Cấp cứu sơ sinh/Chấn thương

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chẩn đoán sớm được chấn thương đầu có thể ngăn ngừa được những di chứng về lâu dài. Tuy nhiên đánh giá cấp cứu chấn thương đầu ở trẻ sơ sinh có thể rất khó khăn. Những chấn thương đầu do sang chấn sản khoa hoặc các tai nạn khác thì có thể dễ dàng phát hiện. Ngược lại những trường hợp ngược đãi trẻ em thì việc khai thác bệnh sử và thăm khám gặp nhiều khó khăn hơn.

Khi nghi ngờ một trẻ có chấn thương đầu, nên làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thần kinh trung ương. Các xét nghiệm này bao gồm CT scan, siêu âm não qua thóp hoặc chụp cộng hưởng từ. Chụp X quang hộp sọ cổ điển thường không giúp ích cho chẩn đoán vì trẻ nhỏ có thể có những tổn thương nhu mô não nghiêm trọng nhưng lại không có tổn thương nứt vỡ hộp sọ. Trong trường hợp trẻ có tổn thương xương hệ vận động nghi ngờ bị ngược đãi thì dù thăm khám lâm sàng không có dấu hiệu nào nghi ngờ tổn thương đầu vẫn nên làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh TKTW.

Xử trí trẻ chấn thương đầu ở khoa cấp cứu tùy thuộc vào triệu chứng khi đến khám nhưng cần luôn luôn tuân thủ tinh thần ABC (Airway: thông thoáng đường thở, Breathing: thở hiệu quả và Circulation: tuần hoàn đảm bảo), xét nghiệm đường máu tại giường, bình ổn thân nhiệt. Nếu có dấu bầm máu trên da hoặc chảy máu trong não đã được xác định thì cần làm thêm công thức máu, tiểu cầu, thời gian thrombine (PT) và thời gian thromboplastin từng phần (PTT). Sau khi bệnh nhân đã được xử trí ổn định, cần khảo sát hình ảnh sọ não.

Bệnh nhân cần được nhập viện và cần thông báo cho các cấp chức năng trong trường hợp nghi ngờ ngược đãi trẻ em. Ngoài ra, cần thăm khám tổn thương xương ngoài hộp sọ cũng như soi đáy mắt.

Liên kết đến đây