Chữa trị nhiễm độc từ cây sồi và thường xuân

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nhiễm độc thường xuân, nhiễm độc sồi và nhiễm độc thù du có thể khiến cho ngày hoạt động ngoài trời của bạn trở nên tồi tệ. Tiếp xúc với lá, thân và rễ mang độc tính của những loại cây này có thể gây phát ban, ngứa ngáy kéo dài từ 1-3 tuần. Mặc dù chờ đợi là cách duy nhất để phát ban biến mất triệt để nhưng bạn vẫn có thể giảm đau và ngứa do tiếp xúc với cây độc bằng nhiều cách.

Các bước[sửa]

Chăm sóc Da Ngay lập tức[sửa]

  1. Cởi và giặt sạch quần áo. Cởi quần áo và cho vào túi nhựa (nếu có thể). Giặt riêng quần áo mặc khi tiếp xúc với thường xuân độc càng sớm càng tốt.
  2. Thoa cồn lên da. Bạn có thể thoa cồn lên da để hòa tan dầu của thường xuân độc hoặc sồi độc. Vì dầu độc có thể dần thấm vào da nên thoa cồn lên sẽ giúp ngăn dầu độc lan ra. Cách này không làm giảm triệu chứng ngay nhưng sẽ giúp ngăn dầu độc lây lan. Bạn có thể dùng chất tẩy rửa không cần kê đơn như Tecnu hoặc Zanfel.
  3. Rửa chỗ dính độc bằng nước lạnh. Tuyệt đối không rửa bằng nước ấm hoặc nước nóng vì sẽ làm hở lỗ chân lông khiến độc tố thấm vào da. Nếu có thể, hãy để vùng da bị dính độc dưới vòi nước lạnh đang chảy khoảng 10-15 phút. Nếu đang ở trong rừng, bạn có thể rửa sạch người bằng nước suối.[1]
  4. Rửa thật sạch vùng da dính độc. Dù bị dính độc ở vị trí nào thì cũng phải rửa sạch bằng nước. Nếu bạn chạm tay vào vùng da nhiễm độc hoặc chất độc dính vào tay, hãy dùng bàn chải đánh răng chà sạch bên dưới móng, đề phòng dầu độc bám vào. Bỏ luôn bàn chải đi sau khi sử dụng.
    • Dùng nước rửa chén (loại giúp đánh bay dầu mỡ) để rửa sạch chỗ phát ban. Vì chất độc dính vào da ở dạng dầu nên việc sử dụng nước rửa chén đánh bay dầu mỡ sẽ giúp ngăn phát ban lan rộng.
    • Nếu dùng khăn tắm để lau người sau khi rửa chất độc, hãy giặt riêng khăn với quần áo mặc khi dính độc ngay sau khi dùng.
  5. Không gãi chỗ phát ban. Mặc dù phát ban không lây nhưng nếu gãi, bạn sẽ làm rách da khiến vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Không nên chạm hoặc nặn vết phồng xuất hiện trên da, ngay cả khi vết phồng rộp chảy nước. Nếu cần thiết, hãy cắt móng tay và che vùng da bị phát ban đi.
  6. Chườm lạnh vùng da dính độc. Chườm lạnh hoặc đắp túi giữ lạnh khoảng 10-15 phút. Không thoa đá trực tiếp lên da; luôn gói túi giữ lạnh hoặc túi chườm lạnh trong khăn trước khi đắp lên da. Nếu chỗ phát ban bị ướt, bạn nên để khô tự nhiên thay vì lau bằng khăn.

Điều trị Ngứa do Nhiễm độc[sửa]

