Huấn luyện chó trưởng thành

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Huấn luyện chó con hoặc trưởng thành, nhỏ hay nhiều tuổi đều quan trọng như nhau. Ngoài việc hình thành cách cư xử, huấn luyện chó cũng giúp cải thiện mối quan hệ giữa chủ và thú cưng. Hơn nữa, bạn có thể đảm bảo an toàn cho vật nuôi thông qua huấn luyện về nên và không nên làm gì, cũng như luôn phản ứng mệnh lệnh của người chủ. Ví dụ, chú chó có thể cứu bạn khỏi tai nạn xe nếu chúng thoát ra ngoài hoặc đi lạc.

Các bước[sửa]

Chuẩn bị huấn luyện chó[sửa]

  1. Chuẩn bị phần thưởng mà chú cún thích. Bạn nên chia đồ ăn thành phần nhỏ để thưởng cho chúng mà không phải lo ngại về việc thú cưng tăng cân. Một vài giống chó, đặc biệt là Labrado (chó tha mồi) và Beagle (chó săn), cực kỳ thích đồ ăn, và bạn có thể cho một phần thức ăn viên hằng ngày vào túi nhỏ rồi dùng để thưởng cho chúng.
  2. Lựa chọn môi trường ít gây xao nhãng, chẳng hạn như sân vườn sau nhà. Bạn cần khiến chú cún nghe thấy lời mình, thay vì quan sát những con chó khác đang vui đùa trong công viên. Trong giai đoạn huấn luyện sớm, nếu không chắc về phản ứng của chó, bạn nên mang dây xích cho chúng. Điều này giúp bạn điều khiển chú chó nếu bắt đầu có dấu hiệu mất tập trung vào những âm thanh khác ở xung quanh. Thay vào đó, bạn chỉ nên quấn nhẹ dây xích vào cổ chó.[1]
    • Sau khi chó đã học mệnh lệnh cơ bản, bạn có thể tiếp tục bài học bao gồm yếu tố gây xao nhãng. Điều này mang lại lợi ích vì chó sẽ hiểu được rằng bạn muốn chúng phản ứng trong mọi trường hợp, thay vì chỉ đáp lại khi ở trong sân vườn.
  3. Bắt đầu buổi huấn luyện ngắn. Chương trình huấn luyện tiêu biểu bao gồm hai buổi mỗi ngày với mỗi buổi kéo dài từ 10 đến 20 phút. Ngoài ra, bạn cũng có thể củng cố mệnh lệnh bằng cách yêu cầu chú cún "ngồi xuống" trước khi ăn, hoặc "ở yên đó" khi bạn muốn đi trước.[2]
    • Mỗi giống chó thường có mức độ tập trung khác nhau, (cũng giống như tính cách mỗi con người không hoàn toàn giống nhau). Tuy nhiên, một số giống lại dễ huấn luyện hơn, có nghĩa là chúng có mức độ tập trung cao. Các giống này bao gồm German shepherd, Border collie, Labrado và những giống có bản năng săn mồi.
  4. Quy định tốc độ huấn luyện thực tế. Bạn có thể dạy chó trưởng thành thực hiện những thủ thuật mới, nhưng sẽ tốn khá nhiều thời gian. Bạn không nên trông đợi rằng chúng sẽ nhặt đồ vật nhanh như khi còn nhỏ trong khoảng thời gian tập thích nghi. Tuy nhiên, bạn cũng nên lạc quan khi quá trình huấn luyện kéo dài lâu, chỉ cần kiên trì và bạn sẽ gặp hái được thành công.

Xác định loại hình huấn luyện đưa vào áp dụng[sửa]

