Cạo lông chó

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nếu là người chủ tốt, đôi lúc bạn phải cạo lông cho chú cún nếu thời tiết quá nóng. Trên thực tế, chó không cần phải cạo lông, nếu có thì cũng nên do chuyên gia thực hiện. Tuy nhiên, nếu muốn đích thân cạo lông cho chúng, bạn cần hết sức cẩn trọng và bảo đảm an toàn cho người bạn của mình.

Các bước[sửa]

Cân nhắc lựa chọn khác[sửa]

  1. Không nên lo ngại thời tiết nóng. Có thể bạn cho rằng bộ lông dày khiến cho chú cún cảm thấy nóng nực. Trên thực tế, bộ lông có nhiệm vụ cách nhiệt, làm mát và bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Do đó, chúng ta không nên cạo lông của thú cưng.[1]
    • Ngoài chức năng làm mát, bộ lông có tác dụng bảo vệ da khỏi tia cực tím độc hại. Nếu không, chú cún dễ bị cháy nắng và có nguy cơ mắc bệnh ung thư da.[2]
    • Một số chuyên gia (không phải tất cả) chỉ ra rằng một số giống chó lai có bộ lông dày vì môi trường sống của chúng có khí hậu lạnh và không thể thích nghi với nhiệt độ môi trường cao. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về độ dày của lông chó và xem xét có nên cắt tỉa hay không.
    • Ngay cả khi chú cún cần được tỉa tót, bạn cũng không nên cạo quá nhiều mà nên chừa lại khoảng 2,5 cm để da có lớp bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời.[3]
  2. Cân nhắc về độ ẩm. Lý do tốt nhất để cạo lông cho chó xuất phát từ hiện tượng mưa chứ không phải do thời tiết nóng. Loài chó thường dễ mắc bệnh dòi, ấu trùng sinh sôi nảy nở trong bộ lông nếu bị ẩm lâu ngày. Vấn đề này có thể khá nghiêm trọng nếu chú cún có bộ lông dày bờm xờm và hay chạy ra ngoài trời mưa.[3]
    • Trao đổi với bác sĩ về việc bệnh dòi có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thú cưng hay không. Ngay cả khi chú cún gặp phải rủi ro tiềm ẩn đề cập ở trên, bạn vẫn có thể ngăn ngừa bằng cách giữ gìn vệ sinh và chăm sóc kỹ lưỡng các vết thương hở trên cơ thể chúng.[4]
  3. Không cạo lông cho chó có bộ lông kép. Bộ lông này có lớp lông tơ nằm ẩn phía dưới. Lớp này khó nhận diện vì được che phủ bởi lớp lông bên trên dày hơn, nhưng một số giống chó phổ biến có bộ lông kép, bao gồm Chó chăn cừu Đức, Phốc Sóc, Đường Khuyển, Husky, Malamute, và Samoyed. Khi già đi, bộ lông của chúng sẽ không thể mọc lại nếu cạo đi, trở nên loang lổ và lôi thôi lếch thếch.[5]
  4. Cân nhắc dịch vụ chuyên nghiệp. Chi phí chăm sóc thú cưng thường dao động từ 300 đến 500 ngàn đồng.[5] Chi phí bao gồm cắt tỉa lông, chăm sóc móng và vệ sinh chải chuốt cần thiết.
    • Đối với một số người thì mức giá này quá cao, nhưng nói chung thú cưng của bạn vẫn khỏe mạnh mà không cần phải cạo lông. Vì thế, nếu phải lựa chọn giữa hai giải pháp, bạn nên chọn cách không cạo lông cho chúng.
    • Trong lúc cạo lông, bạn sẽ có thể làm chú cún bị thương. Khi đó, chi phí thanh toán cho chuyên gia thực hiện sẽ rẻ hơn vì số tiền chữa trị cho chúng thậm chí có thể cao hơn dịch vụ vệ sinh.

