Gây dựng lòng tin ở chó bị ngược đãi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Con người thường ngược đãi hành động vật mỗi ngày và gây ra những thương tổn lâu dài về thể chất lẫn tinh thần cho động vật.[1] Động vật cần được cứu thoát khỏi tình trạng ngược đãi cũng như cần một ngôi nhà mới và thật sự an toàn. Nếu mất nhiều thời gian để tìm nuôi một con vật nào đó, bạn có thể cân nhắc nhận nuôi chó bị ngược đãi. Bạn phải thật kiên nhẫn và cực kỳ quan tâm đến chó từng bị ngược đãi. Mặt khác, gây dựng lòng tin ở chó bị ngược đãi có thể thay đổi cuộc sống của cả bạn và chó.

Các bước[sửa]

Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho chó[sửa]

  1. Đảm bảo chó được đeo vòng cổ ghi rõ quyền sở hữu. Bạn nên đeo cho chó vòng cổ có ghi tên của chó. Đảm bảo vòng cổ vừa vặn với cổ chó và không làm chó khó chịu. Chó từng bị ngược đãi có thể hoảng sợ hoặc tìm cách thoát khỏi bạn. Vì vậy, bạn cần đảm bảo trên người chó có thông tin giúp xác định một khi chó trốn được ra ngoài.
  2. Cho chó ăn. Cho chó ăn món chó thích đều đặn trong ngày. Theo khuyến cáo, một con chó nên được cho ăn 2 lần mỗi ngày.[2]
    • Bạn nên đảm bảo cung cấp sẵn nước cho chó mọi lúc.
  3. Cho chó không gian riêng. Bạn có thể mang đến cho chó một cái cũi hoặc một cái giường để chó thoải mái nằm. Có thể mua thêm gối và chăn cho chó tại cửa hàng bán đồ cho vật nuôi.
    • Không gian dành riêng cho chó phải là nơi chó có thể nghỉ ngơi. Nếu chó cảm thấy choáng ngợp hay sợ hãi, bạn nên cho chó quay trở lại không gian an toàn của chó và để chó một mình.
    • Bạn có thể đem đến một số đồ chơi để chó chơi một mình. Không phải lúc nào chó cũng thích tất cả đồ chơi mà bạn mang đến. Thay vào đó, chó thường chọn một loại ưa thích và bỏ qua đống đồ chơi còn lại.
  4. Đặt tên cho chó và dạy chó cách phản ứng lại với tên. Bạn nên thường xuyên gọi chó bằng một cái tên và đừng cố gắng thay đổi tên của chó. Thay đổi tên gọi sẽ khiến chó lúng túng.
    • Tập cho chó phản ứng với tên bạn đặt sẽ tạo mối liên kết giữa bạn và chó. Nên dùng giọng vui vẻ và trìu mến khi gọi tên chó để xây dựng tình cảm đôi bên.
  5. Cho chó ăn vặt khi huấn luyện chó. Bạn có thể thử nhiều món ăn vặt khác nhau để tìm ra món chó yêu thích nhất. Cho chó ăn vặt khi chó ngoan ngoãn, nghe lời hoặc pha trò.

Thể hiện tình yêu với chó[sửa]

  1. Vuốt ve chó một cách ý nhị. Chó từng bị ngược đãi thường ngại và sợ bạn chạm tay vào.[3] Bạn chỉ nên ngửa tay và chạm dưới đầu chó. Tránh chạm lên đầu hoặc đuôi chó. Chó sẽ không nhận thấy nguy cơ bị tấn công khi bạn ngửa tay và vuốt ve chó.
    • Bạn nên để chó thấy bạn đang lại gần trước khi vuốt ve chó. Nếu lén lún đến bên cạnh chó đang sợ hãi, bạn sẽ không thể gây dựng được lòng tin và chó có thể cắn bạn vì sợ hãi.
  2. Tập luyện và chơi với chó. Nếu muốn xây dựng lòng tin ở chó bị ngược đãi, bạn nên tiếp tục chơi với chó một cách ý nhị. Sau khoảng 1 tháng, chó có thể bắt đầu tin tưởng bạn. Bạn có thể cùng chó chơi bóng đá, bắt đồ vật, đuổi bắt hoặc bất cứ trò chơi nào mà chó thích.
    • Đi dạo với chó càng nhiều, chó sẽ càng tin tưởng bạn.
  3. Quan tâm nhiều đến chó nhưng tránh quan tâm thái quá. Bạn cần quan tâm đến chó nhưng phải cho chó sự tự do cần thiết. Bạn có thể dành thời gian chơi với chó mỗi ngày. Tuy nhiên, quan tâm thái quá sẽ làm chó căng thẳng và mất lòng tin ở bạn. Bạn nên ngưng quan tâm chó một thời gian nếu chó tỏ ra lo sợ vì được bạn quan tâm quá nhiều.
  4. Cẩn thận giúp chó xây dựng quan hệ bên ngoài. Ngoài bạn, chó cần xây dựng lòng tin với người khác và những con chó khác. Việc này có thể khó thực hiện đối với những con chó đã từng bị ngược đãi nghiêm trọng. Bạn nên dần cho chó gặp người khác và những con chó khác một từ một khoảng cách nhất định, sau đó cho chó đến gần hơn. Bạn có thể nhờ người tình nguyện đóng giả làm người lạ để chó làm quen nếu không muốn chó hung hăng và gây hoảng sợ cho người khác.
    • Nếu bạn và chó đã thân thiết thật sự, bạn có thể dẫn về nhà một con chó khác để chó nhà bạn làm quen. Nếu không thể, bạn đơn giản chỉ cần dắt chó đi dạo nhiều hơn để chó có cơ hội gặp gỡ những con chó khác.
    • Nếu chó chưa từng bị ngược đãi nhưng sợ giao tiếp có thể trông giống như đã từng bị ngược đãi. [4] Bạn nên giúp những con chó sợ giao tiếp xây xựng mối quan hệ xung quanh, ngay cả khi chúng chưa từng bị ngược đãi trước đây.

