Tiêm vắc xin cho chó

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức bằng cách tiêm vắc-xin cho chó tại nhà. Chỉ cần biết quy trình chính xác và làm theo những hướng dẫn cơ bản, tiêm vắc-xin tại nhà sẽ trở nên đơn giản và an toàn hơn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo chó đang khỏe mạnh và đưa chó đi kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm vắc-xin.Vắc-xin cũng nên được bảo quản và vận chuyển đúng cách để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe cho chó.

Các bước[sửa]

Chuẩn bị tiêm vắc-xin cho chó[sửa]

  1. Đưa chó đi khám bác sĩ thú y. Cần đưa chó đi khám tổng quát trước khi tiêm vắc-xin. Bác sĩ thú y sẽ xác định chó có đủ khỏe mạnh để tiêm vắc-xin tại nhà hay không. Nếu chó bị bệnh hoặc suy yếu miễn dịch, tiêm vắc-xin sẽ trở nên vô hiệu hoặc khiến chó bệnh nặng thêm.
    • Tiêm vắc xin có thể giúp chó chống lại nhiều loại bệnh, tuy nhiên bạn không nên tự tiêm vắc-xin dại cho chó. Chỉ có bác sĩ thú y mới có khả năng tiêm vắc-xin ngừa bệnh dại cho chó.[1]
  2. Nhận biết các phản ứng với vắc-xin. Chó rất hiếm khi phản ứng với vắc xin nhưng bạn vẫn nên chú ý những phản ứng có thể xảy ra. Chó có thể bị sưng tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, yếu sức hoặc chán ăn, hắt hơi hoặc ho.[2] Một trong những phản ứng nghiêm trọng nhất là sốc phản vệ, có thể đe dọa đến tính mạng chó và cần được điều trị y tế ngay lập tức. Nếu thấy chó khó thở, tim đập chậm hoặc tụt huyết áp, bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay.[1] Nếu bị giảm nhịp tim hoặc tụt huyết áp, chó có thể trở nên buồn ngủ bất thường, suy nhược, chao đảo và cuối cùng là ngất xỉu trong vòng 20-30 phút.
    • Hầu hết các loại vắc-xin cho động vật chỉ được tiêm dưới da để giảm đau cũng như các phản ứng có thể xảy ra.
    • Nếu chó đã từng phản ứng với vắc xin, cho dù phản ứng rất nhỏ, bạn không nên cố tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào tại nhà để ngăn ngừa phản ứng nghiêm trọng hơn.
  3. Hiểu biết kiến thức cơ bản về vắc-xin. Cơ chế hoạt động của vắc-xin là mô phỏng vi-rút hoặc vi khuẩn gây nhiễm trùng bằng cách kích thích hệ miễn dịch sản xuất tế bào chống lại vi-rút hoặc vi khuẩn.[3] Vắc-xin giúp hệ miễn dịch sẵn sàng đương đầu với vi-rút hoặc vi khuẩn sau này. Vì vậy, khi chó được tiêm vắc-xin ngừa một loại vi-rút hoặc vi khuẩn nào đó, hệ miễn dịch của chó sẽ nhớ cách chống lại nhiễm trùng cũng như cách sản sinh tế bào chống lại vi-rút hoặc vi khuẩn đó.[4]
    • Trên thực tế, ngoại trừ xuất hiện một số phản ứng nhẹ (phát ban nhẹ hoặc sốt), vắc-xin chỉ mô phỏng theo vi rút hoặc vi khuẩn và không hề gây nhiễm trùng cho chó.
  4. Tiêm vắc-xin theo lịch trình. Đối với nhiều loại vắc xin, bạn có thể tiêm 2 mũi đầu cách nhau 3-4 tuần để đảm bảo hoạt động của hệ miễn dịch. Về sau, cứ cách 2-3 năm, bạn có thể tiêm một liều nhắc lại cho chó để khả năng phòng ngừa được cập nhật liên tục.
    • Mỗi loại vắc-xin có thời gian tiêm chủng riêng nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để xác định thời gian tiêm chủng cho chó.[5]

Tiêm vắc-xin cho chó[sửa]

