Chọn thức ăn lành mạnh cho chó

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn là người chăm sóc chó của mình và muốn điều tốt nhất cho cún cưng. Sức khỏe của chúng phần lớn do thức ăn quyết định. Tuy nhiên, có quá nhiều lựa chọn về thức ăn, làm thế nào bạn chọn được thứ tốt nhất cho chó của mình? Dưới đây là một số hướng dẫn đơn giản giúp bạn quyết định cho cún cưng ăn gì. Mặc dù không có thức ăn “tốt nhất” cho chó nhưng chắc chắn có những loại tốt hơn về mặt dinh dưỡng.

Các bước[sửa]

Quyết định nhu cầu ăn uống của chó[sửa]

  1. Nhớ độ tuổi và mức độ hoạt động của chó. Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng của chó dựa vào nhiều yếu tố, bao gồm: sự tăng trưởng, hoạt động, tình trạng sinh sản và độ tuổi. Thức ăn dành cho thú cưng được sản xuất cho từng thời kỳ phát triển của chúng. Một chú chó con đang tuổi lớn cần nhiều calo hơn một chú chó nhiều tuổi hơn. Chó đang mang thai hoặc cho con bú cũng cần nhiều calo hơn chó bị hoạn.[1]
  2. Xác định nhu cầu dinh dưỡng của chó. Bạn cần xem xét đến nhu cầu calo của thú cưng, nhưng cũng cần nhớ rằng không phải là calo từ một loại chất dinh dưỡng, chẳng hạn như đạm hoặc tinh bột. Ví dụ, đạm chiếm khoảng 20-25% lượng calo là đủ để một chú chó khỏe mạnh tăng trưởng và thực hiện các hoạt động khác.
    • Nếu chó của bạn duy trì thể trạng khỏe mạnh với những dấu hiệu như: bạn có thể nhìn thấy phần eo của chúng và dễ dàng cảm nhận phần xương sườn bằng lòng bàn tay, điều đó có nghĩa là chó của bạn ở trạng thái tốt. Nếu chú chó của bạn nặng cân hơn cần thiết, hãy giảm lượng calo đi 10-25% trong vòng một tháng và đánh giá lại. Nếu chó của bạn có vẻ quá gầy, hãy tăng lượng calo thêm 10-25% và theo dõi điều gì sẽ xảy ra. Duy trì lượng calo cung cấp khi thể trạng mong muốn của chó đã đạt được.
    • Nếu bạn cho chó ăn quá nhiều calo, chúng sẽ tích tụ trong cơ thể của chó dù đó là calo có được từ chất béo, đạm hay tinh bột.
    • Chó có thể bị bệnh viêm tụy với chế độ ăn quá nhiều chất béo (và đôi khi là quá nhiều đạm).[2] Chất béo là một dạng năng lượng cô đặc. Thức ăn khô ít béo cho chó chứa 6-8% chất béo, trong khi chế độ ăn nhiều chất béo hơn có thể chứa đến 18% chất béo.
  3. Trao đổi với bác sĩ thú y về chế độ ăn của chó xem liệu họ có thể tư vấn cho bạn điều gì dựa trên sức khỏe hiện tại của chú chó. Nếu chó của bạn bị bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn (như: tiểu đường, bệnh thận, viêm tụy, dị ứng thức ăn, v.v…), bác sĩ thú y sẽ trao đổi với bạn các lựa chọn và lập kế hoạch riêng về chế độ ăn cho chó của bạn.
    • Hỏi ý kiến bác sĩ thú y nếu bạn lo ngại về bệnh tiêu chảy kinh niên hoặc các bệnh về da liên quan đến dị ứng thức ăn. Tiêu chảy ở chó có nhiều nguyên nhân (như: nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn), nhưng thức ăn chắc chắn là một nguy cơ lớn.
    • Nếu vật nuôi thỉnh thoảng đi phân lỏng và tự điều chỉnh trong vòng một ngày mà vẫn hoạt động và ăn uống bình thường thì đó không phải là vấn đề đáng lo. Tuy nhiên, vật nuôi bị các đợt tiêu chảy liên tục không cầm và/hoặc có các dấu hiệu bệnh lí khác, như: ngủ li bì và kém ăn, cần được kiểm tra, và thay đổi chế độ ăn có thể là cách để xử lý các trường hợp như vậy. Da mẩn ngứa kinh niên không do thay đổi mùa có thể liên quan đến dị ứng thức ăn.[3]
    • Bạn cần có sự hỗ trợ của chuyên gia dinh dưỡng thú y đối với những thức ăn được bán sẵn hoặc công thức chế biến thức ăn.