Huấn luyện chó[sửa]

  1. Khen thưởng chó thay vì trừng phạt. Bạn nên đối xử tích cực với chó thay vì trừng phạt vì chó thường liên kết rõ ràng hành động với phần thưởng hơn là sự trừng phạt.
    • Không được đánh chó. Nếu không thích những điều chó làm, bạn chỉ cần bĩnh tình nói "không" hoặc "không được".
  2. Áp dụng phương pháp đối lập điều kiện. [5] Phương pháp đối lập điều kiện rất hữu ích đối với những con chó có một nỗi sợ hãi cụ thể nào đó. Phương pháp này giúp chó gần gũi hơn với vật làm chó sợ bằng cách đem vật chó yêu thích ra dụ dỗ.
    • Ví dụ, nếu chó sợ xe đạp, bạn có thể đặt đồ chơi yêu thích của chó hoặc đồ ăn vặt gần xe đạp. Sau khi chó bị đánh lừa, bạn có thể ngày càng rút ngắn khoảng cách giữa đồ ăn hoặc đồ chơi với vật mà chó sợ.
  3. Dạy chó nghe theo những mệnh lệnh cơ bản. Dạy chó nghe lời có thể mất một thời gian khá dài vì chó đã từng sống trong ngược đãi. Chỉ cần xây dựng đủ niềm tin giữa bạn và chó, chó cuối cùng cũng sẽ chịu nghe lời bạn.
    • Bắt đầu với mệnh lệnh "ngồi" và "đến đây". Những mệnh lệnh này sẽ làm tiền đề cho những mệnh lệnh khó hơn như "nhón chân", "nằm" và nhiều mệnh lệnh khác.
  4. Kiên nhẫn. Bạn phải thật kiên nhẫn đối với chó từng chịu nhiều tổn thương do ngược đãi. Bạn có thể đặt ra những dự tính giáo dục hành vi cho chó nhưng đừng tỏ ra quá thiếu thực tế. Chó có nhiều lý do để không tin tưởng bạn vì chúng đã từng bị con người đối xử tệ bạc. Bạn nên cho chó thời gian và thể hiện mình là người đáng tin với chó mỗi ngày.

Lời khuyên[sửa]

  • Chúng ta vẫn chưa biết được số lượng chó bị ngược đãi mỗi ngày. Tuy nhiên, Hiệp hội Phòng tránh Ngược đãi Động vật Hoa Kỳ (ASPCA) đã xây dựng cơ sở dữ liệu để theo dõi động vật bị ngược đãi, nhờ đó sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin chính xác hơn trong một tương lại không xa.[6]

Cảnh báo[sửa]

  • Không để chó tránh xa tất cả mọi thứ. Bạn phải đảm bảo chó nghe theo quy tắc bạn đặt ra. Tất nhiên, người chủ nào cũng muốn chó yêu quý mình nhưng chó sẽ yêu quý bạn dài lâu nếu bạn biết đặt ra một số giới hạn. Chó không thể cư xử hoàn hảo ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn có thể dạy chó không phá hoại đồ đạc hoặc gây thương tổn cho người khác.
  • Ban đầu, bạn không nên để chó quá tự do vì chó có thể chạy trốn vì hoảng sợ hoặc sợ hãi bạn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.