  1. Chuẩn bị tiêm. Kiểm tra để biết chắc chắn vắc-xin được vận chuyển đúng cách và bảo quản theo đúng nhiệt độ ghi trên nhãn. Bạn có thể phải pha trộn vắc-xin. Nếu vậy, bạn cần kết hợp 2 lọ vắc-xin theo đúng chỉ dẫn trên nhãn. Sau khi pha, cho dung dịch vào ống tiêm và loại bỏ bọt khí dư thừa bằng cách vỗ nhẹ bề mặt ống tiêm. Bạn nên chĩa mũi kim tiêm lên trên.[6]
    • Hầu hết các loại vắc-xin cần được bảo quản theo nhiệt độ thông thường trong tủ lạnh.
  2. Chuẩn bị cho chó. Bạn nên đảm bảo tắm rửa sạch sẽ cho chó và loại bỏ hết bụi bẩn ở vùng da quanh cổ. Lông chó phải khô trước khi tiêm vắc-xin. Bạn nên nắm vùng da ở cổ thành một cụm để tạo nhiều khoảng trống bên dưới da giúp tiêm vắc-xin dễ dàng hơn.[6]
    • Không giống như tiêm cho người, bạn không cần phải lau sạch chỗ tiêm bằng cồn trước khi tiêm vắc-xin cho chó.
  3. Tiêm vắc-xin. Đặt ống tiêm nằm dọc theo lưng chó sao cho kim tiêm (phần bằng của kim) với cụm da chuẩn bị tiêm tạo thành một góc xiên. Nhẹ nhàng đâm kim vào da, đồng thời kéo ống tiêm lại. Từ từ ấn bơm tiêm xuống để truyền vắc-xin vào cơ thể chó.[6]
    • Nếu thấy máu chảy ra từ mũi kim, bạn nên tiêm ở chỗ khác. Máu chảy ra từ mũi kim chứng tỏ bạn đã đâm phải mạch máu. Bạn không thể tiêm vắc-xin vào mạch máu.
  4. Rút kim ra. Sau khi rút kim tiêm ra, bạn cần nhấn lên chỗ tiêm khoảng 30 giây để ngăn chảy máu. Cho kim và ống tiêm vào thùng rác thích hợp hoặc lọ thủy tinh để mang đi xử lý tại phòng khám thú y.[6]
    • Không nên cho kim chưa được đậy kín vào thùng rác để tránh gây tổn thương cho công nhân môi trường trong quá trình xử lý rác.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu không tự tin tiêm vắc-xin cho chó, bạn có thể đưa chó đi tiêm chủng ở phòng khám thú y.
  • Nếu cảm thấy cần tập luyện trước khi tiêm vắc-xin thật sự cho chó, bạn có thể lồng một chiếc tất vào một chai nước rỗng. Sau đó, nắm tất thành một cụm giống như "nắm da chó" khi tiêm. Bạn nên tập tiêm cho đến khi thoải mái tiêm bằng một tay. Nên tập sử dụng ống tiêm và nắm tất cùng một lúc để quen với cả hai việc này trước khi tiêm thật cho chó.
  • Bạn phải thật sáng suốt và bình tĩnh để giúp chó thả lỏng khi tiêm vắc-xin.

Cảnh báo[sửa]

  • Chỉ nên tiêm vắc-xin được bác sĩ thú khuyến nghị.
  • Không tiêm vắc-xin vào tĩnh mạch.
  • Không tiêm vắc-xin nếu chó bị ốm hoặc suy yếu miễn dịch. Bên cạnh đó, chó bị tiêu chảy hoặc nôn mửa cũng không được tiêm vắc-xin.
  • Đảm bảo khử trùng tất cả dụng cụ tiêm chủng và thực hiện theo các quy trình khử trùng. Tuyệt đối không sử dụng dụng cụ chưa khử trùng để tiêm vắc-xin cho chó.
  • Mua vắc-xin đã được cấp phép để đảm bảo vắc-xin được bảo quản đúng cách.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Bài cùng chủ đề[sửa]

chăm sóc thông thường ...

ngăn và chữa bệnh ...

chăm sóc và huấn luyện chuyên biệt ...

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.