Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giúp đỡ người bị ngộ độc tiêu hóa
Từ VLOS
Theo công bố của Hội Nhi khoa Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 2,4 triệu người, hơn nửa trong số đó là trẻ em dưới sáu tuổi, nuốt phải hoặc tiếp xúc với các chất độc. Chất độc có thể bị hít vào, nuốt vào hoặc ngấm qua da. Thủ phạm gây ngộ độc nguy hiểm nhất gồm có thuốc, sản phẩm tẩy rửa, nicotine lỏng, nước rửa kính xe và nước chống đóng băng, thuốc trừ sâu, xăng, dầu hỏa và một số chất khác.[1] Tác động của các chất này và nhiều loại chất độc khác có thể khác nhau đến mức thường rất khó biết chuyện gì đã xảy ra, khiến nhiều trường hợp việc chẩn đoán bị chậm trễ. Trong mọi trường hợp nghi ngờ ngộ độc, điều đầu tiên và trước nhất là ngay lập tức gọi dịch vụ cấp cứu hoặc trung tâm kiểm soát chất độc.
Mục lục
Các bước[sửa]
Tìm trợ giúp y tế[sửa]
-
Biết
các
triệu
chứng
ngộ
độc.
Các
dấu
hiệu
ngộ
độc
có
thể
tùy
thuộc
vào
loại
chất
độc
nuốt
phải,
ví
dụ
như
thuốc
trừ
sâu,
thuốc
tây
hoặc
pin
nhỏ.
Ngoài
ra,
các
triệu
chứng
ngộ
độc
thông
thường
có
biểu
hiện
tương
tự
như
các
bệnh
lý
khác,
bao
gồm
co
giật,
phản
ứng
insulin,
đột
quỵ
và
say.
Một
trong
những
cách
tốt
nhất
để
biết
chất
độc
liệu
đã
nuốt
vào
chưa
là
nhìn
vào
các
dấu
hiệu
như
chai
hoặc
vỏ
hộp
rỗng,
vết
ố
hoặc
mùi
trên
người
nạn
nhân
hay
ở
gần
đó,
các
vật
không
ở
chỗ
cũ,
hoặc
ngăn
tủ
mở.
Tuy
vậy
vẫn
có
một
số
triệu
chứng
thực
thể
bạn
có
thể
lưu
ý,
trong
đó
bao
gồm:[2]
- Vết bỏng và/hoặc đỏ xung quanh vùng miệng
- Hơi thở có mùi hóa chất (xăng hoặc dung môi pha sơn)
- Nôn hoặc ọe
- Khó thở
- Buồn ngủ
- Rối loạn tinh thần hoặc tình trạng tâm thần thay đổi
-
Xác
định
xem
nạn
nhân
có
thở
không.
Nhìn
xem
lồng
ngực
có
nhô
lên
không;
nghe
âm
thanh
không
khí
ra
vào
trong
phổi;
cảm
nhận
không
khí
bằng
cách
để
má
bên
trên
miệng
của
nạn
nhân.[1][3]
- Nếu nạn nhân không thở hoặc không thấy có dấu hiệu sinh tồn khác như cử động hoặc ho, bạn hãy thực hiện hồi sức tim phổi CPR và gọi dịch vụ cấp cứu hoặc nhờ người ở gần đó gọi cấp cứu.[2]
- Nếu nạn nhân bị nôn, nhất là khi họ bất tỉnh, quay đầu nạn nhân nghiêng qua một bên để đề phòng bị nghẹn.
-
Gọi
dịch
vụ
cấp
cứu.
Gọi
911
(ở
Việt
Nam
bạn
có
thể
gọi
số
cứu
thương
115)
hoặc
số
điện
thoại
cấp
cứu
ở
địa
phương
nếu
nạn
nhân
bất
tỉnh
và
nghi
ngờ
bị
ngộ
độc,
dùng
quá
liều
thuốc,
chất
kích
thích
hoặc
hoặc
rượu
(hoặc
bất
cứ
kết
hợp
nào
trong
số
đó).
Ngoài
ra
bạn
cần
gọi
ngay
911
nếu
thấy
nạn
nhân
có
các
triệu
chứng
nghiêm
trọng
của
hiện
tượng
ngộ
độc
như
sau:[2][1]
- Choáng ngất
- Khó thở hoặc ngưng thở
- Kích động hoặc bồn chồn
- Co giật
-
Gọi
trung
tâm
chống
độc
(Poison
Help).
