Trị ngộ độc thực phẩm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn hoặc có độc tính, hay thức ăn có chứa độc tự nhiên. Các triệu chứng đau thường biến mất vài ngày, khi chất độc đã được đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng cần tiến hành một số biện pháp giúp bản thân thoải mái hơn và tăng tốc độ phục hồi. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Các bước[sửa]

Xác định Hành động Cần làm[sửa]

  1. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm. Trước khi khắc phục triệu chứng ngộ độc thực phẩm, điều quan trọng là bạn phải tìm ra “thủ phạm”. Bạn cần nhớ lại đã ăn loại thực phẩm nào trong vòng 4-36 giờ qua. Bạn có thử đồ ăn mới hay không? Có món nào bốc mùi khó chịu hay không? Bạn có ăn chung thức ăn với bạn bè hoặc người thân cũng đang mắc phải triệu chứng ngộ độc? Dưới đây là những nguyên nhân có thể gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm:
    • Thực phẩm nhiễm Ecoli, salmonella, và các loại vi khuẩn khác. Vi khuẩn chết hẳn khi thức ăn được nấu chín và xử lý đúng cách, vì vậy ngộ độc thực phẩm thường do thịt chưa nấu chín hoặc thức ăn không được bảo quản lạnh phù hợp.[1]
    • Cá độc, chẳng hạn như cá nóc, cũng là “thủ phạm” gây nên ngộ độc thực phẩm. Không nên ăn có nóc trừ khi được chuẩn bị tại nhà hàng có giấy phép sử dụng cá nóc.[1]
    • Nấm rừng độc, trông giống với nấm thường, cũng có thể gây ra ngộ độc thực phẩm.
  2. Đi bệnh viện ngay lập tức nếu cần thiết. Ngộ độc thực phẩm gây ra do vi khuẩn, đặc biệt là khi tấn công người khỏe mạnh khác, thường có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và độ tuổi của người mắc phải, thì việc đi khám ngay lập tức là điều cần thiết, trước khi điều trị các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.[2] Đi khám bác sĩ ngay nếu xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
    • Người bị ngộ độc thực phẩm ăn cá hoặc nấm độc.
    • Người bị ngộ độc thực phẩm là trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.
    • Người bị ngộ độc thực phẩm đang mang thai.
    • Người bị ngộ độc thực phẩm trên 65 tuổi.
    • Người bị ngộ độc thực phẩm đang mắc phải triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như khó thở, chóng mặt hoặc ngất xỉu, hay nôn ra máu.

Khắc phục Triệu chứng Ngộ độc Thực phẩm[sửa]

  1. Hạn chế thức ăn cứng. Ngộ độc thực phẩm gây nôn mửa và tiêu chảy, hai chức năng tự nhiên của cơ thể có tác dụng thải chất độc ra khỏi cơ thể. Ăn thức ăn cứng sẽ gây nôn mửa và tiêu chảy nhiều hơn, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh ăn uống nhiều cho đến khi cảm thấy khỏe hơn.
    • Rõ ràng bạn nên tránh ăn loại thực phẩm gây ngộ độc. Nếu bạn không chắc chắn về nguyên nhân, thì nên tránh thức ăn không được chuẩn bị kỹ càng trước khi nạp vào.
    • Nếu bạn không thích ăn nước dùng và súp, thì có thể sử dụng thực phẩm đơn giản không khó chịu dạ dày như chuối, cơm trắng hoặc bánh mì khô.
  2. Uống nhiều nước. Nôn mửa và tiêu chảy dẫn đến mất nước, vì vậy bạn cần uống nước và các loại đồ uống khác để tránh mất nước. Người lớn nên uống ít nhất 16 ly nước mỗi ngày.[3]
    • Trà thảo dược, đặc biệt là trà bạc hà, có đặc tính làm dịu dạ dày. Bạn nên uống trà bạc hà để cung cấp đủ nước cho cơ thể và kiếm chế cơn buồn nôn.
    • Bia gừng hoặc sô đa chanh cũng giúp bù nước, và cacbonat có tác dụng ổn định dạ dày.[3]
    • Tránh cà phê, rượu và các chất lỏng khác gây mất nước nhiều hơn.
  3. Thay thế chất điện giải. Nếu mất nhiều chất dinh dưỡng do tình trạng mất nước, bạn có thể mua dung dịch chất điện giải tại hiệu thuốc để thay thế. Gatorade hoặc Pedialyte cũng có tác dụng tương tự.
  4. Nghỉ ngơi nhiều. Bạn có thể sẽ cảm thấy yếu và mệt mỏi sau khi mắc phải triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Bạn cần ngủ nhiều để giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.[3]
  5. Tránh uống thuốc. Các loại thuốc bán sẵn có tác dụng ngăn ngừa tiêu chảy và nôn làm chậm khả năng phục hồi thông qua cản trở chức năng chữa trị ngộ độc thực phẩm tự nhiên.[3]

Phòng ngừa Ngộ độc Thực phẩm[sửa]

  1. Rửa tay, chén đĩa và bề mặt bếp sạch sẽ. Ngộ độc thực phẩm thường do vi khuẩn nhiễm vào thực phẩm thông qua tay, chén đĩa, thớt, đồ dùng hoặc bề mặt bếp không được vệ sinh kỹ càng. Bạn cần thực hiện các biện pháp sau đây để ngăn chặn xảy ra ngộ độc thực phẩm:
    • Rửa tay với nước ấm, xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn.
    • Rửa chén đĩa và đồ dùng bằng nước ấm, xà phòng sau khi sử dụng.
    • Dùng chất tẩy rửa lau sạch quầy bếp, mặt bàn, thớt và các bề mặt khác trong nhà bếp sau khi chuẩn bị bữa ăn, đặc biệt bao gồm thịt sống.
  2. Bảo quản thực phẩm đúng cách. Bạn cần tách riêng thực phẩm sống, chẳng hạn như gà hoặc thịt bò với các loại thực phẩm mà không cần nấu chín để ngăn chặn sự lây nhiễm chéo. Thịt và sữa nên được làm lạnh ngay sau khi mang ở chợ về.[4]
  3. Nấu chín thịt. Bạn cần nấu thịt cho đến khi đạt đến nhiệt độ bên trong có thể tiêu diệt vi khuẩn ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn gây nên. Bạn cần nắm rõ nhiệt độ nấu chín thịt là bao nhiêu, và dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ trước khi nấu ăn xong.[4]
    • Gà và các gia cầm khác nên được nấu chín đến 75 độ C.
    • Thịt bò xay nên được nấu chín đến 70 độ C.
    • Thịt bò bít tết và thịt nướng nên được nấu chín đến 60 độ C.
    • Thịt lợn nên được nấu chín đến 70 độ C.
    • Cá nên được nấu chín đến 60 độ C.
  4. Không ăn nấm rừng. Việc tiêu thụ nấm rừng đã trở thành xu hướng trong những năm gần đây, nhưng trừ khi được chuyên gia hướng dẫn chọn nấm, bạn nên tránh hái và ăn chúng. Ngay cả các nhà khoa học cũng gặp khó khăn trong việc phân biệt nấm ăn được và nấm độc nếu không tiến hành xét nghiệm sinh học.

Lời khuyên[sửa]

  • Không nên ăn thực phẩm cất trữ trong tủ lạnh quá lâu. Bạn có thể vứt đi nếu cảm thấy không an toàn!
  • Ngậm đá nước hoặc nước trái cây để giúp kiềm chế buồn nôn và bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể.
  • Không đi ăn ngoài quá nhiều.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây