhiều mạch máu tập trung ở tai. Vì thế khi bị tổn thương ở tai, máu thường chảy không ngừng. Tuy nhiên bạn đừng lo lắng. Đối với những chú chó khoẻ mạnh máu sẽ không bị chảy quá nhiều. Ngoài ra, tâm trạng của chó phụ thuộc vào cảm xúc của con người. Nếu bạn tức giận hay hoảng sợ, nó sẽ bị kích động. Sự phấn khích sẽ làm tăng huyết áp dẫn đến máu chảy nhiều hơn.
  2. Di chuyển chó đến nơi yên tĩnh. Bạn cần đưa chó ra khỏi nơi đang ồn ào bởi người hoặc những chú chó bị kích động khác. Dự phòng vài cách điều trị và giữ cho chó ngồi hoặc nằm để bạn có thể sơ cứu vết thương.
  3. Dùng lực áp vào vết thương. Sử dụng khăn giấy khô sạch, khăn mặt, gạc khử trùng hoặc bất kì miếng vải sạch nào áp trực tiếp vào vết cắt. Giữ yên trong 5 phút.[1]
    • Khoảng hai phút, bạn có thể nhẹ nhàng nhấc khăn hoặc vải lên để xem máu đã chảy chậm lại chưa.
    • Sau 5 phút, máu sẽ chảy chậm lại đáng kể hoặc ngưng hoàn toàn.
    • Thoa dung dịch giúp đông máu. Nếu bạn có loại dung dịch làm đông máu (có thể mua ở cửa hàng hoặc hiệu thuốc thú y), rót một lượng vừa đủ vào lòng bàn tay. Sử dụng một ngón tay sạch, thoa dung dịch lên vết thương thật nhẹ nhàng.[1] Lặp lại cho đến khi máu ngưng chảy hoàn toàn.
    • Nếu không có dung dịch làm đông máu bạn có thể dùng bột bắp, bột mì, hoặc phấn em bé.
    • Không sử dụng muối nở hoặc bột nở vì chúng có thể làm vết cắt nhiễm trùng.
  4. Làm sạch vùng da bị thương. Bạn có thể sử dụng ô-xi già pha loãng để loại bỏ máu khô ra khỏi tai chó. Tuy nhiên, không sử dụng dung dịch này hay bất kỳ thứ gì khác lên vết thương. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến chỗ máu đông và gây chảy máu lần nữa.
  5. Liên hệ với bác sĩ thú ý. Mặc dù bạn có thể xử lý tại nhà hầu hết các vết cắt nhỏ, nhưng có một số tình huống mà bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y để điều trị. Trong những tình huống này, tiếp tục dùng lực áp lên vết thương khi đưa chó đến phòng khám. Tai có thể cần được khâu lại hoặc can thiệp bằng các biện pháp khác để máu ngừng chảy và đảm bảo lành lặn đúng cách. Hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ thú y nếu:[2]
    • Máu chảy nhiều
    • Vết thương xuyên qua tai
    • Chảy máu không ngừng sau ba mươi phút khi tự điều trị
    • Máu ngừng chảy rồi chảy lại
    • Vết thương rộng hơn một vết cắt bình thường

Ngăn chó làm hở lại vết thương[sửa]

  1. Theo dõi chó trong môi trường yên tĩnh. Giữ chó ở chỗ yên tĩnh, để nó được nghỉ ngơi và bạn có thể để mắt tới anh bạn của mình. Hãy chắc chắn rằng chú chó không tham gia vào các hoạt động như chạy hoặc chơi đùa.
  2. Cố gắng không để cho chó lắc đầu hoặc gãi tai.[3] Nếu chó lắc đầu hoặc gãi tai có thể làm cho vết thương hở ra và gây ra chảy máu.
    • Nguy hiểm tiềm ẩn khác từ việc lắc đầu mạnh hoặc cào lên tai là có thể hình thành máu bầm giữa hai lớp tai. Điều này xảy ra khi mạch máu dưới da và sụn bị vỡ. Tai chó sẽ bị sưng vù như một cái gối và phải được đưa đến bác sĩ thú y để chữa trị.[3]
  3. Sử dụng vòng cổ Elizabeth (vòng chống liếm) từ hai đến ba ngày. Để giảm thiểu các biến chứng, bạn có thể đeo vòng cổ Elizabeth cho chó khoảng hai hoặc ba ngày.[3] Dụng cụ này có thể ngăn chó dùng chân với lấy tai.
  4. Làm sạch tai. Bạn có thể hạn chế việc chó lắc đầu bằng cách cẩn thận làm sạch tai và ống tai. Loại bỏ các vật gây khó chịu hoặc các mảnh vỡ trong ống hoặc bên trong tai.
  5. Băng đầu chú chó lại. Lựa chọn này đặc biệt hữu ích nếu chó liên tục chà xát vào tai của mình. Bạn sẽ phải “hy sinh” đôi vớ dài cho cách này. Cắt hết các ngón chân của vớ để tạo thành một ống vớ. Vén hai tai chó lên trên đầu, dùng một miếng gạc để lên vết thương. Cẩn thận cuộn ống vớ phủ lên đầu chó. Chú ý tránh vùng mũi và mắt.
    • Hãy chắc chắn băng đầu đủ ấm áp nhưng không quá chặt. Thử luồn một ngón tay vào trong vớ xem có dễ dàng hay không nhất là trên đầu và dưới cổ.
    • Để yên băng đầu khoảng một ngày, sau đó tháo ra và kiểm tra vết thương. Nếu cần thiết, bạn có thể dùng lại miếng băng đầu đó vào một ngày khác miễn là nó còn sạch sẽ và khô ráo.

Lời khuyên[sửa]

  • Quá trình này có thể mất hai hoặc ba ngày để đảm bảo rằng máu đã ngừng chảy hoàn toàn.
  • Khi chú chó có cảm giác chảy máu thì thường phản xạ lắc đầu mạnh làm cho máu văng lên tường, đồ nội thất, v.v... Hãy giữ chó của bạn tránh xa các vật dụng đắt tiền cho đến khi chắc chắn rằng máu đã ngừng chảy.
  • Đừng cố thử quấn chiếc khăn quanh tai chó. Nó sẽ gắng sức để tháo xuống và tiếp tục làm cho máu chảy ra thêm.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 Kirk and Bistner’s Handbook of Veterinary Procedures and Emergency Treatment. Eighth Edition. Ford and Mazzaferro. Saunders. 2006
  2. The First Aid Companion for Dogs & Cats. Amy D. Shoja. Rodale, Inc. 2001
  3. 3,0 3,1 3,2 The Merck Veterinary Manual, 10th Edition. Kahn and Line, editors. Wiley. 2010

Bài cùng chủ đề[sửa]

chăm sóc thông thường ...

ngăn và chữa bệnh ...

chăm sóc và huấn luyện chuyên biệt ...

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.