Xét nghiệm ngộ độc Botulism

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ngộ độc Botulism gây ra bởi độc tố từ vi khuẩn Clostridium botulinum. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa hoặc tổn thương trên da. Một khi đã xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ được máu hấp thụ và lan đến khắp các cơ quan, hệ thống trong cơ thể, có thể gây tử vong. Trường hợp ngộ độc ở người trưởng thành rất hiếm và thường là do ngộ độc thực phẩm, chủ yếu là từ thực phẩm đóng hộp, hoặc những trường hợp hiếm gặp hơn là thông qua vết thương gây ra bởi vật nhiễm khuẩn hoặc vết thương nhiễm đất bẩn.[1] Để xác định có ngộ độc Botulism hay không, bạn cần nhận biết các dấu hiệu cùng triệu chứng và tiếp nhận chẩn đoán chuyên nghiệp.

Các bước[sửa]

Đánh giá triệu chứng[sửa]

  1. Chú ý nếu cảm thấy cơ yếu hoặc không thể di chuyển. Khó thực hiện các động tác phối hợp như đi lại là dấu hiệu phổ biến khi ngộ độc Botulism. Sức mạnh cơ bắp cũng mất đi khi cơ thể nhiễm vi khuẩn Botulism.
    • Thông thường, tình trạng suy yếu sức mạnh cơ bắp lan rộng từ vai đến cánh tay, xuống đến cẳng chân. Độc tố tác động đến hệ thần kinh, ảnh hưởng đến cả chức năng hệ thần kinh tự nguyện và không tự nguyện, gây tê liệt giảm dần, tức tê liệt từ đầu xuống dần đến ngón chân.
    • Tình trạng tê liệt diễn ra đối xứng, tức ảnh hưởng đến cả hai bên cơ thể cùng lúc, khác với triệu chứng thần kinh khi lên cơn đột quỵ chỉ ảnh hưởng đến một bên cơ thể.
    • Yếu cơ bắp là một trong những triệu chứng đầu tiên và có biểu hiện là khó nói chuyện, khó nhìn và khó thở.
    • Những triệu chứng này đều là do độc tố ảnh hưởng đến dây thần kinh và các thụ thể kiểm soát các cơ quan và cơ bắp.
  2. Thử nói và xem thử có bị nói lắp hay không. Khả năng nói sẽ bị ảnh hưởng do độc tố thần kinh do vi khuẩn C. botulinum sản sinh có thể ảnh hưởng đến trung tâm trong não kiểm soát khả năng nói. Khi các dây thần kinh sọ não này bị ảnh hưởng, nó có thể gây ra các vấn đề với khả năng nói và chuyển động miệng.
    • Độc tố thần kinh ảnh hưởng đến dây thần kinh sọ não số 11 và 12 - dây thần kinh chịu trách nhiệm về khả năng nói.
  3. Soi gương để xem mí mắt có rũ xuống không. Rũ mí mắt (hay sa mí mắt) xảy ra do độc tố thần kinh ảnh hưởng dây thần kinh sọ não số 3 - chịu trách nhiệm đối với chuyển động mắt, kích thước đồng tử và chuyển động mí mắt. Đồng tử của người ngộ độc Botulsim sẽ giãn ra và tầm nhìn mờ đi.
    • Rũ mí mắt có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên mắt.
  4. Hít thở sâu để xem có bị khó thở hoặc thở gấp không. Vấn đề về khả năng thở có thể xảy ra do ảnh hưởng của vi khuẩn lên hệ hô hấp. Độc tố thần kinh Botulism có thể gây suy yếu hoạt động cơ hệ hô hấp và suy yếu khả năng trao đổi khí.
    • Tổn thương này có thể gây suy hô hấp và vấn đề về khả năng thở.
  5. Kiểm tra thị lực để xem có bị mờ mắt hoặc tầm nhìn đôi hay không. Mờ mắt và tầm nhìn đôi (song thị) có thể xảy ra khi vi khuẩn gây tổn thương dây thần kinh sọ não số 2. Dây thần kinh này chịu trách nhiệm về thị giác, mang hình ảnh đến não bộ.
  6. Đánh giá triệu chứng ở trẻ sơ sinh một cách khác biệt. Ở trẻ sơ sinh, tình trạng suy yếu cơ tiến triển có thể khiến trẻ “mềm nhũn” giống như “búp bê vải”. Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng khác như khó cho ăn, trẻ ăn ít do suy yếu khả năng của các cơ giúp trẻ bú mẹ hoặc bú bình.[2]
    • Các triệu chứng khác ở trẻ sơ sinh bao gồm: khóc yếu ớt, mất nước và giảm tiết nước mắt.
    • Hệ miễn dịch chưa phát triển không thể tăng phản ứng miễn dịch đối với bào tử khuẩn này, do đó bào tử sẽ nảy mầm trong hệ tiêu hóa và tiết độc tố.[3]

