Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chăm sóc chó săn thỏ
Từ VLOS
Chó săn thỏ (Beagle) là loài động vật dễ nuôi, thân thiện nhưng cần được huấn luyện và chăm sóc thường xuyên. Chúng có nguồn gốc là giống chó săn, vì thế khi được nuôi thả tự dó, chúng thích đi khám phá mọi thứ bằng chiếc mũi thính của mình suốt cả ngày. Trước khi nuôi chó con săn thỏ, bạn cần chuẩn bị tinh thần cho tính hiếu động của loài này.[1] Việc chăm sóc tốt cho chó con săn thỏ không chỉ bao gồm đáp ứng nhu cầu cơ bản mà còn là tạo cơ hội rèn luyện, quan tâm chăm sóc, và kích thích tinh thần cho chúng.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chuẩn bị đưa chó con về nhà[sửa]
-
Tìm
hiểu
đặc
tính
chung
của
chó
săn
thỏ.
Bạn
cần
nhớ
rằng
đây
là
giống
chó
săn.
Khi
hiểu
được
thói
quen
của
chúng,
bạn
có
thể
thỏa
mãn
nhu
cầu
của
chó
con
(cả
về
tinh
thần
lẫn
thể
chất)
để
trở
thành
chú
chó
ngoan,
hạnh
phúc
và
vui
vẻ.
[1]
- Ví dụ, bản tính của giống chó này là săn thỏ, vì thế chúng rất hay tò mò và rúc mũi vào bất kỳ thứ gì mà không cần biết có liên quan đến mình hay không.
- Dọn dẹp đồ đạc trong nhà. Trước khi mang chó con về nhà, bạn cần dọn sạch toàn bộ vật dụng trong nhà. Nhặt hết rác nằm trên sàn, đồ dùng cá nhân, thức ăn không dành cho chó con hoặc chó trưởng thành, và bất kỳ đồ vật nào mà chó con có thể nuốt và/hoặc bị mắc nghẹn. Nói chung, bạn cần dọn dẹp nhà vì chó con sẽ khám phá hết mọi thứ mà chúng bắt gặp được.
-
Làm
quen
với
chó
con.
Nếu
không
thể
mang
chó
con
về
nhà
ngay,
bạn
nên
ghé
thăm
chúng
thường
xuyên
để
chúng
thích
nghi
với
người
mới.
Nhiều
người
chăn
nuôi
sẽ
cho
phép
điều
này,
vì
đây
là
biện
pháp
hiệu
quả
giúp
chó
con
làm
quen
với
bạn.
- Tất nhiên, mọi thứ phụ thuộc vào địa điểm và người giao chó con. Ví dụ, nếu bạn nhận nuôi chó con từ chỗ nhốt chó mèo lạc, bạn cần mang chúng về nhà ngay. Tuy nhiên, nếu chó con thuộc về người chăn nuôi lý tưởng, bạn cần để chúng ở với chó mẹ theo thời gian mà người chăn nuôi khuyến cáo.
-
Mua
vật
dụng.
Trước
khi
mang
chó
con
về
nhà,
bạn
cần
chuẩn
bị
sẵn
rất
nhiều
đồ
đạc.
Dưới
đây
là
danh
sách
vật
dụng
cần
thiết:
- Bát đựng thức ăn và nước: Bát nên làm từ chất liệu thép không gỉ hoặc sành sứ, vì loại này có thể cho vào máy rửa bát và dễ dàng rửa sạch.
- Ổ nằm: Ổ nằm nên có chất liệu mềm mại, ấm cúng và thoải mái để chó con cảm thấy an toàn. Bạn nên chọn loại có lớp bọc có thể giặt giũ và cân nhắc mua hai ổ nằm để thay thế cho nhau khi một cái được mang đi giặt.
- Miếng vệ sinh dành cho chó con. Loại này dễ thấm hút và dùng một lần khi xảy ra sự cố huấn luyện đi vệ sinh không thể tránh khỏi.