Chọn thức ăn dinh dưỡng cho chó[sửa]

  1. Đừng tin vào quảng cáo. Hãy nhớ rằng các chương trình tiếp thị trên vô tuyến, tạp chí và ở cửa hàng là nhằm vào con người. Thậm chí thiết kế nhãn bao bì hoặc hộp thức ăn cũng là nhằm để mời gọi con người lựa chọn và mua. Đừng để những quảng cáo dễ thương, bắt mắt đánh lừa. Hãy nghiên cứu vì sức khỏe cún cưng của bạn.
    • Những nhãn dán có các thuật ngữ tiếp thị như: “cao cấp”, “tự nhiên”, hoặc “sành điệu” rất dễ bán nhưng chúng không phải là những khái niệm cụ thể được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hoặc nhà sản xuất thức ăn cho thú nuôi công nhận.[4]
  2. Quyết định lựa chọn giữa thức ăn khô và đóng hộp. Cho chó ăn thức ăn đóng hộp thay vì thức ăn khô hoặc ngược lại chỉ là vấn đề của sự lựa chọn và tài chính. Hầu hết các chú chó đều có thể dùng một trong hai loại này, tuy nhiên, đôi khi bạn có thể thấy chó nhạy cảm với một loại thức ăn. Chúng có thể bị các triệu chứng như nôn mửa hoặc tiêu chảy, điều đó cho thấy đường ruột của chúng không tiêu hóa thức ăn một cách thích hợp.
    • Thức ăn đóng hộp thường đắt hơn thức ăn khô nhưng chứa khoảng 75% là nước.
  3. Ở Mỹ, bạn hãy đảm bảo nhãn thức ăn được đóng dấu công nhận của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Mỹ (AAFCO). Trở thành thành viên AAFCO là tự nguyện, nhưng việc này sẽ cung cấp các chỉ dẫn về công thức và quá trình sản xuất thức ăn cho thú nuôi. Nhãn thức ăn được công nhận cung cấp cơ sở đảm bảo với khách hàng rằng thức ăn đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng cơ bản dành cho loài động vật được liệt kê trên bao bì.[5][6]
  4. Kiểm tra danh sách thành phần trên nhãn dán. Chó là động vật ăn tạp, có thể ăn thịt, ngũ cốc và rau. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra thành phần thức ăn đầu tiên được liệt kê là thịt, như “thịt gà” hay “thịt bò” chứ không phải là “sản phẩm phụ từ thịt” hoặc “thịt đã nấu”. Khi bạn nhìn thấy chữ “thịt gà” trên danh sách thành phần thì điều đó có nghĩa thịt chủ yếu là các mô cơ, nhưng có thể bao gồm ức động vật hoặc tim (hoặc các bộ phận khác).[7]
    • Bạn cũng cần tìm hiểu để biết chắc thành phần đầu tiên trong danh sách không phải là ngũ cốc hay rau củ, trừ khi bạn cho chó theo chế độ ăn kiêng vì lý do nào đó.
  5. So sánh thành phần giữa các loại thức ăn khác nhau. Danh sách thành phần trên nhãn dán được liệt kê theo khối lượng của chúng trong công thức của thức ăn. Những thành phần có chứa nước, như thịt, thường đứng đầu danh sách.
    • Để so sánh giữa thức ăn khô (độ ẩm 10-12%) và thức ăn đóng hộp (75% là nước), bạn cần xem xét lượng độ ẩm trong thức ăn nếu muốn xác định chính xác tỷ lệ phần trăm đạm trong thức ăn cho chó.[4] Để tính “chỉ số chất khô” của lượng đạm trong một hộp thức ăn cho chó, bạn cần loại bỏ nước trong thức ăn bằng phép tính. Ví dụ, nếu thức ăn chứa 12% đạm và hộp chứa 75% nước, hãy chia 12% cho 25%, ta có 48% đạm. Hàm lượng này tương đối cao. (Bạn sử dụng 25% ở mẫu số để phản ánh phần thức ăn còn lại sau khi loại bỏ 75% nước).[8][9] Cách này sẽ giúp bạn so sánh được các loại thức ăn cho chó với nhau, dù chúng được chế biến theo các công thức khác nhau.
  6. Kiểm tra nhãn dán để nắm được phương pháp “phân tích thành phần”, phương pháp này cho bạn biết lượng đạm, chất béo và chất xơ trong thức ăn. Lượng chất khuyến nghị cho thú cưng của bạn ăn dựa vào cân nặng của chúng, và có thể tìm thấy trên hầu hết vỏ bao bì thức ăn.
    • Tất nhiên, nhà sản xuất không thể đáp ứng nhu cầu của từng vật nuôi, vì vậy, hãy sử dụng thông tin này như một hướng dẫn cơ bản và kiểm soát thể trạng của vật nuôi.
