Cấp cứu sơ sinh/Nhiễm trùng huyết

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bất kỳ một trẻ sơ sinh nào có nhiệt độ hậu môn ≥ 38˚C đều phải được khảo sát cẩn thận khả năng nhiễm trùng huyết (NTH) bao gồm các xét nghiệm CTM, cấy máu, phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu, cấy và phân tích dịch não tủy cũng như X quang phổi. Những yếu tố bệnh sử và triệu chứng nghi ngờ NTH bao gồm bú kém, kích thích quấy khóc, ngưng thở, hạ thân nhiệt, vàng da, ban, ngủ li bì, co giật hoặc nôn mửa. Một trẻ sơ sinh NTH hoặc nhiễm khuẩn nặng khác đôi khi không có triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ. Do vậy cần thiết phải khai thác bệnh sử chi tiết cũng như thăm khám thực thể cẩn thận. Ở một trẻ sơ sinh có sốt, công thức máu ngoại biên không có tác dụng chẩn đoán phân biệt nhiễm trùng nặng với một tình trạng không nhiễm trùng khác. Tuy nhiên, hạ bạch cầu ngoại biên có thể là một chỉ điểm của viêm màng não mủ. Ngoài ra, phân tích nước tiểu cũng có thể âm tính mặc dù cấy nước tiểu dương tính. Khoảng 14% trẻ sơ sinh có sốt có nhiễm trùng đường tiết niệu.

Cần phải cho kháng sinh phổ rộng ở tất cả trẻ sơ sinh nghi ngờ NTH và cho tất cả những trẻ có biến cố đe dọa tính mạng hiển hiện mà không có nguyên nhân rõ ràng nào khác.

Bảng 5: Liều lượng các kháng sinh được khuyến cáo trong NTH sơ sinh
 Ampicillin 50-100 mg/kg TM và
 Gentamycin 2 mg/kg TM hoặc
 Cefotaxime 50-100 mg/kg TM
 Acyclovir 20 mg/kg TM

Cần phải rất cảnh giác với nhiễm herpes sơ sinh vì triệu chứng rất kín đáo và có thể có từ 60 đến 80% trường hợp nhiễm herpes sơ sinh không phát hiện tiền sử nhiễm bệnh ở mẹ. Nhận biết sớm và điều trị tức thời bằng một liều đầu tiên acyclovir 20 mg/kg TM có thể làm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong từ 90% xuống 31%. Cần bắt đầu điều trị acyclovir tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh có sốt cao, dịch não tủy có tăng tế bào lympho, hiện diện nhiều hồng cầu trong dịch não tủy mặc dù không có chạm máu, co giật hoặc mẹ có tiền sử nhiễm herpes rõ ràng. Nếu có thể, nên làm PCR và cấy herpes. Men gan có thể tăng và X quang phổi cho thấy tính trạng viêm phổi kẽ. Bệnh nhân sau khi được xử trí ban đầu cần được nhập viện vào những trung tâm sơ sinh để được hồi sức rất tích cực.

Một trẻ sơ sinh có viêm mô tế bào cần được điều trị kháng sinh phổ rộng hơn nữa để có thể bao phủ cả khả năng nhiễm trùng do tụ cầu như clindamycin 10 mg/kg TM. Viêm rốn, viêm quanh rốn thường cần phải hồi sức bồi phụ dịch và can thiệp ngoại khoa nhanh chóng vì nhiễm trùng này có thể lan tràn vào ổ phúc mạc.

Liên kết đến đây