Trauma
(Chấn
thương)
Chẩn
đoán
sớm
được
chấn
thương
đầu
có
thể
ngăn
ngừa
được
những
di
chứng
về
lâu
dài.
Tuy
nhiên
đánh
giá
cấp
cứu
chấn
thương
đầu
ở
trẻ
sơ
sinh
có
thể
rất
khó
khăn.
Những
chấn
thương
đầu
do
sang
chấn
sản
khoa
hoặc
các
tai
nạn
khác
thì
có
thể
dễ
dàng
phát
hiện.
Ngược
lại
những
trường
hợp
ngược
đãi
trẻ
em
thì
việc
khai
thác
bệnh
sử
và
thăm
khám
gặp
nhiều
khó
khăn
hơn.
Khi
nghi
ngờ
một
trẻ
có
chấn
thương
đầu,
nên
làm
các
xét
nghiệm
chẩn
đoán
hình
ảnh
thần
kinh
trung
ương.
Các
xét
nghiệm
này
bao
gồm
CT
scan,
siêu
âm
não
qua
thóp
hoặc
chụp
cộng
hưởng
từ.
Chụp
X
quang
hộp
sọ
cổ
điển
thường
không
giúp
ích
cho
chẩn
đoán
vì
trẻ
nhỏ
có
thể
có
những
tổn
thương
nhu
mô
não
nghiêm
trọng
nhưng
lại
không
có
tổn
thương
nứt
vỡ
hộp
sọ.
Trong
trường
hợp
trẻ
có
tổn
thương
xương
hệ
vận
động
nghi
ngờ
bị
ngược
đãi
thì
dù
thăm
khám
lâm
sàng
không
có
dấu
hiệu
nào
nghi
ngờ
tổn
thương
đầu
vẫn
nên
làm
các
xét
nghiệm
chẩn
đoán
hình
ảnh
TKTW.
Xử
trí
trẻ
chấn
thương
đầu
ở
khoa
cấp
cứu
tùy
thuộc
vào
triệu
chứng
khi
đến
khám
nhưng
cần
luôn
luôn
tuân
thủ
tinh
thần
ABC
(Airway:
thông
thoáng
đường
thở,
Breathing:
thở
hiệu
quả
và
Circulation:
tuần
hoàn
đảm
bảo),
xét
nghiệm
đường
máu
tại
giường,
bình
ổn
thân
nhiệt.
Nếu
có
dấu
bầm
máu
trên
da
hoặc
chảy
máu
trong
não
đã
được
xác
định
thì
cần
làm
thêm
công
thức
máu,
tiểu
cầu,
thời
gian
thrombine
(PT)
và
thời
gian
thromboplastin
từng
phần
(PTT).
Sau
khi
bệnh
nhân
đã
được
xử
trí
ổn
định,
cần
khảo
sát
hình
ảnh
sọ
não.
Bệnh
nhân
cần
được
nhập
viện
và
cần
thông
báo
cho
các
cấp
chức
năng
trong
trường
hợp
nghi
ngờ
ngược
đãi
trẻ
em.
Ngoài
ra,
cần
thăm
khám
tổn
thương
xương
ngoài
hộp
sọ
cũng
như
soi
đáy
mắt.
Heart
disease
and
Hypoxia
(Bệnh
tim
và
thiếu
ôxy
máu)
2.1.
Bệnh
tim
bẩm
sinh
có
tím
Tím
là
một
quá
trình
bệnh
lý
cần
được
quan
tâm
và
đánh
giá
ngay
lập
tức.
Mặc
dù
có
rất
nhiều
nguyên
nhân
khác
nhau
gây
tím
bao
gồm
các
hô
hấp,
nhiễm
trùng,
bất
thường
thần
kinh
trung
ương
và
nhiễm
độc
nhưng
tim
bẩm
sinh
có
tím
cũng
là
một
nguyên
nhân
hay
gặp
và
cần
có
phương
pháp
thăm
khám
phù
hợp.
Các
bệnh
tim
bẩm
sinh
có
tím
được
trình
bày
trong
bảng
2.
Và
để
dễ
nhớ,
chúng
ta
sử
dụng
cụm
từ
những
chữ
T
kinh
hoàng
(terrible
T’s).
Bệnh
tim
bẩm
sinh
có
tím
có
thể
không
biểu
hiện
triệu
chứng
trong
giai
đoạn
ngay
sau
sinh
vì
vẫn
còn
có
một
lượng
máu
giàu
ôxy
đủ
lớn
đi
qua
ống
động
mạch
để
vào
tuần
hoàn
hệ
thống.
Thông
thường
ống
động
mạch
đóng
về
mặt
chức
năng
sau
10
đến
14
giờ
nhưng
có
một
số
yếu
tố
có
thể
làm
chậm
lại
quá
trình
đóng
ống
động
mạch.
Các
yếu
tố
này
bao
gồm
đẻ
non,
suy
hô
hấp,
nhiễm
toan
và
thiếu
ôxy
máu.
Ống
động
mạch
đóng
thực
sự
về
mặt
giải
phẫu
vào
tuần
thứ
hai
sau
sinh.
Đó
là
lý
do
vì
sao
mà
một
số
bệnh
tim
bẩm
sinh
có
tím
thường
chỉ
xuất
hiện
vào
giai
đoạn
này.
Bảng
2:
Những
chữ
T
kinh
hoàng |
Tetralogy
of
Fallot
(TOF) |
Tứ
chứng
Fallot |
Tricuspid
atresia
(TA) |
Bất
sản
valve
3
lá |
Transposition
of
the
great
vessels
(TOGV) |
Chuyển
vị
đại
động
mạch |
Total
anomalous
pulmonary
venous
return
(TAPVR) |
Bất
thường
hoàn
toàn
hồi
lưu
tĩnh
mạch
phổi |
Truncus
arteriosus
(TA) |
Thân
chung
động
mạch |
Test
ôxy
liều
cao
(100%)
thường
có
thể
giúp
chẩn
đoán
phân
biệt
giữa
nguyên
nhân
tím
do
tim
mạch
và
không
do
tim
mạch.
Khi
cung
cấp
ôxy
nồng
độ
cao,
bệnh
nhân
mắc
các
bệnh
lý
không
do
tim
có
thể
tăng
nồng
độ
bão
hòa
ôxy
qua
mạch
nảy
lên
ít
nhất
10%.
Trong
khi
đó
bệnh
nhân
mắc
bệnh
tim
bẩm
sinh
có
tím
thường
không
hoặc
chỉ
có
biến
đổi
rất
nhỏ.
Chú
ý:
ôxy
là
một
chất
giãn
mạch
phổi
rất
mạnh
có
thể
làm
tăng
lượng
máu
phổi.
Do
đó
những
trẻ
bị
thông
liên
thất
và
kênh
nhĩ
thất
thở
ôxy
liều
cao
có
thể
xuất
hiện
tình
trạng
mất
bù
trong
một
thời
gian
ngắn.
Phân
tích
khí
máu
cũng
cần
chú
ý
đến
phần
trăm
methemoglobin
vì
chứng
methemoglobin
máu
bẩm
sinh,
tiêu
chảy
nặng,
một
số
trường
hợp
nhiễm
độc
có
thể
làm
tích
lũy
methemoglobin
và
gây
nên
tím
ở
trẻ
sơ
sinh.
Xử
trí
methemoglobin
máu
bằng
thở
ôxy
liều
cao
và
xanh
methylene
1-2
mg/kg
tĩnh
mạch
trong
5
phút.
Khi
bệnh
nhân
đã
được
xử
trí
ổn
định,
cần
thăm
khám
tim
mạch
cẩn
thận,
đặc
biệt
là
sờ
mạch
bẹn
và
đo
huyết
áp
tứ
chi.
Thăm
khám
thực
thể
có
thể
phát
hiện
tiếng
thổi.
Tuy
nhiên
không
có
tiếng
thổi
tại
tim
cũng
không
loại
trừ
được
bệnh
tim
bẩm
sinh.
Cần
chụp
X
quang
phổi,
đo
điện
tâm
đồ.
Tuy
nhiên,
chẩn
đoán
xác
định
chủ
yếu
dựa
vào
siêu
âm
tim.
Xử
trí
bệnh
tim
bẩm
sinh
có
tím
phụ
thuộc
ống
bằng
truyền
progtaglandin
E1
(PGE1)
liều
bolus
0,05
µg/kg
tĩnh
mạch
sau
đó
truyền
liên
tục
0,005-0,01
µg/kg/phút.
Bệnh
nhân
không
cần
phải
đặt
nội
khí
quản
nhưng
cần
chuẩn
bị
sẵn
sàng
bộ
dụng
cụ
xử
trí
đường
thở
vì
biến
chứng
không
phụ
thuộc
liều
của
PDE1
là
ngừng
thở
sâu.
Nếu
bệnh
nhân
cần
phải
chuyển
đến
lên
tuyến
trên
thì
cần
phải
đảm
bảo
thông
thoáng
đường
thở
và
thở
hiệu
quả
trước
khi
vận
chuyển.
2.2.
Bệnh
tim
không
tím
Trong
thời
kỳ
sơ
sinh,
bệnh
tim
bẩm
sinh
không
tím
thường
đến
viện
bằng
triệu
chứng
suy
tim
xung
huyết.
Thường
trẻ
có
bệnh
sử
diễn
biến
mất
bù
dần
dần
nếu
so
với
sự
xuất
hiện
đột
ngột
của
bệnh
tim
bẩm
sinh
có
tím
và
có
thể
chỉ
xuất
hiện
sau
2
đến
3
tuần
tuổi.
Bảng
3
liệt
kê
các
bệnh
có
thể
biểu
hiện
bằng
suy
tim.
Bảng
3:
Các
nguyên
nhân
gây
suy
tim
ở
trẻ
sơ
sinh |
|
Các
triệu
chứng
kinh
điển
của
suy
tim
xung
huyết
bao
gồm
tim
nhanh,
thở
nhanh
và
gan
to.
Khai
thác
bệnh
sử
có
thể
phát
hiện
bú
kém,
đổ
mồ
hôi
hoặc
thay
đổi
màu
da
khi
bú,
chậm
lên
cân.
Siêu
âm
tim
có
tác
dụng
chẩn
đoán
xác
định.
Xử
trí
cấp
cứu
ban
đầu
cần
tuân
thủ
các
bước
ABC,
chụp
X
quang
phổi,
điện
tâm
đồ
và
các
xét
nghiệm
cận
lâm
sàng
bao
gồm
CTM
và
điện
giải
đồ.
Xử
trí
suy
tim
thường
bao
gồm
furosemide
(1,0
mg/kg
TM)
kèm
với
dopamine
hoặc
dobutamine.
Dopamine
có
thể
khởi
đầu
với
liều
5-15
µg/kg/phút.
Dobutamine
với
liều
2,5-15
µg/kg/phút.
Cần
chú
ý
tránh
truyền
dịch
nhiều
gây
quá
tải.
Cần
hội
chẩn
với
bác
sĩ
tim
mạch
nhi
cũng
như
bác
sĩ
phẫu
thuật
tim
mạch
nhi
để
có
hướng
xử
trí
phù
hợp.
2.3.
Nhịp
nhanh
trên
thất
Nhịp
nhanh
trên
thất
(supraventricular
tachycardia
SVT)
là
rối
loạn
nhịp
thường
gặp
nhất
trong
thời
kỳ
sơ
sinh.
Các
dấu
hiệu
có
thể
thay
đổi
từ
nhịp
tim
nhanh
đến
bú
kém,
kích
thích
quấy
khóc,
suy
tim
và
sốc.
Đây
là
một
rối
loạn
nhịp
thường
không
khó
chẩn
đoán
vì
tần
số
tim
thường
≥
220
lần/phút
và
QRS
<
0,08
giây.
Xử
trí
cấp
cứu
phù
thuộc
vào
tình
trạng
huyết
động
của
bệnh
nhân
khi
nhập
viện
có
ổn
định
hay
không.
Nếu
tình
trạng
bệnh
nhân
ổn
định
thì
có
thể
thực
hiện
thủ
thuật
cường
phó
giao
cảm
(vagal
maneuver)
như
đắp
túi
đá
lên
mặt
bệnh
nhân
(chỉ
chừa
hai
lỗ
mũi).
Nếu
không
thành
công,
cần
đặt
đường
truyền
tĩnh
mạch
và
bơm
thật
nhanh
adenosine
0,1
mg/kg.
Liều
tối
đa
là
6
mg/kg.
Nếu
SVT
vẫn
tồn
tại,
cần
lặp
lại
liều
thứ
hai
0,2
mg/kg
(tối
đa
12
mg/kg).
Sau
khi
adenosine
cần
sử
dụng
một
lượng
dịch
bơm
đẩy
để
thuốc
nhanh
chóng
đến
tim.
Trong
trường
hợp
huyết
động
bệnh
nhân
không
ổn
định,
cần
sốc
điện
chuyển
nhịp
đồng
bộ
hóa
(0,5-1,0
J/kg).
Nếu
bệnh
nhân
đã
có
đường
truyền
tĩnh
mạch
và
có
sẵn
adenosine
thì
lần
chuyển
nhịp
đầu
tiên
có
thể
sử
dụng
thuốc.
Nếu
SVT
không
đáp
ứng
với
adenosine
hoặc
sốc
điện
hoặc
nếu
nghi
ngờ
có
QRS
rộng
thì
cần
sử
dụng
amiodarone
liều
5
mg/kg
TM
trong
20
đến
60
phút.
Một
phương
pháp
điều
trị
thay
thế
là
procainamide
15
mg/kg
TM
trong
30
đến
60
phút.
Không
nên
phối
hợp
amiodarone
và
procainamide
vì
sự
phối
hợp
này
có
thể
đưa
đến
hạ
huyết
áp
và
làm
giãn
phức
bộ
QRS.
Lidocaine
(1
mg/kg
TM)
là
lựa
chọn
cuối
cùng
nếu
có
QRS
rộng
và
chỉ
nên
dùng
khi
có
ý
kiến
của
một
bác
sĩ
tim
mạch
nhi
khoa.
