Nhận biết dấu hiệu ngộ độc ở chó

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nướu hoặc lưỡi có màu xanh, tím, trắng hoặc đỏ gạch là những dấu hiệu ngộ độc thường gặp ở chó. Bạn cũng nên đưa chó đến phòng khám thú y ngay nếu nhịp tim trên 180 nhịp/phút. Thân nhiệt của chó bị ngộ độc thường trên 39 độ C. Bạn cũng nên chú ý nếu chó mất thăng bằng hoặc không xác định được phương hướng. Nếu bị ngộ độc, chó thường hay nôn mửa và tiêu chảy. Bên cạnh đó, chó bị ngộ độc có thể thở hổn hển và nặng nhọc hơn 30 phút hoặc thở khò khè. Chó bỗng dưng chán ăn cũng là dấu hiệu bị ngộ độc. Nên đưa chó đi khám thú y nếu nghi ngờ chó bị ngộ độc.

Các bước[sửa]

Kiểm tra cơ thể chó[sửa]

  1. Quan sát miệng chó. Nướu răng và lưỡi của chó có thể biến chuyển từ xanh xám đến hơi hồng. Nếu nướu chó tự nhiên chuyển sang màu đen, bạn nên quan sát lưỡi chó. Nếu nướu hoặc lưỡi có màu xanh, tím, trắng, đỏ gạch hoặc đỏ tươi, bạn nên đưa chó đến phòng khám thú y ngay. Thay đổi màu sắc nướu và lưỡi chứng tỏ tình trạng kém lưu thông máu khắp cơ thể.[1]
    • Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp "tính thời gian máu trong mao mạch trở lại bình thường" (CRT) để kiểm tra có chất độc nào cản trở lưu thông máu hay không. Đẩy môi trên chó lên, đồng thời nhấn nướu răng nanh bằng ngón tay cái. Thả ngón cái ra sau đó kiểm tra màu sắc vị trí bạn vừa nhấn. Bình thường, màu sắc nướu răng sẽ chuyển đổi từ trắng sang hồng trong vòng 2 giây.[2] Nếu lâu hơn (hơn 3 giây), bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay.
  2. Kiểm tra nhịp tim. Nếu nhịp tim trên 180 nhịp/phút, chó có thể bị ngộ độc và cần được đi khám thú y ngay. Nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi của chó trưởng thành khoảng 70-140 nhịp/phút. Chó lớn thường có nhịp tim chậm hơn.
    • Bạn có thể kiểm tra và cảm nhận nhịp tim của con chó bằng cách đặt bàn tay lên ngực trái, sau khuỷu chân. Để tính nhịp tim mỗi phút, bạn có đếm nhịp tim trong 15 giây sau đó nhân với 4.[3]
    • Để chắc chắn, bạn có thể viết nhịp tim bình thường của chó vào sổ để xem lúc cần thiết. Một số con chó bẩm sinh có tim đập nhanh hơn bình thường.
  3. Kiểm tra thân nhiệt của chó bằng nhiệt kế. Phạm vi nhiệt độ bình thường của chó là khoảng 38-39 độ C.[3] Chó bị sốt chưa chắc đã bị trúng độc nhưng sốt có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác. Căng thẳng hoặc kích động có thể là dấu hiệu tăng thân nhiệt ở chó. Nếu chó bị hôn mê, ốm và tăng thân nhiệt, bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y ngay.[1]
    • Nên nhờ người giúp đo thân nhiệt cho chó. Một người giữ đầu chó để người kia đẩy nhiệt kế vào trực tràng dưới đuôi chó. Dùng sáp mỡ hoặc nước chứa chất bôi trơn K-Y để bôi trơn nhiệt kế. Bạn nên sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số.

Xác định thay đổi trong hành vi[sửa]