  1. Sử dụng phương pháp huấn luyện dựa trên phần thưởng. Một số phương pháp huấn luyện ủng hộ thống trị vật nuôi triệt để. Mặc dù vẫn phải giữ vai trò dẫn dắt, nhưng bạn nên khuyến khích chúng thay vì điều chỉnh nghiêm khắc. Xem chú cún là thành viên nhỏ trong gia đình cần tuân theo quy định trong nhà nhằm đảm bảo lợi ích cho mọi người.
    • Huấn luyện có thưởng áp dụng nguyên tắc trao thưởng cho hành vi tốt để chú cún lặp lại hành động này để có được phần thưởng, trong khi hành vi xấu sẽ không được thưởng, do đó chúng sẽ ngừng hành động này.[1]
  2. Tìm hiểu cách thức huấn luyện sử dụng công tắc, vì đây là phương pháp huấn luyện chó mang lại hiệu quả tích cực. Nội dung huấn luyện được mô tả chi tiết trong bài viết Cách để Huấn luyện chó bằng công tắc. Nguyên tắc huấn luyện đó là dạy cho chú cún liên kết tiếng lách cách với phần thưởng hoặc đồ ăn. Sau đó, bạn có thể đưa ra từ ngữ ám hiệu và sử dụng công tắc nhằm đánh dấu thời điểm chính xác cần diễn ra hành vi theo mong muốn, rồi thưởng cho chú cún.
    • Lợi ích của việc sử dụng công tắc đó là dựa trên phần thưởng, vì thế bạn có thể đánh dấu chính xác hành vi mong muốn mà các biện pháp khác không thể làm được.[1]
  3. Không bao giờ sử dụng vòng xích. Đây là hành động tàn nhẫn không những khiến chú cún không thích bạn, mà loại vòng cổ này còn gây tổn thương vĩnh viễn lên phần cổ của chó. Trên thực tế, loài chó đã tử vong do mang vòng xích.
    • Vòng xích, vòng chĩa, hoặc vòng điện chỉ dùng trong quá trình huấn luyện biếng nhác hoặc không có chất lượng. Những loại vòng này hoạt động dựa trên nỗi sợ đau đớn để khuất phục chó và khiến chúng sợ hãi, thay vì khuyến khích thực hiện hành vi đúng đắn theo yêu cầu.[1]
  4. Tìm hiểu quá trình huấn luyện chó. Mượn hoặc mua sách nói về việc huấn luyện chó ở thư viện và nhà sách tại địa phương. Đọc sách và bài viết nói về huấn luyện chó, hành vi, cũng như tâm lý học để bạn hiểu được thú cưng nghĩ gì nhằm áp dụng phương pháp huấn luyện hiệu quả hơn.
  5. Không la mắng hoặc đánh đập thú cưng. Bạn nên nhận thức rằng việc trách mắng chú cún không phát huy hiệu quả trong quá trình huấn luyện. Chó là loài sống ở thực tại và nếu bị bạn la mắng, chúng sẽ hình thành liên kết xấu với người chủ, và trở nên dè chừng hơn, thay vì học được bài học, khiến cho mối quan hệ của cả hai bị ảnh hưởng. Trong những lúc có mặt và muốn điều chỉnh hành vi, chẳng hạn như chú cún ở trên ghế sofa, bạn nên dùng biểu hiệu nét mặt và giọng nói không đồng tình để cho thú cưng thấy rằng bạn không vui, nhưng việc trừng phạt bằng cách la hét hoặc bạo lực thân thể chỉ làm tổn hại đến mối quan hệ giữa bạn và chú cún.
    • Sự gây hấn thường làm chó sợ hãi, chứ không mang lại phản ứng huấn luyện chính xác. Nếu bạn đánh chú cún quá nhiều hoặc quá mạnh, chúng sẽ cảm thấy căng thẳng khi bạn đưa tay lại gần. Vì thế khi có đứa trẻ lại gần vuốt ve, chú chó sẽ cho rằng đây là bàn tay đã đánh đập mình. Chúng sẽ cảm thấy sợ hãi và nghĩ rằng "Liệu hôm nay người này có đánh mình hay không?" Do đó chú cún sẽ cắn để xoa dịu nỗi khiếp sợ này.

Huấn luyện mệnh lệnh cơ bản[sửa]