Cạo lông chó[sửa]

  1. Chuẩn bị vật dụng. Bạn cần mua tông đơ, lược kèm theo tông đơ, bàn chải và chất bôi trơn. Tông đơ dành cho chó được bày bán tại cửa hàng vật nuôi hoặc chăm sóc động vật.[6]
    • Nếu chú cún hay bị giật mình bởi tiếng ồn lớn, bạn nên thử nhiều loại tông đơ để kiểm tra độ ồn của chúng. Sau đó chọn tông đơ không phát ra tiếng ồn nhiều.[7]
    • Mua lược kích cỡ E. Loại này có thiết kế chừa lại khoảng 2,5 cm lông, thường được khuyến cáo sử dụng.[8]
  2. Không để tông đơ quá nóng. Nếu không chú cún sẽ bị bỏng. Bạn nên ngừng lại một lúc để tông đơ hạ nhiệt. Thoa chất bôi trơn đi kèm với tông đơ để tránh tích nhiệt.[2]
  3. Tắm cho chó. Nếu lông rối bù sẽ rất khó dùng tông đơ khiến chú cún đau đớn. Trước khi bắt đầu cạo, bạn nên vệ sinh và chải lông cho chúng để gỡ rối hoàn toàn.[7]
  4. Cố định chú cún bằng vòng cổ. Bạn sẽ không muốn thú cưng của mình di chuyển quá nhiều trong lúc đang cạo lông. Nếu chúng không chịu hợp tác, bạn cần nhờ người hỗ trợ giữ cố định chú cún.[9]
  5. Cạo theo chiều mọc của lông. Nếu cạo theo hướng ngược lại, vết cạo sẽ không đều mà trở nên lởm chởm. Bạn cần thao tác chậm rãi và nhẹ nhàng.[7]
    • Nếu không xác định được phải cạo theo hướng nào, bạn có thể lấy thẻ tín dụng và chải dọc theo bộ lông. Nếu bộ lông xù lên và ngả về phía sau, bạn đang chải theo hướng ngược với chiều mọc của lông. Khi đó bạn cần cạo theo hướng ngược lại.
  6. Bắt đầu với những vùng nhạy cảm. Theo thời gian chú cún sẽ càng giảm bớt sự kiên nhẫn. Bạn cần ưu tiên xử lý những khu vực quan trọng, sau đó di chuyển đến khu vực khác.
    • Trình tự cạo lông bao gồm: đầu, nách, dưới đuôi, gáy, hai bên thân, bụng.
    • Chỉ cạo mặt khi chú cún đứng yên hoàn toàn và giữ tông đơ cách xa mắt vài cm trong lúc cạo.[10]
  7. Cạo vùng nách. Khi chú cún đang đứng, bạn nâng hai tay của chúng lên vị trí phù hợp. Cạo dưới khu vực này và lặp lại ở bên kia.
  8. Cạo vùng háng. Nâng chân sau của thú cưng lên giống tư thế đi vệ sinh và cạo lông dưới vùng này. Bước này giữ vệ sinh cho thú cưng khi giải quyết nỗi buồn, đặc biệt là giống chó lông dài. Sau đó lặp lại với chân kia.
  9. Cạo vùng mông. Nâng đuôi lên và cạo lông ở khu vực này để chúng đi vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên, bạn cần hết sức cẩn trọng khi xử lý vùng nhạy cảm này.
  10. Cạo khu vực còn lại. Bắt đầu với vùng gáy và dọc xuống cổ, lưng và hai bên thân. Cạo vùng bụng cẩn thận và lưu ý cạo theo hướng cách xa bàn tay.

Lời khuyên[sửa]

  • Một số con chó sợ tiếng ồn của tông đơ, vì thế trước khi tiến hành, bạn nên khởi động trước vài giây để chúng làm quen với âm thanh của dụng cụ. Giữ tông đơ gần đầu của thú cưng.
  • Cạo theo đường dài và chậm rãi thay vì cạo theo đường ngắt quãng.

Cảnh báo[sửa]

  • Không phải con chó nào cũng cần được cạo. Bộ lông có tác dụng giữ ấm và ngăn chặn tình trạng cháy nắng.
  • Hết sức cẩn thận khi cạo lông cho thú cưng.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Tông đơ và lược kích cỡ E.
  • Chất bôi trơn
  • Bàn chải

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Bài cùng chủ đề[sửa]

chăm sóc thông thường ...

ngăn và chữa bệnh ...

chăm sóc và huấn luyện chuyên biệt ...

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.