Cần
làm
ECG
12
chuyển
đạo
trước
và
sau
khi
chuyển
nhịp.
ECG
này
cung
cấp
những
thông
tin
quan
trọng
để
có
hướng
xử
trí
tiếp
theo.
2.4.
Viêm
tiểu
phế
quản
cấp
Viêm
tiểu
phế
quản
cấp
(VTPQC)
là
một
bệnh
đường
hô
hấp
dưới
do
virus.
Virus
hợp
bào
đường
hô
hấp
(RSV)
có
thể
chiếm
đến
80%
trường
hợp
nhưng
các
tác
nhân
khác
như
adenovirus,
virus
cúm,
virus
á
cúm
cũng
đóng
vai
trò
quan
trọng.
VTPQC
thường
gặp
vào
mùa
đông
xuân
nhưng
cũng
có
thể
xuất
hiện
vào
bất
kỳ
thời
điểm
nào
trong
năm.
Bệnh
nhi
có
thể
có
các
triệu
chứng
kinh
điển
bao
gồm
chảy
mũi
nước,
ho,
xung
huyết
hoặc
khó
thở
và
sò
sè.
VTPQC
cũng
có
thể
chỉ
biểu
hiện
ban
đầu
bằng
triệu
chứng
ngưng
thở
mà
không
hề
có
triệu
chứng
hô
hấp
nào
khác.
Xử
trí
ban
đầu
tùy
thuộc
vào
triệu
chứng
bệnh
khi
vào
khoa
cấp
cứu.
Trẻ
có
cơn
ngưng
thở
kéo
dài,
nặng
kèm
theo
chậm
nhịp
tim
và
không
đáp
ứng
với
ôxy
liệu
pháp
cũng
như
kích
thích
đau
cần
được
đặt
nội
khí
quản.
Điều
trị
corticoide
dường
như
không
làm
cải
thiện
triệu
chứng
VTPQC.
Tuy
nhiên
trẻ
sơ
sinh
có
tình
trạng
tăng
phản
ứng
phế
quản
và
đáp
ứng
với
điều
trị
kích
thích
bêta
hoặc
VTPQC
trầm
trọng
cần
được
điều
trị
corticoide.
Cần
nhập
viện
trẻ
sơ
sinh
đặc
biệt
là
những
trẻ
đẻ
non
bị
VTPQC
dương
tính
với
RSV
và
tất
cả
trẻ
VTPQC
có
kèm
theo
một
bệnh
lý.
2.5.
Ngưng
thở
và
biến
cố
đe
dọa
tính
mạng
hiển
hiện
Ngưng
thở
được
định
nghĩa
là
một
sự
ngừng
hô
hấp
kéo
dài
20
giây
hoặc
lâu
hơn
và
đi
kèm
với
thay
đổi
màu
sắc
da
(tím
hay
tái
nhợt)
hoặc
nhịp
tim
chậm.
Biến
cố
đe
dọa
tính
mạng
hiển
hiện
(Apparent
Life-Threatening
Event
ALTE)
được
mô
tả
là
bất
kỳ
biến
cố
nào
“làm
cho
người
chứng
kiến
hoảng
sợ
và
được
đặc
trưng
bởi
sự
kết
hợp
của
ngưng
thở,
thay
đổi
màu
da,
thay
đổi
trương
lực
cơ
rất
rõ,
nấc
hoặc
nghẹn”.
Xử
trí
cấp
cứu
ban
đầu
phụ
thuộc
vào
những
thông
tin
từ
bệnh
sử
và
từ
thăm
khám
lâm
sàng.
Bệnh
nhân
cần
được
nhập
viện
để
theo
dõi
và
điều
trị.
Cần
chẩn
đoán
phân
biệt
với
các
nguyên
nhân
khác
như
NTH,
viêm
phổi,
nhiễm
RSV,
hạ
thân
nhiệt,
rối
loạn
nhiệt,
rối
loạn
cân
bằng
kiềm/toan,
chảy
máu
nội
sọ,
viêm
màng
não/viêm
não,
ho
gà,
hạ
đường
máu,
co
giật,
trào
ngược
dạ
dày-thực
quản,
ngược
đãi
trẻ
em,
rối
loạn
chuyển
hóa
bẩm
sinh,
rối
loạn
điện
giải.
Endocrine
disorders
(Rối
loạn
nội
tiết)
Nếu
không
được
phát
hiện
và
điều
trị
kịp
thời,
trẻ
thường
biểu
hiện
triệu
chứng
trong
một
vài
tuần
đầu
tiên
với
nôn
mửa,
hạ
đường
huyết,
hoặc
thậm
chí
là
sốc.
Nguyên
nhân
thường
gặp
nhất
của
CAH
là
thiếu
hụt
enzyme
21-hydroxylase.
Xử
trí
cấp
cứu
ban
đầu
bao
gồm
ổn
định
bệnh
nhân
theo
các
bước
ABC,
xét
nghiệm
đường
máu
tại
giường
và
điện
giải
đồ.
Cũng
giống
như
trong
tất
cả
tình
trạng
bệnh
lý
nặng
cấp
tính
khác,
thầy
thuốc
luôn
luôn
cần
chẩn
đoán
phân
biệt
với
NTH
và
có
thể
điều
trị
kháng
sinh
khi
không
loại
trừ
khả
năng
NTH
một
cách
chắc
chắn.
Các
bất
thường
điện
giải
trong
CAH
bao
gồm
hạ
natri
và
tăng
kali
máu.
Hạ
huyết
áp
không
đáp
ứng
với
bù
dịch
hoặc
thuốc
vận
mạch
càng
củng
cố
nghi
ngờ
CAH.
Bệnh
nhân
cần
được
điều
trị
với
hydrocortisone
25-50
mg/m2
TM.
Luôn
luôn
chú
ý
điều
trị
hạ
đường
máu.
Thường
thì
tăng
kali
máu
sẽ
được
điều
chỉnh
nhờ
liệu
pháp
bù
dịch.
Tuy
nhiên
nếu
bệnh
nhân
có
triệu
chứng
hoặc
có
thay
đổi
trên
điện
tâm
đồ
thì
cần
điều
trị
bằng
calcium
chloride,
natri
bicarbonate,
insulin
kèm
glucose
và
sodium
polystyrene
sulfonate
(Kayexalate).
Những
bệnh
nhân
này
cần
được
điều
trị
hồi
sức
tích
cực
và
hội
chẩn
với
chuyên
khoa
nội
tiết
nhi.
Nhiễm
độc
giáp
ở
trẻ
sơ
sinh
có
thể
xảy
ra
ở
trẻ
sinh
ra
từ
mẹ
mắc
bệnh
basedow.
Nguyên
nhân
là
do
mẹ
truyền
globin
miễn
dịch
kích
thích
tuyến
giáp
(thyroid-stimulating
immunoglobulin)
qua
nhau
thai.