  1. Bắt đầu huấn luyện chó "ngồi xuống." Việc đưa ra mệnh lệnh "ngồi xuống" vững chắc giúp bạn kiểm soát tình huống hoàn toàn. Ví dụ, nếu chó nghe tiếng chuông cửa và sủa lên, bạn có thể ngăn cản hành vi này bằng cách yêu cầu chúng ngồi xuống, sau đó thưởng đồ ăn rồi đưa chú cún sang phòng khác để ngừng sủa.
    • Để dạy chó ngồi xuống, bạn nên cho chúng thấy phần thưởng trong tay. Đưa phần thưởng ngang mũi của chú cún, sau đó đưa lên trên mũi. Nói "ngồi xuống." Phần đầu của chú chó sẽ hướng theo phần thưởng, khiến chúng nâng đầu lên và hạ thân người xuống. Ngay khi chú chú cún ngồi xuống, bật công tắc và thưởng cho chúng.[1]
    • Khi chú cún bắt đầu thực hiện hành động thường xuyên, bạn nên dừng việc thưởng cho chúng. Điều này khiến cho thú cưng không đoán trước được liệu chúng có được thưởng hay không và sẽ không còn xem thường điều này. Khi đó chú cún sẽ hoạt động chăm chỉ hơn. Sau một thời gian, bạn chỉ nên thưởng cho chúng khi thực hiện mệnh lệnh thứ tư hoặc năm.
    • Một khi chó bắt đầu ngồi xuống thường xuyên theo mệnh lệnh, bạn có thể yêu cầu chúng thực hiện hành vi này khi đi dạo bên ngoài, trước khi đặt thức ăn xuống, và ở lề đường trước khi đi bộ qua đường.
  2. Dạy chó ở yên vị trí theo lệnh. Bạn có thể huấn luyện mệnh lệnh này tương tự như "ngồi xuống". Yêu cầu chú cún ngồi xuống, sau đó lùi lại. Nói "ở yên đó", và khi chúng không di chuyển, bật công tắc và thưởng cho chú cún, kèm theo lời khen ngợi. Từ từ tăng dần khoảng cách, cho đến khi bạn có thể rời khỏi phòng mà thú cưng vẫn ở ngay vị trí cố định.[1]
  3. Huấn luyện chạy về. Để dạy mệnh lệnh này, bắt đầu ở khu vực nhỏ để khoảng cách giữa bạn với chó không quá xa. Khi chúng quay lại và bước về phía bạn, đưa ra từ ám hiệu "ở đây". Khi chú cún tiếp tục đi về phía có tiếng lách cách, và tiến lại gần, bạn có thể khen ngợi và thưởng cho chúng. Lặp lại bước này cho đến khi chú cún hiểu được mong muốn của bạn. Gọi thú cưng lại gần mỗi khi cho ăn hoặc trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
    • Giúp chú cún liên kết việc lại gần chủ nhân với điều gì đó tốt đẹp. Bạn nên tỏ ra hào hứng, và thưởng đồ ăn thường xuyên. Bắt đầu với khoảng cách 'lại gần' nhỏ và thả chúng ra để trở lại với hoạt động đang diễn ra.
    • Gọi về là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng nhầm lẫn ở chó và người. Vấn đề ở đây là chúng ta hay khiển trách thú cưng khi mà sau 30 phút chúng mới trở về. Điều này khiến cho chú cún nghĩ rằng hành động tiến lại gần của chúng làm bạn khó chịu, vì thế chúng sẽ không quay về nữa. Hành động la mắng chỉ làm lệch hướng hành động của vật nuôi. Thay vào đó, cho dù là mất thời gian bao lâu, bạn cũng nên tỏ ra vui vẻ khi thấy thú cưng trở về và khen ngợi chúng thật nhiều.[1]
    • Sau khi chó đã thành thạo mệnh lệnh trong phòng nhỏ, bạn có thể bắt đầu áp dụng ở khu vực sân nhà. Trừ phi bạn hoàn toàn đảm bảo rằng chú cún sẽ chạy về, bạn không nên thả dây xích khi chúng đang ở trong công viên. Mang dây xích cho thú cưng để bạn có thể kiểm soát nếu chúng không vâng lời.
  4. Huấn luyện chó đi vệ sinh bên ngoài. Nếu chú cún chưa được huấn luyện đúng cách, bạn nên quay về nội dung cơ bản và huấn luyện lại giống như chó con. Tạo điều kiện cho chú cún hoạt động nhiều, và sau đó đưa chúng vào phòng nhỏ hoặc cũi (dạy thú cưng thích nghi với cũi. Dắt chó ra ngoài mỗi giờ, và khi chúng đi vệ sinh, bạn có thể sử dụng ám hiệu "đi vệ sinh". Khi chú cún đã giải quyết nỗi buồn xong, bạn có thể thưởng thật nhiều đồ ăn cho chúng. Ngoài ra, bạn nên thực hiện bài huấn luyện này vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Sau một thời gian, chú cún sẽ hiểu rằng chỉ cần đi vệ sinh ở một địa điểm cố định thì mình sẽ được thưởng.
    • Nếu chó đi bậy trong nhà, bạn không nên la mắng chúng. Thay vào đó, bạn nên dùng chất tẩy enzym để khử sạch mùi hôi khiến chúng không đi bậy một lần nữa. Không nên dùng chất tẩy gia dụng, đặc biệt những loại có chứa thuốc tẩy, vì có chứa thành phần a-mô-ni-ắc giống nước tiểu khiến cho mùi hôi nồng hơn.
  5. Huấn luyện chó không phá phách đồ đạc. Để dạy chú cún từ bỏ thói quen này, bạn có thể chọn một món đồ mà chúng thích nhưng không phải là đồ chơi. Cho phép chó gặm món đồ này, sau đó đưa ra phần thưởng hấp dẫn. Chú cún phải thả đồ vật xuống để có được phần thưởng, cho nên sẽ "nhả ra". Bấm công tắc ngay khi chúng thả món đồ xuống và thưởng đồ ăn. Lặp lại nhiều lần giống như những mệnh lệnh khác.
    • Sau khi huấn luyện, nếu bạn gặp phải thứ gì đó mà không muốn chó gặm nhấm và có thể khá thu hút, bạn có thể yêu cầu chú cún không được đụng vào món đồ đó. Khen ngợi khi chó chuyển hướng tập trung sang chủ nhân của mình.
    • Khi huấn luyện chó, bạn nên cất toàn bộ vật dụng có vẻ hấp dẫn với chú cún. Tuy nhiên, nếu chó gặm đồ vật có khả năng làm tổn thương nếu nuốt phải, bạn nên ấn hai bên gần phía trong xương hàm và khen ngợi chúng vì đã nhả đồ vật xuống. Như đã nói ở trên, không nên dùng lực để ép chú cún mở miệng để nhả đồ vật trừ khi đó là món đồ nguy hiểm, chẳng hạn như thuốc hoặc đồ sắc nhọn.
  6. Huấn luyện chó tránh xa đồ đạc trong nhà. Nếu chú cún trèo hoặc nhảy lên đồ đạc mà không được sự cho phép, yêu cầu chúng đi xuống một cách nghiêm khắc và khen ngợi khi chúng làm theo lời bạn. Nếu cần, bạn có thể đẩy chó xuống. Nếu chúng tiếp tục nhảy lên mà không có sự đồng ý, bạn nên đưa ra tín hiệu âm thanh không chấp thuận và đưa đầu gối ra trước để đẩy chó xuống. Bạn có thể mang dây xích cho chú cún khi ở trong nhà để tránh trường hợp đẩy chúng xuống nhưng lại bị táp khi chó nhảy ra khỏi đồ đạc trong nhà. Giảm thiểu tương tác bằng lời cho đến khi chú cún nằm xuống.
  7. Huấn luyện chó tránh xa con người, ngay cả khi chúng cảm thấy hào hứng khi gặp ai đó. Để dạy chú cún nằm xuống, bạn có thể dùng phần thưởng và mệnh lệnh, chẳng hạn như "nằm xuống". Nếu biện pháp này không phát huy tác dụng, bạn có thể đặt hộp đựng khí nén có nút chốt chuyển động phía trước món đồ để chú cún nhận hình phạt từ xa khi có hành động nhảy lên.