  1. Thoa kem hoặc kem dưỡng da dạng nước. Kem dưỡng da Calomine, kem Casaicin hay kem Hydrocortisone có khả năng giảm ngứa. Tuy nhiên, bạn không nên thoa ngay sau khi tiếp xúc với cây độc vì động tác thoa sẽ khiến dầu lan ra. Nên thoa sau khi cảm giác ngứa xuất hiện vài tiếng hoặc vài ngày. Kem Capsaicin (thường được bán ở các hiệu thuốc dưới dạng thuốc giảm đau khớp) ban đầu có thể gây bỏng rát nhưng sẽ giúp làm dịu cơn ngứa trong hàng giờ liền.
  2. Uống thuốc kháng Histamin. Thuốc kháng Histamin là thuốc dùng để điều trị dị ứng. Vì tiếp xúc với sồi độc và thường xuân độc sẽ gây phản ứng dị ứng nên uống thuốc kháng Histamin sẽ giúp giảm bớt triệu chứng. Thuốc kháng Histamin thường chỉ làm dịu các triệu chứng do nhiễm độc thường xuân, nhưng nếu uống trước khi ngủ thì tác dụng chống ngứa và gây buồn ngủ của thuốc sẽ giúp bạn nghỉ ngơi được một chút. Chỉ nên sử dụng thuốc kháng Histamin dạng uống, không được bôi lên vùng da dính độc vì sẽ làm phát ban nặng hơn.
  3. Tắm bột yến mạch. Hãy tắm bằng bột yến mạch hoặc ngâm muối Aluminium Acetate. Nếu không muốn mất thời gian đi mua thuốc, bạn có thể dùng máy xay xay 1 cốc bột yến mạch rồi cho vào nước ấm để tắm. Không nên tắm nước quá nóng, đặc biệt ngay sau khi tiếp xúc với chất độc vì nước nóng sẽ làm hở lỗ chân lông.[2]
  4. Thoa nước nấu từ hạt dẻ. Đập nhỏ hạt dẻ rồi cho vào nước đun sôi. Lọc bỏ phần hạt để lấy nước, để nguội rồi dùng bông tẩy trang chấm và thoa lên vết phát ban. Mặc dù chưa được nghiên cứu nhưng phương pháp này cho thấy có khả năng giảm ngứa phát ban do nhiễm độc thường xuân.
  5. Dùng muối nở. Pha hỗn hợp muối nở và nước theo tỉ lệ 3:1. Thoa hỗn hợp lên vùng da phát ban để làm xẹp chỗ phồng nước. Để hỗn hợp muối nở tự khô nứt hoặc bong ra. Cách vài tiếng lại thoa một lần để đạt kết quả tốt nhất.
  6. Sử dụng sản phẩm từ sữa. Nếu không bị dị ứng với sữa, bạn có thể thoa bơ sữa lên men hoặc sữa chua lên chỗ phát ban. Khi thoa các sản phẩm từ sữa lên, các protein sẽ làm xẹp chỗ phồng nước.
  7. Dùng trà điều trị phát ban. Xả đầy nước vào bồn tắm rồi cho 12 túi trà lọc vào. Bạn nên dùng trà hoa cúc vì hoa cúc có đặc tính kháng viêm. Ngâm mình trong nước trà khoảng 20 phút để giảm cảm giác ngứa và khó chịu. Hoặc bạn có thể ủ trà đặc và dùng bông y tế thấm trà rồi thoa lên vết phát ban. Cứ cách vài tiếng lại thoa một lần.
  8. Dùng vỏ hoa quả đông lạnh. Chườm vỏ dưa hấu hoặc vỏ chuối đông lạnh lên vết phát ban. Vỏ dưa hấu hoạt động như túi chườm lạnh còn nước dưa hấu sẽ giúp làm khô vết phồng nước. Mặt khác, vỏ chuối sẽ giúp làm lạnh và làm dịu vết phát ban.
  9. Thoa cà phê lạnh. Nếu còn dư cà phê pha đặc, hãy dùng bông tẩy trang chấm cà phê và thoa lên vết phát ban. Hoặc bạn có thể pha một tách cà phê mới rồi để nguội trong tủ lạnh trước khi thoa lên da. Cà phê chứa axit chlorogenic – một chất kháng viêm tự nhiên.
  10. Rửa vết phát ban bằng giấm táo. Bạn có thể sử dụng giấm táo để chữa lành tổn thương do tiếp xúc với thường xuân độc nhanh hơn. Hãy dùng bông tẩy trang thấm giấm táo rồi thoa nhẹ lên vết phát ban hoặc pha giấm táo với nước theo tỉ lệ 1:1 để rửa chỗ phát ban.
  11. Đắp nha đam. Nha đam là loại cây giống xương rồng. Lá nha đam tiết ra một loại gel có tác dụng làm lạnh. Bạn có thể tự tách lấy gel nha đam và thoa trực tiếp lên vết phát ban hoặc sử dụng gel đóng chai. Nếu mua gel dạng đóng chai ngoài cửa hàng, bạn phải đảm bảo rằng gel chứa 90% tinh chất nha đam. [3]

Phòng tránh Tiếp xúc với Cây độc[sửa]

  1. Học cách nhận biết cây độc. Tránh xa các loại cây có những đặc điểm sau:
    • Thường xuân độc có chùm 3 lá sáng bóng và thân cây màu đỏ. Cây mọc như dây leo và thường mọc dọc bờ sông hoặc bờ hồ.

    • Sồi độc như cây bụi và có chùm 3 lá như thường xuân độc. Sồi độc thường mọc ở Tây Duyên hải Hoa Kỳ.

    • Thù du độc là cây bụi thân gỗ có 7-13 lá mọc đối xứng. Cây mọc nhiều ở dọc sông Mississippi.