Bệnh
thường
biểu
hiện
muộn
và
có
thể
nhập
viện
với
các
triệu
chứng
bú
kém,
chậm
tăng
cân,
tim
nhanh,
kích
thích
quấy
khóc,
tăng
thân
nhiệt,
nôn
mửa,
tiêu
chảy,
vàng
da,
giảm
tiểu
cầu,
suy
hô
hấp,
suy
tim
và
thậm
chí
vào
viện
trong
bối
cảnh
sốc.
Chẩn
đoán
ban
đầu
có
thể
rất
khó
khăn
nếu
không
biết
được
tiền
sử
bệnh
basedow
của
mẹ.
Xét
nghiệm
chức
năng
giáp
có
ý
nghĩa
chẩn
đoán
xác
định.
Sau
khi
đã
ổn
định
bệnh
nhân,
cần
sử
dụng
propranolol
0,25
mg/kg
TM
để
điều
trị
nhịp
tim
nhanh
và
propylthiouracil
(PTU)
1,25
mg/kg
TM
và
dung
dịch
Lugol
1
đến
5
giọt
uống.
Nên
cho
dung
dịch
Lugol
1
giờ
sau
khi
dùng
PTU.
Điều
trị
này
giúp
kiểm
soát
tình
trạng
tăng
chuyển
hóa.
Sau
đó
cần
tham
khảm
ý
kiến
chuyên
khoa
nội
tiết
nhi.
Metabolic
disorders
(Rối
loạn
chuyển
hóa)
Vàng
da
có
thể
là
một
quá
trình
sinh
lý
bình
thường
ở
trẻ
sơ
sinh
khỏe
mạnh
mà
cũng
có
thể
là
một
tình
trạng
bệnh
lý
nặng
nề
đe
dọa
tính
mạng
đòi
hỏi
phải
được
điều
trị
cấp
cứu
kịp
thời.
Vì
trẻ
sơ
sinh
gần
như
luôn
luôn
có
vàng
da
nên
đánh
giá
bệnh
nhi
nào
cần
quan
tâm
đặc
biệt
khi
vàng
da
cũng
là
một
vấn
đề
đôi
khi
không
hề
đơn
giản.
Những
đánh
giá
ban
đầu
tùy
thuộc
vào
biểu
hiện
lâm
sàng
nhưng
quan
trọng
là
kết
quả
xét
nghiệm
bilirubin
trực
tiếp
và
gián
tiếp,
hematocrit,
số
lượng
hồng
cầu
lưới
trong
máu
ngoại
vi
và
test
Coombs.
Tăng
bilirubin
máu
trực
tiếp
luôn
là
một
tình
trạng
bệnh
lý.
Nguyên
nhân
thường
gặp
là
tắt
mật
bẩm
sinh,
thiếu
α1-antitrypsin
và
viêm
gan
(TORCH).
Tăng
bilirubin
máu
gián
tiếp
thường
do
vàng
da
sinh
lý
hoặc
nguyên
nhân
sữa
mẹ.
Tuy
nhiên
có
một
số
nguyên
nhân
nghiêm
trọng
khác
gây
tăng
bilirubin
gián
tiếp
bao
gồm
bất
đồng
nhóm
máu
ABO,
nhiễm
trùng
huyết,
thiếu
glucose-6-phosphate,
bệnh
hồng
cầu
hình
cầu,
bệnh
Gilbert
hoặc
hội
chứng
Crigler-Najjar.
Xử
trí
cấp
cứu
ban
đầu
bao
gồm
ổn
định
tình
trạng
bệnh
nhân
theo
các
bước
ABC,
xét
nghiệm
đường
máu
tại
giường
và
làm
các
xét
nghiệm
như
vừa
liệt
kê
ở
trên.
Chỉ
định
chiếu
đèn
(hoặc
thay
máu
trong
trường
hợp
nặng)
tùy
thuộc
vào
tuổi
thai,
tuổi
sau
sinh
và
nồng
độ
bilirubin
máu.
Bảng
4
trình
bày
sơ
lược
các
mức
bilirubin
máu
cần
điều
trị
ở
trẻ
sơ
sinh
đủ
tháng.
Hình
1
đưa
ra
khuyến
cáo
mức
bilirubin
cần
chiếu
đèn
hoặc
thay
máu.
Bảng
4.
Khuyến
cáo
của
Viện
Hàn
Lâm
Nhi
Khoa
Hoa
Kỳ
(AAP)
trong
chiếu
đèn
và
thay
máu
ở
trẻ
sơ
sinh
đủ
tháng |
Tuổi |
Chiếu
đèn |
Thay
máu |
24
giờ |
12
g/dL |
19
g/dL |
48
giờ |
15
g/dL |
22
g/dL |
72
giờ |
18
g/dL |
24
g/dL |
≥
96
giờ |
20
g/dL |
22
g/dL |
Hình
1:
Khuyến
cáo
điều
trị
tăng
bilirubin
tự
do
ở
trẻ
non
tháng
(Maisels
và
Watchko
2003).
Đường
xiên
đứt
quãng
(dưới)
là
mức
bilirubin
cần
chiếu
đèn
và
đường
liền
(trên)
là
mức
bilirubin
cần
thay
máu.
Trọng
lượng
trẻ
(g).
Được
gọi
là
hạ
natri
máu
khi
nồng
độ
natri
huyết
thanh
thấp
hơn
130
mmol/L.
Thường
thì
chỉ
khi
nào
nồng
độ
natri
máu
thấp
hơn
125
mmol/L
mới
gây
nên
những
rối
loạn
thần
kinh
nặng.
Ở
trẻ
sơ
sinh
cực
non
và
sơ
sinh
nguyên
nhân
hạ
natri
máu
là
tăng
mất
trong
khi
lượng
cung
cấp
lại
không
đủ.
Na+
cần
bù
(mmol/L)
=
([Na+]
muốn
đạt
được-
[Na+]
bệnh
nhân)
x
0.6
x
trọng
lượng
(kg)
Khi
hạ
natri
có
triệu
chứng
(co
giật
hoặc
Natri
<
120
mmol/L,
bù
natri
theo
công
thức:
Na+
cần
bù
(mmol/L)
=
(125
mmol/L-
[Na+]
bệnh
nhân)
x
0.8
x
trọng
lượng
(kg)
trong
3
đến
6
giờ
bằng
dung
dịch
NaCl
3%,
sau
đó
bù
lượng
thiếu
hụt
trong
24
giờ
tiếp
theo
trong
dịch
nuôi
dưỡng.
Trong
trường
hợp
hạ
natri
máu
không
triệu
chứng
thì
bù
một
nửa
lượng
natri
thiếu
hụt
trong
6
đến
8
giờ
và
lượng
còn
lại
trong
24
giờ
tiếp
theo
trong
dịch
nuôi
dưỡng.
Chẩn
đoán
tăng
natri
máu
khi
nồng
độ
natri
huyết
thanh
cao
hơn
145
mmol/L.
Tăng
natri
nặng
nề
>
160
mmol/L
có
thể
gây
nên
những
tổn
thương
thần
kinh
trung
ương
vĩnh
viễn.
Tăng
natri
máu
thường
gặp
nhất
trong
những
ngày
đầu
sau
sinh
ở
trẻ
sơ
sinh
non
tháng
và
thường
là
hậu
quả
của
cung
cấp
nước
không
đủ
bù
lại
lượng
nước
mất
không
nhận
biết.