- Chất tẩy uế và găng tay gia dụng. Hai dụng cụ này được sử dụng để dọn sạch chất thải. Bạn nên chọn dung dịch tẩy rửa enzym và không nên mua loại có chứa thuốc tẩy hoặc a-mô-ni-ắc vì có thể làm cho mùi nước tiểu nồng hơn thu hút chó con quay lại chỗ cũ.
- Chuồng: Bạn nên chọn chuồng có kích thước vừa vặn để chó con có thể đứng dậy và nằm sải toàn bộ chân. Nếu chuồng chó trưởng thành quá lớn, bạn có thể sửa lại các vách ngăn để điều chỉnh chuồng có kích thước phù hợp dành cho chó con. Nếu diện tích chuồng lớn, chó con có thể đi vệ sinh ở một chỗ ngay trong chuồng.
- Vòng cổ và thẻ. Chọn vòng cổ có chất liệu ni-lông và thẻ bằng kim loại. Thẻ kim loại giúp nhận dạng chó con nếu đi lạc. Bạn có thể bắt đầu đeo vòng cổ khi chó con ít nhất được 6 tháng tuổi và thay đổi vòng khác khi chúng lớn lên.
- Bộ cương và dây xích: Bạn nên cho chó con làm quen với đồ vật này càng sớm càng tốt để có thể kiểm soát chúng khi đang ở trong sân vườn, không để chạy xổng trong lúc bạn đang huấn luyện chó con đi vệ sinh.
- Đồ chơi: Chó săn thỏ rất thích gặm nhấm đồ đạc, vì thế bạn nên mua loại đồ chơi được chứng nhận an toàn. Kiểm tra đồ chơi thường xuyên để xem có bị hư hỏng cũng như vứt đi nếu cần thiết. Bạn cần nhớ rằng thú nhồi bông, mắt hoặc mũi thú đồ chơi, hoặc thậm chí là dây cót bên trong cũng có thể gây tắc nghẽn đường ruột nếu nuốt phải. Do đó bạn cần hết sức cẩn trọng.
- Thức ăn vặt dành cho chó con: Bạn nên mua loại thức ăn mềm và giòn. Loại giòn giúp làm sạch cao răng, còn thức ăn mềm được dùng trong khi huấn luyện.
- Thức ăn dành cho chó con. Bạn nên mua loại mà chúng hay ăn nếu có thể.
- Dụng cụ vệ sinh cơ bản: Chuẩn bị bàn chải, lược, găng tay cao su, kèm cắt móng, dầu gội và dầu xả dành cho chó, kem đánh răng, bàn chải, và khăn tắm.
Mang chó con về nhà[sửa]
-
Đưa
chó
con
đến
ngay
địa
điểm
đi
vệ
sinh
đã
xác
định
trước
khi
bạn
mang
chúng
về
nhà.
Đây
sẽ
là
nơi
giải
quyết
nỗi
buồn
của
chúng.
Đưa
chó
con
lại
gần
chỗ
đi
vệ
sinh
và
quan
sát
xem
chúng
có
bài
tiết
chất
thải
hay
không.
Nếu
có,
bạn
nên
khen
ngợi
chó
con
thật
nhiều
và
cho
ăn
thức
ăn
vặt
để
chúng
liên
kết
địa
điểm
với
hành
động
đi
vệ
sinh.[2]
- Dắt chó con đi dạo xung quanh sân vườn và khu vực lân cận trước khi bước vào nhà. Điều này giúp chúng làm quen với môi trường và xác định lãnh thổ mới.[3]
- Đưa chó con vào nhà một cách yên lặng. Bạn không nên làm ầm lên và thể hiện tình yêu thương đối với chúng. Chó con cần thời gian để thích nghi với ngôi nhà mới. Yêu cầu con cái ngồi yên và cho phép chó con tiến lại gần để chúng không cảm thấy quá căng thẳng. Bạn cần quan sát chó con chặt chẽ và khi bắt gặp hành động đánh hơi để tìm chỗ giải quyết nỗi buồn, bạn nên ẵm chúng ra ngoài địa điểm đi vệ sinh ngay lập tức, và thưởng cho cún con nếu chúng có đi vệ sinh.[2]
- Mang dây xích cho chó con và dắt chúng đi dạo quanh nhà. Sau khi mang chó con về nhà, bạn có thể giới thiệu nhà mới cho chúng. Điều này giúp cún con cảm thấy dễ chịu hơn khi nắm rõ vị trí đồ đạc. Bạn không nhất thiết phải cho cún con tìm hiểu từng phòng một ngay lập tức, mà chỉ nên giới thiệu một số khu vực phòng cho phép tiếp cận.[3]
Cho chó con ăn[sửa]
-
Đề
nghị
người
chăn
nuôi
cung
cấp
loại
thức
ăn
trước
đây
với
số
lượng
đủ
cho
4-5
ngày.