Tiếp nhận đánh giá chuyên nghiệp[sửa]

  1. Đi khám bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng trên. Ngộ độc Botulism là bệnh nghiêm trọng và việc đi khám bác sĩ ngay khi nghi ngờ nhiễm vi khuẩn là vô cùng quan trọng.
    • Các triệu chứng này thường xuất hiện 18-36 tiếng sau khi tiếp xúc với vi khuẩn Botulinus.
    • Bạn cần tiếp nhận sự can thiệp y tế ngay khi cảm thấy triệu chứng.
  2. Đi khám sức khỏe tổng thể để được chẩn đoán sơ bộ. Sau khi nhận thấy triệu chứng ngộ độc Botulism, bạn nên đến bệnh viện ngay để được bác sĩ khám và chẩn đoán.
  3. Bác sĩ sẽ quan sát thêm các triệu chứng khác, bao gồm: giảm hoặc ít nước mắt, đồng tử giãn, giảm phản xạ gân xương, miệng quá khô, bí tiểu do không thể thanh lọc bàng quang, mất khả năng thực hiện các chức năng cơ bản như đi lại, nói chuyện và các động tác phối hợp. Ngoài ra, khi kiểm tra vùng bụng, bụng sẽ căng phồng và giảm hoặc không có tiếng chuyển động của ruột.
    • Trẻ sơ sinh có thể có triệu chứng nhược trương tổng quát (giảm sức mạnh cơ bắp).
    • Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị suy hô hấp hoặc giảm oxy huyết (nồng độ oxy thấp).
    • Bác sĩ có thể hỏi xem liệu bạn có vết thương hở nào hoặc có tiêu thụ thực phẩm nhiễm khuẩn nào trong vòng 24-48 tiếng không.
  4. Tiếp nhận chuỗi xét nghiệm chẩn đoán để xác định ngộ độc Botulism. Bác sĩ có thể tiến hành một hoặc nhiều xét nghiệm chẩn đoán để xác định ngộ độc Botulism.
    • Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm: Xét nghiệm mẫu chất thải nôn, nước bọt, dịch tiết mũi-dạ dày, phân, máu hoặc thức ăn nghi ngờ nhiễm khuẩn C Botulinum.[1]
    • Điện cơ đồ: Điện cơ đồ sẽ mô tả tình trạng của thần kinh cơ và hỗ trợ việc xác nhận kết quả chẩn đoán. Xét nghiệm điện cơ đồ thường gồm 2 phần: nghiên cứu dẫn truyền thần kinh (sử dụng điện cực dán vào da để đánh giá các nơ-ron vận động) và xét nghiệm kim điện cực (dùng kim nhỏ đưa vào cơ để đánh giá hoạt động điện do cơ sinh ra.[1]
    • Chụp X-quang: Chụp X-quang vùng bụng sẽ cho thấy tình trạng “tác ruột do liệt ruột”, hay thiếu hụt nhu động dạ dày như bình thường, dẫn đến chướng trong ruột non. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành chọc ống sống thắt lưng để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng ở người bệnh.

