Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu cho chó

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở chó xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng hệ miễn dịch của chó. Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu ở chó có thể rõ ràng hoặc không rõ ràng. Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, chó thường bị đau khi đi tiểu và có nguy cơ bị mắc nhiều căn bệnh tiềm ẩn khác. Để giúp chó tránh đau đớn và khó chịu, bạn nên có gắng phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu ngay từ đầu.

Các bước[sửa]

Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu cho chó[sửa]

  1. Vệ sinh sạch sẽ cho chó. Bạn cần giữ phần đuôi của chó càng sạch càng tốt. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra ở chó cái nhiều hơn chó đực vì âm hộ của chó cái gần với hậu môn,[1] do đó rất dễ nhiễm phân từ hậu môn.
    • Dù là chó đực hay chó cái thì chó cũng cần được cạo lông xung quanh phần đuôi và bộ phận sinh dục để ngăn phân hoặc vi khuẩn xâm nhập vào khu vực nhạy cảm.
    • Chó bị bẩn cần được tắm rửa sạch sẽ và cạo lông xung quanh bộ phận sinh dục.
  2. Cho chó đi tiểu thường xuyên. Nước tiểu tích trong bàng quang càng lâu, vi khuẩn càng có nhiều cơ hội phát triển. Đi tiểu thường xuyên giúp đẩy vi khuẩn ra khỏi bàng quang, do đó giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.[2] Tốt nhất, cứ cách 4 tiếng bạn nên dắt chó đi tiểu một lần.
    • Chó trưởng thành có thể nín tiểu từ 8-10 tiếng nhưng nín tiểu lại không tốt cho chó. Bạn nên tạo cơ hội để chó đi tiểu một cách thoải mái.
    • Nên dẫn chó đi tiểu vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy để hạn chế thời gian chó nín tiểu về đêm.
  3. Cho chó uống nhiều nước sạch. Vi khuẩn có thể gây độc và dẫn đến viêm niêm mạc bàng quang. Niêm mạc bàng quang bị viêm sẽ tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Uống nhiều nước giúp chó đào thải độc tố và giảm nguy cơ nhiễm trùng.[1]
    • Nên chuẩn bị bát nước lớn, sâu và sạch cho chó.
    • Cần đảm bảo lúc nào cũng phải có nước trong bát uống của chó.
    • Rửa sạch bát nước và thay nước mới hằng ngày.
    • Nếu chó già hoặc đi lại khó khăn, bạn nên đặt bát uống nước cho chó ở nhiều nơi trong nhà.
  4. Không cho chó dùng nước cam ép hoặc "thực phẩm (thức uống) axit" khác. Có thể bạn đã từng nghe chế độ ăn giàu axit là liệu pháp tại nhà giúp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Về lý thuyết, axit giúp cân bằng độ pH trong nước tiểu và tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, nồng độ axit quá cao sẽ gây sỏi bàng quang thay vì nhiễm trùng đường tiết niệu.
    • Nên cung cấp cho chó chế độ ăn được kê đơn thay vì áp dụng liệu pháp tại nhà. Bạn có thể gặp bác sĩ thú y để xin tư vấn về cách cho chó ăn (uống) khoa học.
  5. Cho chó ăn thực phẩm đặc biệt. Nếu chó bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn có thể yêu cầu bác sĩ thú y giới thiệu thực phẩm đặc biệt cho chó. Độ pH trong nước tiểu lý tưởng của chó nên nằm trong khoảng 6,2-6,4. Chế độ ăn kê đơn được thiết kế đặc biệt nhằm giúp chó giảm độ pH trong nước tiểu.
    • Nếu chó được kê đơn thực phẩm thô nghiền, bạn nên cho chó uống nhiều nước bằng cách để sẵn nhiều bát nước sạch khắp nơi trong nhà.
    • Thực phẩm ướt được bác sĩ khuyến nghị thường chứa nhiều nước hơn thực phẩm nghiền thô và giúp ngăn ngừa mất nước. Tuy nhiên, thực phẩm ướt thường chiếm nhiều không gian đựng hơn và phân chó sẽ rất hôi nếu ăn thực phẩm ướt.

Nhận biết và đối phó với nhiễm trùng đường tiết niệu[sửa]

  1. Chú ý khi nhu cầu đi tiểu của chó trở nên bức bách hơn.[2] Sự bức bách thể hiện qua việc chó thường xuyên muốn đi tiểu hơn. Nhu cầu đi tiểu thường được chó thể hiện một cách nhiệt tình và cấp bách. Bức bách muốn đi tiểu là một dấu hiệu rõ ràng của nhiễm trùng đường tiết niệu.
    • Bạn có thể nhận thấy chó thường xuyên lặp đi lặp lại hành động đi tiểu (ngồi xồm hoặc co một chân lên) nhưng không thể tiểu được. Chó cảm thấy mắc tiểu thực sự nhưng không thể tiểu lúc được dắt ra ngoài.
  2. Để ý nếu chó tiểu ra máu.[2] Chó thường tiểu lên cỏ nên rất khó để phát hiện trong nước tiểu có máu hay không. Nếu nghi ngờ chó bị nhiễm trùng đường tiểu, bạn có thể quan sát dòng chảy nước tiểu trong không trung trước khi nước tiểu chảy hết xuống đất. Nếu nước tiểu có vẻ có máu, hãy đưa chó đi khám thú y ngay.
  3. Dẫn chó già đi xét nghiệm thường xuyên. Chó già mắc một số bệnh như bệnh thận hoặc tiểu đường thường uống nhiều nước để chống chọi với bệnh tật, do đó có nguy cơ "nhiễm trùng hạ lâm sàng" do đi tiểu quá nhiều. Sẽ có vi khuẩn trong đường tiết niệu của chó nhưng không đủ để gây ra dấu hiệu khó chịu rõ ràng.
    • Cách chẩn đoán nhiễm trùng hạ lâm sàng duy nhất là đưa chó đi khám bác sĩ thú y để xét nghiệm mẫu nước tiểu. Một số bác sĩ thú y có thể khuyên bạn thiết lập thói quen chăm sóc y tế cho chó già bằng cách đưa chó đi xét nghiệm nước tiểu thường xuyên.
    • Nếu chó có tiền sử bị nhiễm trùng hạ lâm sàng, cứ cách 3-6 tháng bạn nên đưa chó đi xét nghiệm nước tiểu một lần.
  4. Đưa chó đi khám thú y nếu nghi ngờ chó bị nhiễm trùng đường tiết niệu. "Nhiễm trùng" chính là cảnh báo cho sự hiện diện của tác nhân gây nhiễm trùng như vi khuẩn. Nhiễm trùng cần được điều trị y tế nên bạn cần đưa chó đi khám thú y càng sớm càng tốt. Nếu có thể, bạn nên thu thập và mang theo mẫu nước tiểu của chó khi đưa chó đi khám để giúp bác sĩ thú y chẩn đoán bệnh nhanh hơn.
  5. Đưa chó đi khám thú y nếu nhiễm trùng tái phát. Nếu bạn đã áp dụng các phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu cho chó nhưng tình trạng này vẫn cứ tái phát nhiều lần, chó rất có thể đang mắc một vấn đề sức khỏe nào đó. Suy yếu miễn dịch hoặc suy yếu mô bàng quang có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Bạn nên xác định và điều trị những bệnh này để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cho chó. Nên đưa chó đi xét nghiệm ở phòng khám thú y để xác định những nguyên nhân gây bệnh tiềm ẩn. Chó có thể trải qua những xét nghiệm như:
    • Xét nghiệm máu: Bác sĩ thú y có thể tìm ra nguyên nhân khiến chó uống nhiều và tiểu rắt (bệnh thận, bệnh gan hoặc tiểu đường).
    • Quan sát hình ảnh: Bác sĩ có thể tiến hành siêu âm để xác định khối u, ung thư bàng quang, sỏi bàng quang và các bệnh ảnh hưởng đến niêm mạc bàng quang.
    • Xét nghiệm cặn nước tiểu: Bác sĩ sẽ quan sát các tinh thể có trong cặn nước tiểu của chó dưới kính hiển vi để tìm ra nguyên nhân.

Lời khuyên[sửa]

  • Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường tiểu nhanh chóng ở chó cái bị cắt buồng trứng vì niệu đạo ngắn hơn chó bình thường. Bạn nên dùng giấy vệ sinh ướt lau sạch bộ phận sinh dục cho chó sau khi chó đi tiểu để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 Recurrent and persistent urinary tract infections in dogs. Norris & Williams JAAHA 35.
  2. 2,0 2,1 2,2 Small Animal Internal Medicine. Nelson & Couto. Publisher: Mosby

Bài cùng chủ đề[sửa]

chăm sóc thông thường ...

ngăn và chữa bệnh ...

chăm sóc và huấn luyện chuyên biệt ...

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.