Điều
này
giúp
chó
con
hấp
thụ
thức
ăn
quen
thuộc
với
dạ
dày
của
chúng.
Bạn
nên
thay
đổi
loại
thức
ăn
từ
từ,
sau
khi
chó
con
ở
nhà
mới
từ
một
đến
hai
ngày.[2]
- Để thay đổi thức ăn, bạn có thể thêm ¼ thức ăn mới và giảm lượng thức ăn cũ xuống còn ¾. Sau 2-3 ngày, tăng dần lượng thức ăn mới cho đến khi chó con có thể ăn thức ăn mới hoàn toàn. Bước này giúp cho dạ dày làm quen với thức ăn mới nhằm tránh tình trạng tiêu chảy do thay đổi thức ăn đột ngột.
-
Lựa
chọn
thức
ăn
được
ghi
nhãn
"Tăng
trưởng"
hoặc
"Chó
con"
để
chú
cún
hấp
thụ
đầy
đủ
lượng
canxi
và
protein
cần
thiết
cho
sự
phát
triển.
Kiểm
tra
nhãn
bao
bì
thức
ăn
và
tìm
thành
phần
thịt,
chẳng
hạn
như
thịt
gà,
thịt
bò,
hoặc
thịt
cừu.
Như
vậy
thành
phần
chính
là
một
trong
những
loại
thịt
nêu
trên
thể
hiện
chất
lượng
thức
ăn.
Tránh
thực
phẩm
có
thành
phần
chính
là
bột
ngũ
cốc
và
"sản
phẩm
phụ,"
vì
chứa
rất
ít
chất
dinh
dưỡng.
- Sau khi chó con được 1 tuổi, bạn có thể chuyển sang thức ăn dành cho chó trưởng thành.
-
Cho
chó
con
ăn
theo
lịch
trình
cố
định.
Đối
với
chó
con
dưới
12
tuần
tuổi,
bạn
nên
cho
ăn
theo
số
lượng
khuyến
cáo
(theo
chỉ
dẫn
in
trên
bao
bì)
chia
thành
4
phần
trong
ngày.
Đối
với
chó
con
từ
3
đến
6
tháng
tuổi,
chia
thức
ăn
thành
3
phần
hằng
ngày.
Khi
đến
độ
tuổi
từ
6
tháng
trở
lên,
cho
ăn
2
lần
một
ngày.
- Khi chó con được một tuổi, bạn có thể cho ăn một lần một ngày.
-
Không
cho
chó
con
ăn
nhiều
thức
ăn
vặt
hoặc
đồ
ăn
thêm.
Bạn
cần
nhớ
rằng
chó
săn
thỏ
rất
tham
ăn.
Chúng
không
có
khái
niệm
ăn
no,
vì
thế
bạn
không
nên
cho
ăn
thêm
khi
thấy
vẻ
mặt
cầu
xin
của
chúng.
Ngoài
ra,
thức
ăn
phải
ở
ngoài
tầm
với
và
đựng
trong
hộp
kín,
vì
chó
con
rất
thích
đi
phá
tủ
thức
ăn.[4]
- Tuy nhiên, chó săn thỏ hay bị kích thích bởi đồ ăn, do đó bạn có thể tận dụng điều này khi huấn luyện chúng.