  1. Kiểm tra khả năng thăng bằng của chó. Nếu bị choáng, mất phương hướng hoặc chóng mặt, chó có thể đang gặp vấn đề về thần kinh hay tim hoặc hạ đường huyết do ngộ độc. Nên đưa chó đi khám thú y ngay khi thấy dấu hiệu mất thăng bằng ở chó.[1]
  2. Quan sát dấu hiệu nôn mửa và tiêu chảy. Nôn mửa và tiêu chảy đều là các dấu hiệu bất thường. Chó dường như đang nỗ lực tống chất độc nước ngoài bằng cách nôn và tiêu chảy. Bạn nên kiểm tra màu sắc, độ đặc cùng những gì có trong phân/chất nôn của chó. Nếu bình thường, phân chó thường đặc và có màu nâu. Liên hệ với bác sĩ thú y ngay nếu phân chó lỏng, màu vàng, xanh lá cây hoặc thâm đen.
  3. Chú ý hơi thở của chó. Chó thở hổn hển để giải nhiệt là chuyện bình thường và hay xảy ra. Tuy nhiên, thở hổn hển, nặng nhọc và kéo dài hơn 30 phút chứng tỏ hô hấp hoặc tim của chó đang có vấn đề. Nếu phát hiện chó thở khò khè hoặc đứt quãng, bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay vì chó có thể ăn phải một chất gì gây độc cho phổi.[1]
    • Bạn có thể xác định nhịp thở của chó trong 1 phút bằng cách quan sát ngực chó, đếm số lần chó thở trong 15 giây sau đó nhân với 4. Nhịp thở bình thường của chó vào khoảng 10-30 lần/phút.
  4. Theo dõi dấu hiệu chán ăn. Đột nhiên ngừng ăn có thể là dấu hiệu chó nuốt phải chất độc. Gọi cho bác sĩ thú y ngay nếu chó không chịu ăn hơn 24 tiếng.[1]

Gọi cứu trợ[sửa]

  1. Viết chi tiết các triệu chứng ở chó. Ghi lại những triệu chứng ngộ độc ban đầu cùng các biện pháp mà bạn đã áp dụng để xoa dịu những triệu chứng này. Cung cấp càng nhiều thông tin, bạn sẽ được chuyên gia hỗ trợ tốt hơn.
    • Không cho chó uống bất kỳ nước gì sau khi chó bị ngộ độc. Nước có thể tạo điều kiện cho chất độc nhanh chóng lan khắp cơ thể.[4]
  2. Xác định nguồn độc. Bạn nên dạo xung quanh nhà và sân để xác định chất độc tiềm năng như bả chuột, chất chống đông, nấm hoặc phân bón. Bạn nên chú ý hộp bị lật ngược, chai thuốc kê đơn bị hỏng, chất lỏng bị đổ hoặc hóa chất gia dụng bị bới tung.[1]
    • Nếu nghi ngờ chó ăn phải sản phẩm độc hại, bạn nên kiểm tra cảnh báo an toàn trên bao bì. Hầu hết sản phẩm có thành phần độc hại thường in số điện thoại của công ty trên bao bì để khách hàng có thể gọi điện xin tư vấn. Dưới đây là các chất độc hại chó thường xuyên ăn phải:
    • Nấm rừng (cần kiểm tra từng loại nấm trong văn bản tham khảo)
    • Quả óc chó bị mốc
    • Cây trúc đào
    • Hoa huệ tây/Củ cây hoa huệ tây
    • Vạn niên thanh
    • Cây mao địa hoàng
    • Sản phẩm vệ sinh gia dụng
    • Bã ốc sên (chứa Metaldehyde)
    • Thuốc trừ sâu
    • Thuốc diệt cỏ
    • Một số loại phân bón
    • Sôcô a (đặc biệt là sôcôla đen hoặc sôcôla để làm bánh ngọt)
    • Xylitol (kẹo cao su không đường)
    • Hạt Mắc-ca
    • Hành tây
    • Nho/nho khô
    • Bột nhào lên men
    • Rượu (cồn)[5]
  3. Gọi trung tâm kiểm soát chất độc hoặc bác sĩ thú y. Đường dây nóng của trung tâm kiểm soát chất độc không chỉ dành riêng cho người. Chất độc có thể gây cùng một ảnh hưởng cho cả người và chó nên đại diện của trung tâm kiểm soát chất độc có thể tư vấn cho bạn.[6] Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gọi bác sĩ thú y. Bạn nên mô tả các triệu chứng và nguyên nhân gây độc có thể.[7] Trao đổi với bác sĩ thú ý về mọi vấn đề liên quan đến tình hình ngộ độc ở chó. Hỏi bác sĩ thú y xem triệu chứng ngộ độc mà bạn vừa trình bày có cần đưa chó đi khám ngay không.
    • Không ép chó nôn khi không được hướng dẫn. Sau 2 giờ, chất độc có thể được tống ra khỏi dạ dày sau khi nôn.[8] Tuy nhiên, nếu chó khó thở, choáng, mất dần ý thức, ép chó nôn có thể làm chó nghẹt thở trong khi nôn.[4]
  4. Đưa chó đi khám thú y. Thời gian là yếu tố cốt yếu trong quá trình điều trị ngộ độc cho chó. Nếu triệu chứng vẫn xuất hiện sau khi bác sĩ thú y đưa ra chẩn đoán ban đầu, bạn nên đưa chó đến phòng khám thú y ngay. Tìm phòng khám thú y gần nhất trong vòng 24 tiếng nếu triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần hoặc xuất hiện trong đêm.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.