Nếu
lo
lắng
rằng
trường
hợp
đó
là
ngộ
độc
nhưng
tình
trạng
của
người
nghi
ngờ
bị
ngộ
độc
vẫn
ổn
định
và
không
có
biểu
hiện
các
triệu
chứng,
bạn
hãy
gọi
Poison
Help
số
1-800-222-1222
(ở
Mỹ).
Hoặc
bạn
có
thể
gọi
cho
trung
tâm
kiểm
soát
chất
độc
ở
địa
phương
để
được
hỗ
trợ
nếu
biết
số
điện
thoại.
Các
trung
tâm
kiểm
soát
chất
độc
là
nguồn
thông
tin
tốt
về
chất
độc,
và
trong
nhiều
trường
hợp,
những
nơi
này
có
thể
khuyên
bạn
theo
dõi
và
điều
trị
ở
nhà
(xem
phần
2)
là
đủ.[1][2]
- Số điện thoại của các trung tâm kiểm soát chất độc có thể khác nhau tùy từng khu vực, nhưng bạn có thể chỉ cần lên mạng tìm kiếm để biết đúng số của khu vực mình ở. Dịch vụ này là miễn phí, bạn không phải trả chi phí ở phòng cấp cứu và khi đến bác sĩ.
- Trung tâm chống độc mở cửa cả ngày và tất cả mọi ngày. Nhân viên trung tâm sẽ hướng dẫn bạn thực hiện từng bước quy trình điều trị cho người nuốt phải chất độc. Họ có thể hướng dẫn nạn nhân điều trị tại nhà nhưng cũng có thể bảo bạn lập tức đưa nạn nhân đi cấp cứu. Hãy làm chính xác những gì họ bảo, ngoài ra không làm thêm gì khác; nhân viên trung tâm chống độc có kỹ năng cao trong việc trợ giúp các trường hợp bị ngộ độc tiêu hóa.
- Bạn cũng có thể dùng website của trung tâm chống độc để có hướng dẫn cụ thể về những việc nên làm. Tuy nhiên, chỉ sử dụng website này nếu: nạn nhân có độ tuổi từ 6 tháng đến 79 tuổi, nạn nhân không có biểu hiện bị bệnh, hoặc nạn nhân chịu hợp tác, nạn nhân không mang thai, chất độc đã được nuốt vào, chất độc nghi ngờ là chất kích thích, thuốc, các sản phẩm gia dụng hoặc quả dại, việc nuốt phải chất độc là vô tình và chỉ xảy ra một lần.
-
Chuẩn
bị
các
thông
tin
quan
trọng.
Chuẩn
bị
mô
tả
tuổi
tác
của
nạn
nhân,
cân
nặng,
các
triệu
chứng,
các
loại
thuốc
họ
đang
dùng
và
mọi
thông
tin
về
việc
nuốt
phải
chất
độc
cho
người
có
trách
nhiệm
ở
cơ
quan
y
tế.
Bạn
cũng
cần
cho
người
trực
điện
thoại
biết
địa
chỉ
nơi
bạn
đang
ở.[2]
- Bạn cũng cần nhớ thu thập nhãn hoặc bao bì (chai lọ, vỏ hộp, v.v…) hoặc bất cứ thứ gì nạn nhân đã nuốt phải. Cố gắng ước lượng số lượng chất độc người đó đã nuốt.
Sơ cứu khẩn cấp[sửa]
-
Xử
lý
các
chất
độc
đã
tiêu
hóa
hoặc
nuốt
phải.
Bảo
nạn
nhân
nhổ
ra
mọi
thứ
còn
lại
trong
miệng
và
đảm
bảo
chất
độc
hiện
đang
ở
ngoài
tầm
với.
KHÔNG
gây
nôn
và
KHÔNG
dùng
bất
cứ
loại
xi-rô
gây
nôn
nào.
Mặc
dù
đây
đã
từng
là
thao
tác
tiêu
chuẩn,
nhưng
Hội
Nhi
khoa
Hoa
Kỳ
và
Hiệp
hội
Trung
tâm
Chống
độc
Hoa
Kỳ
đã
thay
đổi
hướng
dẫn
cảnh
báo
chống
lại
cách
làm
này,
thay
vào
đó
là
khuyến
cáo
mọi
người
nên
báo
cho
dịch
vụ
cấp
cứu
và
trung
tâm
chống
độc
và
làm
theo
hướng
dẫn
cụ
thể
của
họ.[2][1]
- Nếu nạn nhân nuốt phải pin nút áo, gọi ngay dịch vụ cấp cứu để điều trị tại phòng cấp cứu của bệnh viện càng sớm càng tốt. Chất a-xít trong pin có thể làm bỏng dạ dày của nạn nhân trong vòng 2 tiếng đồng hồ, do đó việc cấp cứu kịp thời là cần thiết.[1]
-
Chăm
sóc
mắt
bị
chất
độc
dính
vào.
Nhẹ
nhàng
giội
rửa
mắt
bị
dính
chất
độc
với
nhiều
nước
mát
hay
nước
hơi
ấm
trong
15
phút
hoặc
cho
đến
khi
đội
cấp
cứu
đến.
Cố
gắng
rót
dòng
nước
ổn
định
vào
góc
trong
của
mắt.
Việc
này
sẽ
giúp
làm
loãng
chất
độc.[2][1]
- Để nạn nhân chớp mắt và không cố dùng lực để mở mắt trong khi rót nước vào mắt.
-
Đối
phó
với
chất
độc
hít
phải.
Khi
xử
lý
khói
hoặc
hơi
độc
như
carbon
monoxide,
việc
làm
tốt
nhất
trong
khi
chờ
đợi
cấp
cứu
đến
là
đi
ra
ngoài
trời
có
không
khí
trong
lành.[4][1]
- Cố gắng xác định loại hóa chất nào nạn nhân hít phải để báo với trung tâm chống độc hoặc dịch vụ cấp cứu để họ xác định cách điều trị hoặc các bước kế tiếp.
-
Xử
lý
chất
độc
trên
da.
Nếu
nghi
ngờ
nạn
nhân
tiếp
xúc
da
với
hóa
chất
độc
hại,
bạn
hãy
cởi
bỏ
mọi
trang
phục
dính
chất
độc
bằng
cách
đeo
găng
tay
y
tế
như
găng
tay
cao
su
nitril,
loại
găng
tay
chống
lại
các
hóa
chất
gia
dụng,
hoặc
bao
tay
bằng
chất
liệu
khác
để
phòng
tránh
nhiễm
độc.
Rửa
vùng
da
dính
chất
độc
trong
15-20
phút
với
nước
mát
hoặc
hơi
ấm
dưới
vòi
sen
hoặc
vòi
nước.[4][1]
- Cũng như trên, điều quan trọng là lưu ý nguồn gây ngộ độc để giúp xác định cách điều trị tiếp theo. Ví dụ, nhân viên y tế cần biết hóa chất đó là chất kiềm, a-xít hoặc các chất khác để đánh giá tổn thương tiềm tàng có thể gây ra cho da và làm thế nào để tránh hoặc chữa trị tổn thương đó.
Lời khuyên[sửa]
- Không bao giờ gọi thuốc là "kẹo" để dỗ trẻ em uống. Trẻ có thể muốn ăn "kẹo" khi không có mặt bạn ở đó.[1]
- Dán số điện thoại của trung tâm chống độc quốc gia 1-800-222-1222 (ở Mỹ) lên tủ lạnh hoặc cạnh điện thoại để có sẵn khi cần.[5]
Cảnh báo[sửa]
- Mặc dù xi-rô gây nôn và than hoạt tính có bán ở các hiệu thuốc, nhưng Hội Nhi khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội các Trung tâm Chống độc Hoa Kỳ hiện không khuyến khích điều trị tại nhà vì có thể hại nhiều hơn lợi.[6][2]
- Ngăn ngừa việc sử dụng chất độc sai cách. Ngăn ngừa là biện pháp tốt nhất để đề phòng ngộ độc. Cất mọi loại thuốc, pin, véc-ni, bột giặt và các chất tẩy rửa gia dụng trong ngăn tủ có khóa, và luôn để trong bao bì ban đầu của chúng. Đọc kỹ nhãn để biết sử dụng đúng cách.[1][5]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,00 1,01 1,02 1,03 1,04 1,05 1,06 1,07 1,08 1,09 1,10 https://www.aap.org/en-us/about-the-aap/aap-press-room/news-features-and-safety-tips/pages/poison-prevention-and-treatment-tips-.aspx
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 2,6 2,7 http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-poisoning/basics/art-20056657
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000022.htm
- ↑ 4,0 4,1 http://www.poison.org/actfast/firstaid.asp
- ↑ 5,0 5,1 http://www.redcross.org/prepare/disaster/poisoning
- ↑ American Academy of Pediatrics, Guidelines, 2015