  2. Tắm cho thú cưng nếu chúng tiếp xúc với cây độc. Thú nuôi thường không nhạy cảm với cây thường xuân hoặc sồi độc. Tuy nhiên, dầu độc từ cây có thể dính vào lông của chúng và gây phản ứng dị ứng cho người bồng bế chúng. Hãy sử dụng dầu gội cho thú nuôi và đeo găng tay cao su khi tắm cho chúng.
  3. Mang theo dụng cụ phòng ngừa. Nếu đi leo núi hoặc cắm trại ở nơi có trồng cây thường xuân độc, bạn hãy mang theo nhiều chai nước lạnh và cồn xoa bóp. Thoa nước lạnh và cồn xoa bóp ngay sau khi tiếp xúc với cây độc sẽ giúp ngăn chất độc lây lan và giảm đau cực tốt.
  4. Mặc trang phục phù hợp khi bạn chuẩn bị vào những khu vực có thể có thường xuân hoặc sồi độc. Hãy mặc áo dài tay, quần dài và mang tất. Chắc chắn rằng bạn đi giày không hở mũi, và luôn luôn mang thêm quần áo thay thế nếu bạn chẳng may gặp sự cố.

Lời khuyên[sửa]

  • Không đốt cây thường xuân độc. Khi đốt cây, dầu độc sẽ bốc hơi và gây nguy hiểm nếu bạn hít vào vì nó làm nổi các vết đỏ, ngứa trên mô phổi và có thể dẫn đến suy hô hấp trong những trường hợp nặng.
  • Nếu trẻ nhỏ bị dính độc từ cây thường xuân, cây sồi hoặc thù du, hãy cắt ngắn móng tay cho trẻ để giảm thiểu thương tổn da do gãi.
  • Giặt quần áo, rửa sạch đồ dùng và tắm cho thú cưng. Nhựa cây thường xuân độc và sồi độc có thể bám rất lâu vào quần áo, đồ dùng và trên thú cưng. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, nhựa cây còn sót lại sẽ gây phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với da.
  • Phun chất khử mùi lên chân tay trước khi ra ngoài. Chất khử mùi sẽ giúp se khít lỗ chân lông để dầu từ cây độc không thể thấm vào trong da.
  • Cây thường xuân và sồi độc cùng họ với cây xoài. Những người có tiền sử bị viêm da do nhiễm độc thường xuân, nhiễm độc sồi cũng thường bị phát ban ở tay, chân hoặc khóe miệng nếu tiếp xúc với vỏ hoặc nhựa xoài khi hái hoặc ăn. Nếu bạn có tiền sử bị phát ban do nhiễm độc thường xuân hoặc sồi, hãy nhờ người khác hái và lột vỏ xoài. Như vậy bạn có thể thưởng thức vị ngon của xoài mà không bị phát ban đỏ và ngứa ngáy.
  • Loại bỏ cây thường xuân, sồi độc trong vườn bằng cách cuốc bỏ nếu cây nhỏ hoặc chặt tận gốc nếu cây lớn. Bạn có thể xịt thuốc diệt cỏ chứa glyphosate hoặc triclopyr (không được khuyên dùng). Phải nhớ luôn mặc áo dài tay và găng tay khi tiếp xúc với cây độc.[4]
  • Bạn có thể mua thuốc uống Oral Ivy tại các hiệu thuốc gần nhà. Pha thuốc với nước để uống. Thuốc không có vị và phát huy công dụng rất nhanh. Nếu uống trước khi tiếp xúc với chất độc, thuốc sẽ giúp ngừa phát ban. Còn nếu uống sau khi bị phát ban, thuốc sẽ làm giảm cơn ngứa và giúp da lành nhanh hơn.
  • Bạn có thể thoa kem dưỡng Caladryl để điều trị nhiễm độc thường xuân.
  • Nhớ luôn đeo găng tay khi làm vườn để tránh tiếp xúc với cây thường xuân, sồi và cây thù du độc.
  • Không ngâm mình trong bồn tắm sau khi tiếp xúc với dầu từ cây. Dầu nổi trên nước và sẽ khiến phát ban lây lan.

Cảnh báo[sửa]

  • Tuyệt đối không đốt cây thường xuân, sồi hoặc cây thù du độc. Nhựa cây có thể hòa vào khói và gây phản ứng dị ứng cho người nào hít phải.
  • Nếu bị phát ban ở mắt, miệng, mũi, “vùng kín” hoặc phát ban lan rộng hơn 1/4 cơ thể thì bạn nên đến khám bác sĩ để được tư vấn. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám bác sĩ khi thấy phát ban không giảm bớt, tiến triển nặng thêm hoặc khiến bạn không ngủ được. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng viêm Corticosteroid để giúp giảm ngứa.
  • Gọi cấp cứu (115) nếu cảm thấy khó thở hoặc sưng tấy nghiêm trọng. Bạn nên tiếp nhận chăm sóc y tế khẩn cấp nếu tiếp xúc với khói khi đốt cây độc.
  • Nếu bạn bị sốt trên 38 độ C, xuất hiện vảy vàng hay mủ trên da, hoặc cảm thấy đau ở vùng da bị phát ban, hãy đến khám bác sĩ để đề phòng bị nhiễm trùng. [5]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây