Dạy chó con ngừng cắn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chó con nhà bạn có hay cắn? Nếu chó con hay cắn, bạn nên tìm cách ngăn chặn ngay thói quen xấu này mà không làm chó bị tổn thương tinh thần. Rất may mắn là bạn có thể áp dụng nhiều cách giúp chó ngừng cắn cũng như hình thành những hành vi tích cực hơn. Sau khi dạy chó con ngừng cắn, bạn có thể chuyển sang dạy cho chó nhiều điều thú vị hơn chẳng hạn như cách pha trò tiêu khiển.

Các bước[sửa]

Dạy chó con ngừng cắn[sửa]

  1. Thống nhất cách phản ứng khi chó con cắn. Mỗi khi chó con cắn, bạn nên nói "KHÔNG!" bằng giọng chắc nịch. Sau đó, bạn có thể đi sang chỗ khác và bỏ mặc chó. Cách ly và cho thời gian “kiểm điểm” là một cách phạt hiệu quả đối với những động vật sống theo bầy như chó. [1] Bạn cũng có thể kêu ăng ẳng (giống chó) khi bị chó cắn mạnh. Nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng chó con trong một lứa có thể rên khi bị anh (chị/ em) của nó vô tình cắn mạnh. Nếu bạn kêu lên khi bị chó con cắn, chó sẽ biết đâu là trò đùa được chấp nhận và đâu là không. [2]
    • Nên dạy con bạn không được kêu lên, chạy hoặc vỗ tay để tránh khơi dậy bản năng săn mồi tự nhiên của chó con và khiến quá trình huấn luyện chó trở nên khó khăn. Trẻ nhỏ nên bình tĩnh và áp sát tay vào người khi bị chó con cắn.
  2. Sử dụng thuốc ức chế vị giác để ngăn chó con cắn. Trước khi bắt đầu chơi đùa với chó con, bạn có thể xịt thuốc ức chế vị giác lên khắp người và quần áo chó con thích gặm. Khi chó bắt đầu cắn, bạn có thể đứng yên và chờ chó phản ứng với thuốc. Khi chó bắt đầu ngừng cắn, bạn có thể khen chó và tiếp tục chơi đùa với chó. Nên rửa sạch tay bằng xà phòng và nước để loại bỏ thuốc.[3]
    • Thuốc ức chế vị giác bạn có thể sử dụng là "Bitter Apple", "Vick’s Vapor Rub", dầu tràm trà hoặc giấm trắng. Bạn có thể xịt thuốc lên tay để chó con cảm thấy khó chịu khi cắn vào tay bạn. [4]
  3. Chuyển hướng chú ý của chó con sang đồ chơi mọc răng. Khi chó con bình tĩnh trở lại, bạn có thể nói chuyện với chó và đánh nhẹ chó một cái. Nên tránh để tay bạn gần miệng chó. Bạn có thể tiếp tục chơi với chó và tránh làm chó kích động. Lần này, bạn có thể cho chó tiếp xúc với đồ chơi thay vì tay bạn. Bạn có thể chơi trò ném đồ vật để tách đồ chơi ra khỏi tầm tay và giúp chó vui vẻ khi chuyển hướng sang mục tiêu tích cực hơn. Dùng đồ chơi như một phần thưởng trong quá trình huấn luyện chó hoặc như một cách tránh để tay tiếp xúc với răng chó.[4]
    • Một số huấn luyện viên khuyên bạn nên chơi kéo co với chó. Trò chơi này vừa giúp chó thích thú, vừa giúp bạn kiểm soát dễ dàng khi nắm một đầu đồ chơi. Ngừng chơi kéo co khi chó phá vỡ luật chơi để giữ cho đôi bên được an toàn.[5][4]
  4. Cho chó chơi an toàn dưới sự giám sát của bạn. Không nên chơi thô bạo với chó con hay cắn. Chơi thô bạo sẽ khuyến kích chó cắn nhiều hơn và hình thành thói quen trong tiềm thức chó. Không được sử dụng bàn tay làm đồ chơi. Bạn cũng nên theo dõi khi con bạn chơi đùa với chó con. Trẻ nhỏ không có khả năng huấn luyện chó nên có thể xảy ra những thương tích không mong muốn.[6]
    • Chỉ để trẻ nhỏ chơi với chó con khi có người lớn giám sát, chó con hiểu rõ luật chơi hoặc chỉ khi kích thước của chó không gây nguy hiểm cho trẻ trong quá trình chơi.
  5. Sử dụng bình xịt nước trong trường hợp nghiêm trọng. Trong trường hợp chó con cắn mạnh và dai, bạn nên cầm theo bình xịt nước. Nói "KHÔNG!" đồng thời xịt nước vào mặt chó để ngăn chó cắn. Nên cài đặt vòi phun nhẹ nhàng, đủ để làm chó giật mình và không làm tổn thương chó.[6] Lưu ý rằng chó có thể liên tưởng bạn với bình xịt nước, do đó có thể đề phòng bạn vào những lần sau.
    • Không nên dùng bình phun nước để đe dọa chó con hoặc làm chó sợ hãi nếu không muốn chó chỉ cư xử đúng khi bạn cầm bình phun nước trên tay.
  6. Thưởng nếu chó cư xử đúng. Bạn nên âu yếm và thể hiện tình yêu thương mỗi khi chó con cư xử đúng. Ví dụ, nếu yêu cầu chó thả đồ chơi xuống và chó làm theo, bạn có thể nói "Đúng rồi" hoặc "Bé ngoan" để khen chó và thưởng cho chó thật nhiều đồ chơi.[7]
    • Nên nhớ bạn giống như cha/mẹ của chó, vì vậy, bạn nên khuyến khích chó trở thành một thành viên ngoan ngoãn, khỏe mạnh và vui vẻ trong gia đình.

Tìm hiểu về hành vi cắn ở chó con[sửa]

  1. Hiểu được chó học cắn như thế nào. Chó con thường cắn khi lớn lên là điều bình thường. Thông thường, chó con sẽ học cách tránh cắn những thành viên khác trong bầy, bao gồm chó trưởng thành. Chó con thường chơi với những con chó thân thiết khác trong bầy, nhờ đó sẽ biết khi nào không nên cắn để tránh gây tổn thương cho đồng loại. Nếu chó con không biết kiểm soát hoặc ngừng cắn, nó sẽ bị những con chó khác phạt nặng hoặc bị cắn và chịu thương tích.[8]
    • Nếu chó con có thể học dễ dàng, những con chó khác trong bầy sẽ thể hiện hành vi cắn rõ ràng và mạnh mẽ hơn cho đến khi chó con cư xử đúng và được chúng chấp nhận.
  2. Nhận thức tầm quan trọng của việc dạy chó ngừng cắn. Nếu bạn cho phép chó con cắn, nó sẽ bị mất kiểm soát và không biết cách ngừng cắn. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề về hành vi khi chó con trưởng thành. Nếu nghi ngờ chó con cắn do sợ hãi hay tức giận, bạn nên nói chuyện và xin trợ giúp từ chuyên gia hành vi động vật.[2]
    • Chó con chỉ được phép cắn người hoặc con vật khác khi gặp nguy hiểm thực sự và cần phải tự vệ.
  3. Phòng ngừa an toàn khi chó con cắn. Nếu muốn huấn luyện chó con với sự trợ giúp của huấn luyện viên có trình độ, bạn nên chuẩn bị rọ mõm cho chó. Chó con có thể học cách ngừng cắn nhanh hơn khi được rọ mõm. Tuy nhiên, không nên sử dụng rọ mõm khi không hiểu rõ mục đích và phương pháp huấn luyện. Nếu sử dụng rõ mõm sai cách, chó con sẽ gây nguy hiểm thật sự cho con người, đặc biệt là người cố đeo rọ mõm cho chó.
    • Không nên trẻ nhỏ tham gia huấn luyện chó con, thậm chí là những con chó có vẻ “an toàn”. Bạn có thể phải nhốt chó hoặc cho chó vào cũi khi không có người trưởng thành và am hiểu ở bên.

Lời khuyên[sửa]

  • Giúp chó con hòa nhập hết mức có thể. Nên để chó con gặp gỡ những con chó khác và người khác trong một môi trường tích cực. Cho chó học hỏi những kinh nghiệm mới khi chó còn nhỏ.[9] Bạn có thể đăng kí cho chó con học lớp thuần phục sớm để chó củng cố vị trí của mình trong phạm vi gia đình.
  • Nếu phải xa mẹ quá sớm, chó con khó có thể học cách ngừng cắn một khi đã quen cắn.
  • Răng trưởng thành của chó con bắt đầu mọc khi chó được 4 tháng (khoảng 16 tuần) tuổi. Vì vậy, bạn nên dạy chó con ngừng cắn trước khi chó đạt đến độ tuổi này để tránh gây nhiều tổn thương cho da người. [10]
  • Giống chó nhỏ cũng có thể gây tổn thương. Vì vậy, đừng nghĩ chó nhỏ mà bỏ qua khi bị cắn. Chó con dù có kích thước lớn hay nhỏ cũng cần được huấn luyện để chúng không cắn nữa. Điều này sẽ ngăn chặn hành vi cắn nghiêm trọng hơn trong tương lai.
  • Nếu muốn tìm cách ngăn chó cắn hiệu quả, bạn có thể cân nhắc cho chó con vừa chơi vừa học ở một nhóm huấn luyện chó con.

Cảnh báo[sửa]

  • Khi bạn sử dụng bình xịt, chó con có thể trở nên sợ nước hoặc âm thanh xịt nước.
  • Có nhiều cách sẵn có giúp kiểm soát hành vi cắn vì không phải mọi con chó hoặc tất cả mọi người đều phản ứng tích cực với cùng một phương pháp. Nếu bạn hoặc các thành viên khác trong gia đình đang gặp nguy hiểm hay sợ hãi chó con, bạn nên tìm một chuyên gia huấn luyện có bằng cấp hoặc chuyên gia hành vi động vật ứng dụng/ Bác sĩ thú y có bằng cấp ngay.[2] Hành vi cắn càng kéo dài và không được kiểm soát, chó con càng quen thói và càng có nguy cơ gây thương tích cho người hơn.
  • Nếu nhận thấy thái độ hung dữ của chó con, bạn nên tham khảo bác sĩ thú ý để giúp chó kiểm tra các vấn đề về hành vi. Bác sĩ thú y có thể khuyên bạn đưa chó đi gặp chuyên gia hành vi động vật.
  • Cẩn thận khi phun nước lên người chó. Phun quá mạnh có thể làm chó con bị thương và chọc tức chó nhiều hơn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.