Không
nên
hạ
natri
máu
nhanh
quá
10
mmol/L
trong
12
giờ
vì
có
nguy
có
gây
nên
co
giật
và
những
tổn
thương
thần
kinh
trung
ương
không
hồi
phục.
Nước
thiếu
hụt
=
(0,6
x
trọng
lượng
BN)
x
(Na+
BN
–
Na+
mong
muốn)/Na+
mong
muốn
Hạ
kali
máu
được
định
nghĩa
là
kali
huyết
thanh
thấp
hơn
3,5
mmol/L.
Trừ
trường
hợp
trẻ
đang
được
điều
trị
bằng
digitalis,
hạ
kali
máu
ít
khi
gây
nên
những
biến
chứng
nguy
hiểm
nếu
nồng
độ
kali
huyết
thanh
vẫn
≥
3,0
mmol/L.
Hạ
kali
máu
thường
do
lợi
tiểu,
ỉa
chảy,
khiếm
khuyết
ở
thận;
lượng
K+
đưa
vào
không
đủ;
giảm
K+
ngoại
bào
do
nhiễm
kiễm
chuyển
hóa.
Điều
trị
hạ
kali
máu
chủ
yếu
là
điều
trị
nguyên
nhân
gây
hạ
kali.
Không
bao
giờ
được
dùng
kali
bơm
tĩnh
mạch
hoặc
liều
bolus
vì
có
nguy
cơ
gây
loạn
nhịp
nguy
hiểm.
Trong
trường
hợp
cực
kỳ
khẩn
cấp
có
thể
truyền
nhanh
nhưng
tốc
độ
không
quá
0,3
mmol/kg
trong
20
phút.
Gọi
là
tăng
kali
máu
khi
nồng
độ
kali
huyết
tường
cao
hơn
6
mmol/L.
Nhìn
chung,
tăng
kali
máu
thường
nguy
hiểm
hơn
hạ
kali
máu
nhất
là
khi
kali
cao
hơn
6,5
mmol/L
hoặc
có
những
biến
đổi
trên
điện
tâm
đồ.
Nguyên
nhân
tăng
kali
máu
bao
gồm
phóng
thích
kali
từ
các
neuron
bị
tổn
thương,
do
dung
giải
hồng
cầu
sau
xuất
huyết
trong
não
thất,
chấn
thương
và
tan
huyết
nội
mạch.
Nhiễm
toan
chuyển
hóa
nặng
(tăng
chuyển
kali
từ
nội
bào
ra
ngoại
bào)
và
giảm
thải
kali
qua
thận
cũng
góp
phần
làm
tăng
kali
huyết
thanh.
Tăng
kali
máu
cũng
là
một
trong
những
dấu
hiệu
sớm
nhất
của
tăng
sản
thượng
thận
bẩm
sinh.
Xử
trí
tăng
kali
máu
gồm
ổn
định
bệnh
nhân
theo
các
bước
ABC,
ngừng
tất
cả
nguồn
cung
cấp
kali
(truyền
dịch,
truyền
máu,
thay
máu)
và
điều
trị
nguyên
nhân
(ví
dụ
điều
trị
sốc,
kháng
sinh
trong
nhiễm
trùng
huyết,
điều
trị
hạ
natri
máu,
hydrocortisone
trong
tăng
sản
thượng
thận
bẩm
sinh,
điều
trị
suy
thận).
Có
thể
truyền
kết
hợp
glucose-insulin:
0,3
g/kg
glucose
+
0,1
đơn
vị
insulin
trong
vòng
30
phút
(hiệu
quả
ngắn
hạn
nhằm
tăng
vận
chuyển
kali
vào
nội
bào).
Trong
trường
hợp
có
thay
đổi
hình
dạng
sóng
trên
điện
tâm
đồ
(đặc
biệt
là
trong
truyền
máu)
thì
lập
tức
dùng
calcium
gluconate
10%
1ml/kg
tiêm
TM
chậm
(3-5
phút)
sau
đó
truyền
liên
tục
4ml/kg/24h
(theo
dõi
điện
tâm
đồ).
Kiềm
hóa
máu
bằng
natribicarbonate:
1mmol/kg
giảm
kali
huyết
thanh
xuống
1
mmol/l
(tác
dụng
ngắn
hạn).
Salbutamol
4
μg/kg
trong
5ml
dung
dịch
trong
20
phút
(tác
dụng
kéo
dài
khoảng
120
phút)
hoặc
hít
albuterol
(liều
400
μg
cách
nhau
mỗi
2h)
cũng
có
tác
dụng
làm
giảm
kali
máu.
Cần
nhập
viện
để
làm
các
xét
nghiệm
chẩn
đoán
nguyên
nhân
cũng
như
xử
trí
tiếp
tục.
Hạ
calci
máu
thường
gặp
hơn
tăng
calci
máu
và
được
định
nghĩa
khi
nồng
độ
calci
huyết
thanh
toàn
phần
thấp
hơn
1,75
mmol/L
hoặc
calci
ion
hóa
thấp
hơn
0,63
mmol/L.
Hạ
calci
máu
thể
sớm
xuất
hiện
trong
vòng
ba
ngày
đầu
sau
sinh
ở
trẻ
sinh
non,
mẹ
đái
đường
không
được
điều
trị
đúng
hoặc
trẻ
bị
ngạt.
Hạ
calci
máu
thể
muộn
xuất
hiện
sau
một
tuần
và
thường
có
liên
quan
đến
các
tình
trạng
làm
tăng
phospahte
máu
như
suy
cận
giáp,
mẹ
sử
dụng
các
thuốc
chống
co
giật
và
thiếu
vitamin
D.
Triệu
chứng
bao
gồm
tăng
tính
kích
thích
toàn
thân:
rung
rẩy
cơ,
tăng
phản
xạ
gân
xương,
tăng
kích
thích
quá
mức,
phản
ứng
tăng
bất
thường
đối
với
các
tác
động
bên
ngoài.
Khi
có
triệu
chứng
lâm
sàng
cần
nhanh
chóng
dùng
calcium
gluconate
10%
1-2
ml/kg
tiêm
tĩnh
mạch
chậm
trong
5
phút
dưới
monitor
(nguy
cơ
vô
tâm
thu.
Cần
chú
ý
trong
trường
hợp
điều
trị
digitalis).
Trước
khi
tiêm
calcium
gluconate
cần
phải
lấy
máu
định
lượng
calci
máu.
Tiêm
calci
ra
ngoài
lòng
mạch
có
thể
gây
nên
hoại
tử
tổ
chức.
Inborn
errors
of
metabolism
(Lệch
lạc
chuyển
hóa
bẩm
sinh)
Các
lệch
lạc
chuyển
hóa
bẩm
sinh
(Inborn
errors
of
metabolism
IEM)
thường
được
chẩn
đoán
muộn
và
các
triệu
chứng
thường
dễ
bị
bỏ
sót
do
chúng
ít
gặp
và
chỉ
phát
hiện
được
khi
thầy
thuốc
rất
cảnh
giác.