Điều trị ngộ độc Botulism[sửa]

  1. Điều trị triệu chứng ngộ độc Botulism nguy hiểm. Đường hô hấp cần được kiểm soát khi nồng độ oxy trong cơ thể người bệnh thấp (dù do bất kỳ nguyên nhân nào). Ống thở và ống thông khí sẽ được sử dụng trong trường hợp nghiêm trọng.
    • Một số trường hợp sẽ cần đưa ống thông mũi-dạ dày vào để hút dịch dạ dày và dịch mũi. Người bệnh cũng sẽ được cho ăn bằng các phương pháp hỗ trợ.
  2. Giảm lượng độc tố. Nếu bệnh nhân tỉnh táo và quan trọng nhất là vẫn có tiếng chuyển động ruột, bác sĩ có thể cân nhắc việc sử dụng dung dịch thụt hoặc thuốc chống nôn một cách thận trọng để giảm lượng độc tố. Bên cạnh đó, ống thông bàng quang cũng có thể được sử dụng để lưu dẫn nước tiểu do độc tố có thể gây bí tiểu.
    • Thuốc kháng độc có sẵn cho trẻ trên 1 tuổi và người lớn trong trường hợp kết quả chẩn đoán ngộ độc Botulism được xác nhận.[2]
    • Thuốc kháng độc chỉ được dùng trong trường hợp ngộ độc Botulism từ vết thương.
  3. Điều trị vết thương (trong trường hợp cần thiết). Bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật cần khử trùng vết thương gây nhiễm độc Botulism thông qua phương pháp xịt rửa và mở ổ. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh (Penicillin liều cao) và thuốc kháng độc.

Phòng ngừa ngộ độc Botulism[sửa]

  1. Sử dụng kỹ thuật thích hợp khi đóng hộp thực phẩm và vứt bỏ thực phẩm hết hạn sử dụng đúng cách. Vứt bỏ thực phẩm đóng hộp đã bị móp hoặc phồng hộp. Bước này đặc biệt cần thiết đối với thực phẩm đóng hộp tại nhà như mứt. [4]
  2. Không cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi sử dụng mật ong hoặc sirô ngô. Các sản phẩm này có thể mang vi khuẩn Botulism. Đa số người lớn có thể không bị ảnh hưởng nhưng mật ong và sirô ngô có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh do trẻ có hệ miễn dịch yếu hơn.[4]
    • Theo thống kê, mỗi năm, tại Mỹ có khoảng 115 ca ngộ độc Botulism ở trẻ sơ sinh. Các chuyên gia đưa ra cảnh báo khi cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong nguyên chất nhưng thực tế, mật ong chỉ là nguyên nhân gây ra 15% ca nhiễm độc. Đối với 85% ca nhiễm độc, nguyên nhân không được xác định, nhưng được cho là có thể do thực phẩm nhiễm khuẩn, sirô ngô hoặc một số trường hợp nhiễm khuẩn chéo từ người chăm sóc đã tiếp xúc với bào tử.[5]
  3. Vệ sinh vết thương trên da bằng nước ấm và xà phòng. Băng vết thương khi ra ngoài trời. [4] Nếu nghi ngờ vết thương nhiễm khuẩn Botulism, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.
    • Nông dân và công nhân cần giặt sạch quần áo dính đất bằng nước nóng và chất tẩy.
    • Ngộ độc Botulism từ vết thương cũng có thể xuất hiện ở người dùng kim tiêm truyền tĩnh mạch thường xuyên. Vì vậy, bạn cần sử dụng kim tiêm đúng cách hoặc tránh sử dụng kim truyền tĩnh mạch.

Lời khuyên[sửa]

  • Một bác sĩ người Đức đã ghi nhận các ca ngộ độc thực phẩm liên quan đến xúc xích được xử lý không đúng cách và từ đó phát hiện ra độc tố Botulism. Trong quá trình nỗ lực xác định nguyên nhân gây độc tố, ông đã tự tiêm độc tố vào người. Ông gọi tên độc tố này là “Botulus”, dựa trên tên Latinh của xúc xích. [6]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 Kirk M Chan-Tack MD, Pranatharthri Haran Chandrasekar MBBS, MD, Botulism, emedicine.medscape last updated 3-23-2015.
  2. 2,0 2,1 Nadine Cox MD, Randy Hinkle DO, Infantile Botulism, American Family Physician 2002 April 1;65 (7) 1388-1393)
  3. Nadine Cox MD, Randy Hinkle DO, Infantile Botulism, American Family Physician 2002 April 1;65 (7) 1388-1393
  4. 4,0 4,1 4,2 http://www.cdc.gov/nczved/divisions/dfbmd/diseases/botulism/#prevent
  5. Muhammad Waseem MD, MS, Russell Steele MD et al, Infant Botulism emedicine.medscape, last updated 2-23-2015).
  6. http://emedicine.medscape.com/article/961833-overview