    • Bạn cũng sẽ không tìm thấy hàm lượng calo trên bao bì hoặc thân hộp, do đó, bạn cần gọi điện cho công ty hoặc kiểm tra thông tin trên mạng.[10]
    • Hỏi ý kiến bác sĩ thú y nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về trọng lượng và tình trạng vật nuôi của bạn.
  7. Tìm bao bì thức ăn mới được sản xuất. Sau khi đã lựa chọn được loại thức ăn, bạn cần biết chắc thức ăn đó mới được sản xuất. Hãy kiểm tra hạn dùng trên bao bì. Thức ăn khô thường được xịt chất béo bên ngoài để tăng vị ngon. Chất béo sẽ bị ôi sau một thời gian để ra ngoài ánh sáng và không khí. Nhiệt sẽ làm tăng nguy cơ bị ôi.[11]
    • Bạn cũng cần kiểm tra xem bao bì có kín khí và không bị thủng trước khi mua về nhà.
    • Các cửa hàng bán thức ăn cho vật nuôi thường đặt thức ăn có hạn gần nhất lên trên hoặc đằng trước nhằm quay vòng hàng tồn kho. Họ muốn bán thức ăn có hạn gần nhất trước, đó cũng là điều dễ hiểu. Hãy kiểm tra liệu sản phẩm ở phía đằng sau hoặc ở cuối kệ có hạn dùng còn xa không và lấy chúng nếu thấy thích hợp.
    • Mặc dù có vẻ như bạn sẽ tiết kiệm tiền nếu mua túi thức ăn 20kg cho một chú chó nặng 5kg, nhưng tốt hơn bạn nên chọn túi nhỏ để đảm bảo độ tươi ngon, trừ khi bạn dự trữ thức ăn được bọc kín trong tủ bảo ôn để tránh bị ẩm và cháy đông. Nhớ dán nhãn cho túi thực phẩm với tên thức ăn, số lô (đề phòng trường hợp thức ăn bị thu hồi), ngày mua và hạn dùng. Chỉ lấy phần cần sử dụng trước khi cho ăn một ngày để thức ăn rã đông hoàn toàn.
  8. Bảo quản thức ăn cho chó thích hợp. Bạn nên để nguyên thức ăn cho chó trong túi của chúng đặt trong hộp kín (làm từ nhựa hoặc kim loại) để nơi mát và không có ánh sáng, như tủ để đồ, chạn bát hoặc thậm chí trong tủ bảo ôn.[12] Bảo quản thức ăn đóng hộp còn thừa được đậy kín trong tủ lạnh. Thức ăn đóng hộp chưa sử dụng nên được bảo quản nơi khô mát.
    • Thức ăn khô cho chó tốt nhất được sử dụng trong vòng 6 tuần sau khi mở bao bì với điều kiện được bảo quản thích hợp.[12]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bạn thích cho chó ăn thực phẩm nấu tại nhà hoặc ăn sống, bạn nhất thiết phải tìm hiểu và sử dụng công thức đang tin cậy. Chế độ ăn không cân bằng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hoặc gây ra bệnh nguy hiểm đến tính mạng của chó.[13] Chế độ ăn sống đòi hỏi xử lý thực phẩm an toàn, thích hợp để tránh nhiễm các loại vi khuẩn như salmonella, listeria, E.coli, hoặc nhiễm các chất bẩn khác.
  • Có rất nhiều nguồn thông tin giúp bạn tìm ra chế độ ăn dinh dưỡng tốt nhất cho cún cưng của bạn. Một số ví dụ như cuốn The Whole Pet Diet (Chế độ ăn đầy đủ cho thú cưng) của Andi Brown, Dr. Becker's Real Food for Healthy Dogs and Cats (Thức ăn đích thực của bác sĩ Becker dành cho chó và mèo khỏe mạnh) của tác giả Beth Taylor, và Raw and Natural Nutrition for Dogs (Nguồn dinh dưỡng tự nhiên, tươi sống cho chó) của Lew Olson.
  • Acana và Orijen là những thương hiệu có chuẩn mực nghiêm ngặt về sức khỏe được tiêu thụ tại Canada. Chúng tốt hơn nhiều so với nhãn hàng của Mỹ nhưng giá lại cao hơn. Ở Mỹ, bạn cũng có thể mua sản phẩm của Taste of the Wild, đó là loại thức ăn cho chó rất tốt nhưng rẻ tiền. Chúng không chứa ngũ cốc và gluten, cũng như sản phẩm phụ từ thịt. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y để xem bạn có thể cho cún cưng ăn loại thức ăn đó hay không. Đừng cho chó ăn thức ăn ướt thường xuyên vì không tốt cho răng và có thể làm chúng bị đau bụng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Bài cùng chủ đề[sửa]

chăm sóc thông thường ...

ngăn và chữa bệnh ...

chăm sóc và huấn luyện chuyên biệt ...

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.