Lưu ý điều kiện đặc biệt[sửa]

  1. Ghi nhớ rằng bạn đang huấn luyện chó trưởng thành đã có kinh nghiệm về cuộc sống. Huấn luyện là quá trình lâu dài và phải luôn diễn ra cho dù chó đang ở độ tuổi nào. Tuy nhiên, nếu bạn cứu một chú chó trưởng thành, hoặc nhận ra rằng chú cún có những thói quen xấu, bạn cần nắm rõ phương pháp huấn luyện chó trưởng thành hiệu quả nhất.
  2. Lưu ý tình trạng thể chất. Bạn nên đưa chú cún đi khám bác sĩ thú y. Điều này giúp bạn nhận thức được hạn chế của chúng, cũng như tìm ra vấn đề sức khỏe gây nên tình trạng không phục tùng mệnh lệnh.
    • Ví dụ như trong trường hợp chó không chịu ngồi xuống, có thể chúng đang bị đau hông, khiến cho việc ngồi xuống rất khó khăn. Cách giải quyết đó là cho chú cún dùng thuốc giảm đau và thay đổi mệnh lệnh khác như là "đứng dậy."
    • Ngoài ra, nếu chú cún trưởng thành cố ý không phục tùng, có khả năng là chúng bị điếc, do đó sẽ không nghe được mệnh lệnh của bạn. Khi xác định được vấn đề này, bạn có thể chuyển sang tín hiệu bằng tay, thay vì mệnh lệnh bằng lời nói để chú cún có thể phản ứng lại.[3]
  3. Dành thời gian tìm hiểu chú cún và nhận biết điều gì làm chúng khó chịu. Ví dụ, nếu chú cún có thái độ hung hăn với chó lạ, đây có phải là do sợ hãi hay muốn bảo vệ lãnh thổ? Nắm được yếu tố then chốt này sẽ giúp bạn huấn luyện lại chú cún có hiệu quả hơn, thông qua việc hình thành sự tự tin đối với những con chó khác hoặc dọn dẹp đồ chơi mà chúng quyết luyệt bảo vệ.
    • Nếu chú cún hay chạy ra ngoài và chưa triệt sản, bạn có thể mang chúng đi thiến để giải quyết vấn đề.
    • Tìm hiểu những bài huấn luyện mà chó chưa tiếp thu tốt để tập trung vào nội dung đó. Chú cún có thói quen xấu nào đó cần phải điều chỉnh, hoặc bài huấn luyện cần phải mài sắc thêm?
    • Nếu chó phản ứng tốt, bạn có thể cân nhắc huấn luyện một số thủ thuật. Huấn luyện là phương pháp hiệu quả nhằm gắn kết với chú cún và giúp chúng hiểu rằng bạn là người chịu trách nhiệm. Hơn nữa, việc huấn luyện chú cún đang trong tình trạng đau buồn có thể giúp chúng bớt tập trung và xoa dịu nỗi buồn, vì khi đó chú cún có thể tận hưởng thời gian riêng với chủ nhân và cảm thấy an tâm rằng bạn là người bảo vệ chúng.[2]

Lời khuyên[sửa]

  • Tập luyện thì thầm với thú cưng. Điều này giúp chú cún tập trung lắng nghe hơn. Chúng sẽ sớm nhận ra âm thanh có liên quan đến mình mà bạn không cần phải nói toàn bộ cụm từ. Ngoài ra, phương pháp này có thể áp dụng trong nhà để giảm tiếng ồn tránh làm phiền người khác.
  • Nếu chó bị điếc, bạn nên sử dụng tín hiệu bằng tay đơn giản. Hướng lòng bàn tay lên trên và đưa tay lên cao. Bạn vẫn có thể đưa ra mệnh lệnh "ngồi xuống", vì một số chú chó có khả năng đọc chuyển động môi.
  • Tìm hiểu sở thích của chó. Nếu bạn huấn luyện chó ở trong khu vực an toàn không có hàng rào, bạn có thể ném món đồ chơi ưa thích của chúng và yêu cầu nhặt về lại để làm phần thưởng. Trong trường hợp nó có thể chơi trò ném đồ vật nhưng lại thích kéo co hơn, bạn có thể thay đổi phần thưởng bằng trò chơi này.
  • Mỗi con chó có khẩu vị khác nhau, vì thế bạn nên thử nhiều loại thức ăn để xem chúng thích gì nhất. Chú cún có thể rất thích món xúc xích cắt thành miếng nhỏ!
  • Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể yêu cầu chú cún ngồi và nằm xuống hoặc làm một số hành động nhanh để được thưởng thức bữa ăn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 1,6 Đừng Bắn Con chó. Karen Pryor. Sách Ringpress
  2. 2,0 2,1 Huấn luyện Chó Tích cực. Victoria Sitwell. Ten Speed Press
  3. Hành vi Loài chó. Hướng dẫn dành cho Bác sĩ thú y. Bonnie Beaver. Saunders

Bài cùng chủ đề[sửa]

chăm sóc thông thường ...

ngăn và chữa bệnh ...

chăm sóc và huấn luyện chuyên biệt ...

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.