Sàng
lọc
IEM
giúp
chẩn
đoán
sớm
một
số
IEM.
Tuy
nhiên
hiện
nay
có
đến
hơn
400
nguyên
nhân
đã
được
nhận
diện
do
vậy
không
thể
sàng
lọc
thường
quy
hết
tất
cả
các
bệnh
lý
này
được.
Triệu
chứng
rất
mơ
hồ
và
cần
nghi
ngờ
một
IEM
mỗi
khi
chúng
ta
không
thể
tìm
ra
được
một
bệnh
lý
nguyên
nhân
nào
có
thể
giải
thích
được
triệu
chứng
hiện
có
ở
bệnh
nhân.
Các
triệu
chứng
không
đặc
trưng
bao
gồm
bú
kém,
nôn
mửa,
chậm
tăng
cân,
nhịp
tim
nhanh
hoặc
tăng
kích
thích.
Đôi
khi
chẩn
đoán
có
thể
rõ
ràng
nếu
trẻ
biểu
hiện
các
triệu
chứng
như
co
giật,
suy
nhược,
hạ
đường
huyết,
ngưng
thở,
thân
nhiệt
dao
động
và
nhiễm
toan.
Khám
thực
thể
đôi
khi
không
phát
hiện
bất
thường
nào.
Xử
trí
ban
đầu
vẫn
luôn
tuân
thủ
các
bước
ABC
cũng
như
định
lượng
đường
máu
tại
giường.
Xét
nghiệm
cận
lâm
sàng
khác
bao
gồm
CTM,
điện
giải
đồ,
pH,
lactate,
ammonia,
chức
năng
gan,
phân
tích
nước
tiểu
tìm
ketone
cũng
như
các
chất
khử
khác.
Xét
nghiệm
hoàn
chỉnh
bao
gồm
định
lượng
các
amino
acid
và
acid
hữu
cơ
trong
máu
và
nước
tiểu.
Bệnh
nhân
toan
máu
do
các
acid
hữu
cơ
có
thể
điều
trị
cấp
cứu
bằng
natri
bicarbonate
liều
khởi
đầu
1
mEq/kg.
Những
bệnh
nhân
này
thường
đòi
hỏi
phải
hồi
sức
bồi
phụ
dịch,
truyền
đường
để
ngăn
ngừa
quá
trình
dị
hóa
tiếp
tục
và
điều
trị
trong
khu
hồi
sức
tích
cực
cũng
như
hội
chẩn
với
bác
sĩ
chuyên
khoa
nội
tiết
di
truyền.
Sepsis
(Nhiễm
trùng
huyết)
Bất
kỳ
một
trẻ
sơ
sinh
nào
có
nhiệt
độ
hậu
môn
≥
38˚C
đều
phải
được
khảo
sát
cẩn
thận
khả
năng
nhiễm
trùng
huyết
(NTH)
bao
gồm
các
xét
nghiệm
CTM,
cấy
máu,
phân
tích
nước
tiểu,
cấy
nước
tiểu,
cấy
và
phân
tích
dịch
não
tủy
cũng
như
X
quang
phổi.
Những
yếu
tố
bệnh
sử
và
triệu
chứng
nghi
ngờ
NTH
bao
gồm
bú
kém,
kích
thích
quấy
khóc,
ngưng
thở,
hạ
thân
nhiệt,
vàng
da,
ban,
ngủ
li
bì,
co
giật
hoặc
nôn
mửa.
Một
trẻ
sơ
sinh
NTH
hoặc
nhiễm
khuẩn
nặng
khác
đôi
khi
không
có
triệu
chứng
hoặc
triệu
chứng
mơ
hồ.
Do
vậy
cần
thiết
phải
khai
thác
bệnh
sử
chi
tiết
cũng
như
thăm
khám
thực
thể
cẩn
thận.
Ở
một
trẻ
sơ
sinh
có
sốt,
công
thức
máu
ngoại
biên
không
có
tác
dụng
chẩn
đoán
phân
biệt
nhiễm
trùng
nặng
với
một
tình
trạng
không
nhiễm
trùng
khác.
Tuy
nhiên,
hạ
bạch
cầu
ngoại
biên
có
thể
là
một
chỉ
điểm
của
viêm
màng
não
mủ.
Ngoài
ra,
phân
tích
nước
tiểu
cũng
có
thể
âm
tính
mặc
dù
cấy
nước
tiểu
dương
tính.
Khoảng
14%
trẻ
sơ
sinh
có
sốt
có
nhiễm
trùng
đường
tiết
niệu.
Cần
phải
cho
kháng
sinh
phổ
rộng
ở
tất
cả
trẻ
sơ
sinh
nghi
ngờ
NTH
và
cho
tất
cả
những
trẻ
có
biến
cố
đe
dọa
tính
mạng
hiển
hiện
mà
không
có
nguyên
nhân
rõ
ràng
nào
khác.
Bảng
5:
Liều
lượng
các
kháng
sinh
được
khuyến
cáo
trong
NTH
sơ
sinh |
Ampicillin |
50-100
mg/kg
TM
và |
Gentamycin |
2
mg/kg
TM
hoặc |
Cefotaxime |
50-100
mg/kg
TM |
Acyclovir |
20
mg/kg
TM |
Cần
phải
rất
cảnh
giác
với
nhiễm
herpes
sơ
sinh
vì
triệu
chứng
rất
kín
đáo
và
có
thể
có
từ
60
đến
80%
trường
hợp
nhiễm
herpes
sơ
sinh
không
phát
hiện
tiền
sử
nhiễm
bệnh
ở
mẹ.
Nhận
biết
sớm
và
điều
trị
tức
thời
bằng
một
liều
đầu
tiên
acyclovir
20
mg/kg
TM
có
thể
làm
giảm
đáng
kể
tỉ
lệ
tử
vong
từ
90%
xuống
31%.
Cần
bắt
đầu
điều
trị
acyclovir
tĩnh
mạch
ở
trẻ
sơ
sinh
có
sốt
cao,
dịch
não
tủy
có
tăng
tế
bào
lympho,
hiện
diện
nhiều
hồng
cầu
trong
dịch
não
tủy
mặc
dù
không
có
chạm
máu,
co
giật
hoặc
mẹ
có
tiền
sử
nhiễm
herpes
rõ
ràng.
Nếu
có
thể,
nên
làm
PCR
và
cấy
herpes.
Men
gan
có
thể
tăng
và
X
quang
phổi
cho
thấy
tính
trạng
viêm
phổi
kẽ.
Bệnh
nhân
sau
khi
được
xử
trí
ban
đầu
cần
được
nhập
viện
vào
những
trung
tâm
sơ
sinh
để
được
hồi
sức
rất
tích
cực.
Một
trẻ
sơ
sinh
có
viêm
mô
tế
bào
cần
được
điều
trị
kháng
sinh
phổ
rộng
hơn
nữa
để
có
thể
bao
phủ
cả
khả
năng
nhiễm
trùng
do
tụ
cầu
như
clindamycin
10
mg/kg
TM.