- Dẫn chó con ra ngoài sau khi ăn. Bạn cần lưu ý rằng sau khi ăn khoảng 10-20 phút, chó con sẽ có nhu cầu đi vệ sinh. Đưa chúng ra ngoài sau bữa ăn và ở cạnh chó con để khen ngợi nếu chúng giải quyết nỗi buồn đúng chỗ.
- Dùng nước ấm và xà phòng rửa bát để vệ sinh bát đựng thức ăn của chó con. Hoặc bạn có thể cho vào máy rửa bát. Vệ sinh bát thức ăn giúp ngăn ngừa bệnh tật, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, và tăng thêm phần hấp dẫn cho bữa ăn.
Tập thể dục cho chó con[sửa]
- Cho chó con tập nhiều bài thể dục nhẹ nhàng. Chó săn thỏ là có đặc điểm hoạt bát cần chạy nhảy nhiều, nhưng bạn cần chú y các khớp xương của chó con đang phát triển. Các khớp này rất dễ bị chấn thương. Nhằm tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, giống như khi vận động viên khởi động trước khi chạy, bạn nên dắt chó con đi dạo khoảng 5 phút trước khi chơi trò chơi đuổi bắt hoặc ném đồ vật.[4]
-
Không
cho
chó
con
tập
luyện
quá
mức
làm
ảnh
hưởng
đến
các
khớp
xương.
Quy
tắc
cơ
bản
đó
là
bạn
cần
ngừng
lại
khi
thấy
chúng
bắt
đầu
di
chuyển
khó
khăn.
Cơ
bắp
mệt
mỏi
sẽ
không
còn
đủ
khả
năng
hỗ
trợ
khớp
xương.
Đây
là
thời
điểm
mà
khớp
dễ
bị
chấn
thương
nhất.
Nếu
chó
con
vẫn
nhún
nhảy
bình
thường
thì
bạn
có
thể
yên
tâm.
- Tránh để chó con gắng sức cho đến khi chúng đạt kích cỡ trưởng thành, từ 12-18 tháng tuổi.
-
Dắt
chó
con
đi
dạo
quãng
ngắn
với
thời
gian
5
phút
mỗi
ngày.
Nếu
đi
dạo
lâu
hơn
chúng
có
thể
mệt
mỏi
và
bị
đau
khớp.
Bạn
có
thể
tập
luyện
thêm
cho
chó
con
bằng
trò
chơi
ném
đồ
vật
hoặc
kéo
co
bằng
đồ
chơi.
- Dành thời gian cho cún con càng nhiều càng tốt. Bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian, cho nên có thể tận dụng thời điểm này để chơi đùa và luyện tập cho chó con thường xuyên.
-
Không
bỏ
mặc
chó
con
bên
ngoài
một
mình.
Chó
săn
thỏ
sẽ
không
tự
tập
luyện
trừ
phi
bạn
tham
gia
cùng
với
chúng.
Ngoài
ra,
giống
chó
này
rất
thích
đi
lang
thang
và
khám
phá
xung
quanh.
Điều
này
có
nghĩa
là
nếu
bạn
không
giám
sát
chó
con,
chúng
sẽ
tự
mình
tìm
cách
vượt
qua
hàng
rào
để
ra
ngoài.
Chúng
là
bậc
thầy
trong
việc
đào
bới
và
leo
trèo,
cho
nên
hàng
rào
nhà
bạn
sẽ
không
có
tác
dụng
gì
cả.
[1]
- Nếu chó con không thể thoát ra ngoài, bạn nên lưu ý trường hợp chúng sủa hoặc tru lên vì bực tức. Cách tốt nhất để ngăn chặn điều này đó là cho chúng tập luyện kích thích bộ não thật nhiều để được thỏa mãn và không cảm thấy nhàm chán hay khó chịu.
Huấn luyện chó con[sửa]
- Bắt đầu huấn luyện chó con càng sớm càng tốt. Giống này có đặc điểm khá bướng bỉnh, vì thế bạn cần tiến hành huấn luyện thật sớm để chúng vâng lời bạn. Tích hợp bài huấn luyện vào trong hoạt động thường ngày, chẳng hạn như yêu cầu chó con ngồi xuống trước khi cho ăn hoặc mang dây xích. Bạn chỉ nên huấn luyện theo từng buổi ngắn, từ 5-10 phút một lần khi chó con nhỏ hơn bốn tháng tuổi.
- Áp dụng hình thức huấn luyện có thưởng. Không được trừng phạt chó con, nếu không chúng sẽ liên kết hình phạt với bạn (và trở nên dè chừng hơn) thay vì liên kết với hành động sai trái của chúng. Thay vào đó, bạn nên thưởng khi chó con thực hiện hành vi đúng đắn. Luôn yêu thương, chăm sóc và hướng dẫn chó con thực hiện hành vi tốt.
- Huấn luyện chó con thực hiện mệnh lệnh phục tùng cơ bản. Điều này giúp chó con hòa hợp với người chủ trong thời gian dài. Bắt đầu dạy chó con ngồi xuống. Sau đó huấn luyện chúng lại gần khi được gọi và ở yên vị trí theo mệnh lệnh. Bạn cũng có thể huấn luyện chó con đi vệ sinh đúng chỗ ngay sau khi mang chúng về nhà.
- Chở chó con trên xe thường xuyên để chúng làm quen với việc đi lại cùng với chủ nhân. Nếu không, mỗi lần bạn mang chó con lên xe, chúng sẽ nghĩ rằng mình sắp đến gặp bác sĩ thú y. Khi đó cún con sẽ rên rỉ và làm bạn khó chịu.
-
Tập
thích
nghi
sớm
cho
chó
con.
Mang
chó
con
đến
lớp
quản
lý
một
lần
một
tuần.
Biện
pháp
này
giúp
chó
con
học
cách
phản
ứng
với
những
con
chó
và
người
lạ.
- Tuy nhiên, không nên cho chó con tiếp xúc với những con khác nếu chưa tiêm chủng đầy đủ.
-
Dạy
chó
con
thích
nghi
với
chuồng.
Chó
con
thường
cảm
thấy
an
toàn
khi
ở
trong
cũi
và
chuồng
sẽ
trở
thành
nơi
trú
ẩn
cho
chúng.
Bạn
có
thể
trải
chăn
dưới
đáy
chuồng
có
mùi
của
chó
mẹ,
và
giấu
thức
ăn
vặt
trong
chuồng
để
chó
con
liên
kết
chuồng
với
trải
nghiệm
tốt
đẹp.
- Ngoài ra, bạn có thể cho chó con ăn trong chuồng. Ban đầu bạn nên cho ăn khi mở cửa chuồng. Sau một thời gian, đóng cửa lại trong vài giây, mở ra, rồi khen ngợi chó con vì đã hành xử tốt. Dần dần đóng cửa chuồng lâu hơn cho đến khi bạn có thể nhốt chó con trong chuồng tối đa bốn tiếng liên tục nhưng chúng không cảm thấy khó chịu.[2]
- Bật đài phát thanh trong lúc bạn vắng nhà. Điều này giúp chó con cảm thấy an toàn hơn.
Chăm sóc sức khỏe cho chó con[sửa]
-
Mang
chó
con
đi
tiêm
chủng.
Lên
lịch
đi
khám
bác
sĩ
thú
y
để
tiêm
chủng
khi
chúng
được
6-8
tuần
tuổi.
Bác
sĩ
thú
y
sẽ
khuyến
cáo
về
rủi
ro
mắc
bệnh
cụ
thể
tại
địa
phương
và
bệnh
nào
cần
phải
chích
ngừa.
- Ngoài ra bạn cũng nên thảo luận với bác sĩ thú y về vấn đề triệt sản nhằm đưa ra quyết định tốt nhất cho thú cưng của mình.
- Đưa chó con đi khám bác sĩ thú y ít nhất sáu tháng một lần. Bạn cần mang chú cún đi khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm bệnh tật nếu có. Chăm sóc chó con bao gồm điều trị chăm sóc sức khỏe phòng ngừa, chẳng hạn như thuốc diệt ký sinh trùng tim mạch, bọ chét và bọ ve.
- Dạy chó con hiểu rằng đi khám bác sĩ là một điều thú vị (hoặc ít nhất là có thể chịu được). Mang theo thức ăn vặt để bạn có thể cho chúng ăn khi đang ở phòng khám. Nếu bạn đưa chó con đi khám bác sĩ từ lúc nhỏ, chúng sẽ thích nghi với việc này hơn.
- Cân nhắc cấy vi mạch dưới da chó con. Bước này bao gồm tiêm nhanh vi mạch nhỏ vào trong da. Mỗi vi mạch có số nhận dạng riêng chứa thông tin của bạn và bằng chứng sở hữu. Điều này đặc biệt hữu ích đối với chó săn thỏ vì nếu chúng thoát ra ngoài và đi lang thang, người ta có thể nhốt tạm chúng và quét vi mạch để tìm chủ nhân và sẽ liên lạc với bạn.
Vệ sinh cho chó con[sửa]
- Chải chuốt cho chó con hằng ngày. Dùng bàn chải lông cứng để loại bỏ phần lông rụng và giúp cho bộ lông trở nên sáng bóng. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị thêm bàn chải và kem đánh răng dành cho chó con để thú cưng làm quen với việc đánh răng ngay lập tức.
-
Tắm
cho
chó
con
khi
chúng
bị
bẩn.
Bạn
nên
điều
chỉnh
nhiệt
độ
nước
không
nên
quá
nóng,
cũng
như
không
tắm
cho
thú
cưng
quá
thường
xuyên.
Nếu
không
da
chó
con
sẽ
bị
khô
ráp.
- Sử dụng dầu gội dịu nhẹ, chẳng hạn như loại dầu gội yến mạch dưỡng ẩm. Không dùng sản phẩm dành cho người làm khô da vì pH của da chó khác với người.
- Vệ sinh mắt và tai của chó con. Lau sạch mắt hằng ngày để ngăn ngừa viêm nhiễm và ghèn mắt. Ngay cả những giống chó không phải lông trắng cũng có thể bị ghèn và viêm nhiễm da xung quanh mắt. Bạn nên vệ sinh tai hai lần một tuần để loại bỏ rái tai và mùi hôi.
Cảnh báo[sửa]
- Không để vật dụng bừa bãi quanh nhà khiến chó con có thể nuốt phải gây mắc nghẹn.
- Không nên trì hoãn việc huấn luyện chó con. Nếu huấn luyện quá trễ sẽ gây ra vấn đề LỚN. Nên bắt đầu càng sớm càng tốt!
- Không nên mua chó con nhỏ hơn tám tuần tuổi, vì đây không phải là độ tuổi thích hợp để tách chúng ra khỏi chó mẹ.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 http://www.yourpurebredpuppy.com/reviews/beagles.html
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 Sổ tay Chó con Vui vẻ. Pippa Mattinson. Nhà xuất bản Ebury
- ↑ 3,0 3,1 https://www.cesarsway.com/cesar-millan/cesars-blog/8-essential-steps
- ↑ 4,0 4,1 http://www.beaglepro.com/beagle-temperament
Bài cùng chủ đề[sửa]
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Chải răng cho chó
- Huấn luyện chó
- Nhận biết cún yêu nhà bạn đang mang thai
- Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn của chó
- Chuẩn bị cơm gà cho chó
- Giảm cân cho chó
- Vệ sinh tai cho chó
- Chăm sóc chó con
- Nhận biết bệnh Parvo ở chó
- Dạy chó ngưng nhảy lên người
- Xem thêm liên kết đến trang này.