Viêm
rốn,
viêm
quanh
rốn
thường
cần
phải
hồi
sức
bồi
phụ
dịch
và
can
thiệp
ngoại
khoa
nhanh
chóng
vì
nhiễm
trùng
này
có
thể
lan
tràn
vào
ổ
phúc
mạc.
Formula
mishaps
(Sai
lầm
về
chế
độ
ăn)
Việc
sử
dụng
sai
hướng
dẫn
tỉ
lệ
nước
và
sữa
có
thể
đưa
đến
những
rối
loạn
điện
giải
đe
dọa
đến
tính
mạng
bệnh
nhân
hoặc
chậm
lên
cân.
Co
giật
có
thể
là
triệu
chứng
của
hạ
natri
máu
nặng.
Xem
thêm
phần
co
giật
ở
cuối
bài.
Điều
chỉnh
rối
loạn
điện
giải
đã
trình
bày
ở
trên.
Intestinal
emergencies
(Các
cấp
cứu
bụng)
Nôn
mửa
ở
giai
đoạn
sơ
sinh
cần
lập
tức
được
xem
là
một
quá
trình
bệnh
lý.
Rất
khó
chẩn
đoán
phân
biệt
giữa
những
nguyên
nhân
nặng
đe
dọa
tính
mạng
với
một
tình
trạng
viêm
dạ
dày
ruột
cấp
bình
thường
hoặc
thậm
chí
với
một
hội
chứng
trào
ngược
dạ
dày-thực
quản.
Các
triệu
chứng
ban
đầu
có
thể
không
đặc
hiệu.
Chất
nôn
có
dịch
mật
luôn
luôn
là
một
tình
trạng
ngoại
khoa.
Sau
đây
là
một
số
cấp
cứu
cần
nghĩ
đến
trước
một
trẻ
sơ
sinh
có
nôn:
Ruột
xoay
không
toàn
toàn
trong
thời
kỳ
bào
thai
dẫn
đến
một
phần
ruột
không
được
cố
định
vào
thành
bụng
sau.
Đoạn
ruột
không
được
cố
định
này
có
tính
di
động
cao
và
có
nguy
cơ
xoắn
gây
nên
thiếu
máu
ruột
và
hoại
tử.
Ruột
xoay
không
hoàn
toàn
có
tần
suất
1/5000
trẻ
sinh
sống
và
thường
được
chẩn
đoán
trong
tháng
đầu
sau
sinh.
Các
triệu
chứng
báo
động
gồm
nôn
mửa
có
dịch
mật,
bú
kém,
suy
nhược
và
sốc
trong
trường
hợp
nặng.
Xử
trí
ban
đầu
gồm
ổn
định
bệnh
nhân
theo
các
bước
ABC,
hồi
sức
bù
dịch,
đặt
sonde
mũi-dạ
dày
và
mời
bác
sĩ
ngoại
nhi.
X
quang
ổ
bụng
có
thể
bình
thường
hoặc
có
dấu
hiệu
tắt
ruột
non,
hoặc
hình
“hai
bóng
hơi”
kinh
điển.
Chụp
cản
quang
đường
tiêu
hóa
trên
là
tiêu
chuẩn
vàng
của
chẩn
đoán
tuy
nhiên
siêu
âm
bụng
cũng
có
giá
trị
chẩn
đoán
rất
tốt
nếu
bác
sĩ
siêu
âm
có
tay
nghề
tốt
và
có
nhiều
kinh
nghiệm.
8.2.
Megacolon
nhiễm
độc
Megacolon
nhiễm
độc
hoặc
viêm
ruột
nhiễm
độc
là
biểu
hiện
đe
dọa
tính
mạng
của
bệnh
nhân
mắc
bệnh
Hirschsprung.
Bệnh
Hirschsprung
có
tần
suất
khoảng
1
trên
5000
trường
hợp
sinh
sống
và
thường
không
được
nhận
diện
sớm
vì
trẻ
thường
có
táo
bón
và
có
diễn
tiến
“lành
tính”.
Bệnh
sử
táo
bón,
đặc
biệt
khi
trẻ
chậm
đi
phân
su
trong
24
giờ
đầu
tiên
sau
sinh
củng
cố
nghi
ngờ
chẩn
đoán
bệnh
Hirschsprung.
Các
triệu
chứng
bao
gồm
bú
kém,
nôn
mửa,
kích
thích
quấy
khóc,
bụng
chướng
và
đi
cầu
ra
máu.
Sốc
có
thể
xuất
hiện
khi
bệnh
đã
tiến
triển
thành
viêm
ruột.
Xử
trí
ban
đầu
bao
gồm
ổn
định
bệnh
nhân
theo
các
bước
ABC,
hồi
sức
bù
dịch
và
sử
dụng
kháng
sinh
phổ
rộng.
Chụp
X
quang
bụng
có
thể
phát
hiện
một
đoạn
đại
tràng
giãn
to.
Hội
chẩn
bác
sĩ
ngoại
nhi.
Khi
có
biểu
hiện
viêm
ruột,
bệnh
nhân
cần
chuyển
đến
khu
chăm
sóc
tích
cực.
Theo
kinh
điển,
viêm
ruột
hoại
tử
(Necrotizing
EnteroColitis
NEC)
là
bệnh
của
trẻ
sơ
sinh
đẻ
non
được
chẩn
đoán
tại
đơn
vị
chăm
sóc
tích
cực
sơ
sinh.
Tuy
nhiên
bệnh
vẫn
có
thể
xảy
ra
ở
trẻ
đủ
tháng
sau
khi
xuất
viện.
Những
trẻ
sơ
sinh
này
có
biểu
hiện
giống
như
viêm
ruột
do
bệnh
Hirschsprung.
Hình
ảnh
có
bóng
hơi
trên
thành
ruột
hoặc
hơi
trong
tĩnh
mạch
cửa
có
giá
trị
chẩn
đoán
viêm
ruột
hoại
tử.
Xử
trí
bao
gồm
ổn
định
bệnh
nhân
theo
các
bước
ABC,
hồi
sức
bù
dịch
và
đặt
ống
sonde
mũi-dạ
dày,
sử
dụng
kháng
sinh
phổ
rộng,
hội
chẩn
bác
sĩ
ngoại
nhi
và
bác
sĩ
hồi
sức
nhi-sơ
sinh.
Cần
nghi
ngờ
hẹp
phì
đại
môn
vị
(Hypertrophic
Pyloric
Stenosis
HPS)
ở
một
trẻ
sơ
sinh
có
biểu
hiện
nôn
vọt
thành
vòi.
Bệnh
này
tương
đối
thường
gặp
với
tần
suất
1/250
trẻ
sinh
sống.
Tỉ
lệ
nam:nữ
là
4:1.
Bệnh
này
cũng
thường
gặp
hơn
ở
con
trai
đầu
tiên.
Rối
loạn
điện
giải
kinh
điển
là
nhiễm
kiềm
chuyển
hóa
do
hạ
chlor
máu
và
hạ
kali
máu
hiện
nay
không
thường
gặp
do
trẻ
thường
được
chẩn
đoán
và
xử
trí
sớm
trước
khi
rối
loạn
này
xuất
hiện.
Trẻ
thường
nôn
không
có
dịch
mật
và
nôn
sau
khi
ăn.
Trẻ
sơ
sinh
được
sử
dụng
erythromycin
uống
trong
giai
đoạn
sớm
cũng
làm
tăng
tần
suất
mắc
HPS.
Siêu
âm
giúp
chẩn
đoán
dễ
dàng
HPS
khi
nghi
ngờ
trên
lâm
sàng.
Dấu
hiệu
quả
oliu
khi
thăm
khám
và
nhu
động
ruột
ở
một
phần
tư
trên
phải
của
bụng
cũng
có
thể
hiện
diện
nhưng
không
còn
nhiều
như
trước
kỷ
nguyên
siêu
âm.
Chẩn
đoán
xác
định
trên
siêu
âm
khi
phát
hiện
môn
vị
dày
và
dài.
Chụp
cản
quang
đường
tiêu
hóa
trên
có
thể
phát
hiện
dấu
đường
chỉ.
Xét
nghiệm
cận
lâm
sàng
gồm
CTM,
điện
giải
đồ
và
nếu
cần
có
thể
làm
khí
máu.
Xử
trí
cấp
cứu
ban
đầu
gồm
ổn
định
bệnh
nhân
theo
các
bước
ABC,
điều
chỉnh
rối
loạn
nước,
điện
giải
và
cân
bằng
toan
kiềm
nếu
hiện
diện.
Mặc
dù
xử
trí
chuẩn
là
phẫu
thuật
nhưng
cũng
có
nhiều
nghiên
cứu
điều
trị
HPS
bằng
atropin
cũng
cho
kết
quả
khả
quan.
Toxications
(Ngộ
độc)
Ngộ
độc
hiếm
gặp
ở
lứa
tuổi
này
nhưng
một
số
trường
hợp
mẹ
sử
dụng
một
số
chất
như
các
thuốc
gây
nghiện,
thuốc
dân
gian,
các
thuốc
gây
tê
cục
bộ
hoặc
gây
mê
ở
mẹ
và
các
chất
này
có
thể
đi
qua
sữa
gây
ngộ
độc
ở
trẻ
sơ
sinh
mặc
dù
mẹ
không
ngộ
độc.
Seizures
(Co
giật)
Co
giật
ở
trẻ
sơ
sinh
tương
đối
khó
chẩn
đoán
ở
khoa
cấp
cứu.
Bệnh
sử
có
thể
chỉ
là
người
nhà
lo
lắng
vì
thấy
trẻ
hoạt
động
không
bình
thường
hoặc
ngủ
nhiều
hơn
bình
thường.
Vỏ
não
trẻ
sơ
sinh
chưa
trưởng
thành
cho
nên
co
giật
có
thể
không
biểu
hiện
toàn
thân
hoặc
không
có
cơn
co
giật-tăng
trương
lực
điển
hình.
Các
triệu
chứng
thường
gặp
có
thể
là
mút
lưỡi,
vận
động
mắt
hoặc
lưỡi
bất
thường,
duỗi
chân
bàn
chân
tư
thế
bàn
đạp,
ngưng
thở.
Bảng
6
mô
tả
một
số
nguyên
nhân
gây
co
giật
thường
gặp
theo
từng
lứa
tuổi.
Trong
mỗi
cột,
thứ
tự
từ
trên
xuống
chỉ
mức
độ
thường
gặp
của
nguyên
nhân
bệnh.
Xử
trí
cấp
cứu
ban
đầu
bao
gồm
ổn
định
bệnh
nhân
theo
các
bước
ABC,
đường
máu
tại
giường,
điện
giải
đồ.
Điều
trị
ngay
lập
tức
hạ
đường
huyết
(<
40
mg/dL)
bằng
2-4
ml/kg
dextrose
10%.
Nếu
hạ
đường
huyết
là
nguyên
nhân
của
co
giật
và
triệu
chứng
có
giật
mất
đi
sau
bơm
đường
thì
cần
đặt
đường
truyền
tĩnh
mạch
duy
trì
để
ngăn
ngừa
các
cơn
co
giật
tiếp
theo.
Các
xét
nghiệm
cận
lâm
sàng
khác
bao
gồm
CTM,
cấy
máu,
chức
năng
gan.
Vì
có
từ
5%
đến
10%
tất
cả
các
trường
hợp
co
giật
sơ
sinh
có
nguyên
nhân
nhiễm
trùng
nên
cần
làm
các
xét
nghiệm
xác
định
NTH
khi
tình
trạng
bệnh
đã
ổn
định.
Thuốc
sử
dụng
đầu
tiên
nên
là
lorazepam
0.1
mg/kg
TM.
Thuốc
có
thể
lặp
lại
2
đến
3
lần
trước
khi
chuyển
sang
dùng
thuốc
chọn
lựa
thứ
hai
là
phenobarbital.
Thuốc
lựa
chọn
hàng
thứ
ba
là
phenytoin
hoặc
fosphenytoin
tĩnh
mạch.
Tuy
nhiên
tại
đa
số
các
khoa
cấp
cứu
ở
Việt
Nam,
thuốc
cắt
cơn
thường
có
là
diazepam
(seduxen,
valium).
Đây
cũng
là
thuốc
cắt
cơn
tốt
nhưng
có
nhiều
tác
dụng
phụ
hơn
so
với
lorazepam.
Bảng
7:
Liều
lượng
các
thuốc
sử
dụng
trong
điều
trị
co
giật
sơ
sinh |
Các
thuốc
thuộc
nhóm
benzodiazepine |
Lorazepam |
0,05
–
0,1
mg/kg
TM |
Diazepam |
0,2
–
0,3
mg/kg
TM
hoặc
0,5
mg/kg
bơm
trực
tràng |
Midazolam |
0,1
mg/kg
TM
hoặc
0,2
mg/kg
IM |
Phenobarbital |
Khởi
đầu
20
mg/kg
TM
sau
đó
lặp
lại
10
mg/kg
TM
mỗi
10
phút
(tối
đa
50-60
mg/kg) |
Phenytoin/fosphenytoin |
14
–
20
mg/kg
TM |
Cần
điều
chỉnh
rối
loạn
điện
giải
nếu
có.
Rối
loạn
thường
gặp
nhất
là
hạ
natri
máu
nặng
(<125
mmol/L)
và
hạ
calci
máu
(calci
toàn
phần
<
1,75
mmol/L
hoặc
calci
ion
hóa
<
0,63
mmol/L).
Điều
chỉnh
hạ
natri
máu
bằng
5-10
ml/kg
TM
dung
dịch
NaCl
3%
và
điều
chỉnh
hạ
calci
máu
bằng
1-2
ml/kg
TM
dung
dịch
calcium
gluconate
10%.
Trong
trường
hợp
nghi
ngờ
NTH
cần
cho
kháng
sinh
phổ
rộng
ngay.
Một
khi
trẻ
đã
được
ổn
định,
cần
chỉ
định
xét
nghiệm
chẩn
đoán
hình
ảnh
thần
kinh
TW.
Bệnh
nhân
cần
nhập
viện
hoặc
chuyển
lên
tuyến
trên
nơi
có
đầy
đủ
phương
tiện
điều
trị.