Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Ngăn ngừa nhiễm khuẩn
Từ VLOS
Tình trạng nhiễm khuẩn có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, thậm chí nhiều trường hợp đe dọa đến tính mạng. Nhiễm khuẩn có thể ảnh hưởng đến da, máu, các cơ quan trong cơ thể hoặc đường dạ dày-ruột. Số người nhiễm vi khuẩn đề kháng với thuốc kháng sinh tăng từng năm, và con số tử vong do những bệnh nhiễm khuẩn cũng tăng theo.[1] Do đó, việc học cách ngăn ngừa nhiễm khuẩn là cần thiết. Nếu bạn nghĩ mình bị nhiễm khuẩn, điều quan trọng là phải tìm đến cơ sở y tế để được điều trị ngay. Tuy nhiên bạn có thể giảm rủi ro nhiễm khuẩn bằng vài biện pháp đơn giản và thay đổi một số thói quen nhỏ.
Mục lục
Các bước[sửa]
Sử dụng các biện pháp cơ bản để ngăn ngừa nhiễm khuẩn[sửa]
-
Rửa
tay
thường
xuyên.
Rửa
tay
là
bước
quan
trọng
để
ngăn
ngừa
lây
lan
vi
khuẩn.
Đảm
bảo
rửa
tay
sau
khi
hắt
xì
hoặc
ho,
và
rửa
nhiều
lần
trong
ngày.
Những
lần
khác
cần
rửa
tay
là:[2]
- Trước và sau khi chuẩn bị thức ăn
- Trước và sau khi chăm sóc người bệnh
- Trước và sau khi xử lý vết thương trên da
- Sau khi đi vệ sinh và thay tã
- Sau khi chạm vào thùng rác
- Sau khi chạm vào động vật, cho ăn hoặc dọn vệ sinh cho vật nuôi
-
Rửa
tay
đúng
phương
pháp.[2]
Phương
pháp
rửa
tay
đúng
sẽ
giúp
đảm
bảo
bàn
tay
sạch
hết
mức
có
thể.
Dùng
xà
phòng
kháng
khuẩn
và
nước
ấm
để
rửa
tay.
- Làm ướt tay và xoa xà phòng vào tay. Chà xát hai tay vào nhau trong ít nhất 20 giây. Chà xát để tiêu diệt mọi vi khuẩn trên bàn tay.
- Nhớ rửa sạch dưới móng tay và cả kẽ ngón tay.
- Tiếp đó, xả sạch xà phòng dưới vòi nước ấm và dùng khăn sạch lau khô tay.
- Nếu muốn canh thời gian, bạn có thể hát bài “Happy Birthday” từ đầu đến cuối hai lần, bài hát này mất 20 giây.
- Làm vệ sinh sạch sẽ các đồ vật thường chạm vào ở nhà và văn phòng. Bạn có thể giảm số lượng vi khuẩn trong môi trường bằng cách giữ các đồ vật sạch sẽ. Những đồ vật thường được nhiều người chạm vào là những thứ như điện thoại, tay nắm cửa, bồn tắm và cần giật nước bồn cầu. Dùng nước sát khuẩn để lau sạch những vật dụng này mỗi tuần một lần.
- Tránh những người trông có vẻ bệnh. Bạn không thể biết người nào vừa mới bị cảm thường hoặc bị bệnh nào đó nghiêm trọng hơn. Vì vậy tốt nhất là tránh đến quá gần một người trông có vẻ bệnh. Tránh chạm vào những người mà bạn biết họ bị bệnh nhiễm khuẩn, cảm cúm, hoặc người nào nói với bạn rằng họ có bệnh lây nhiễm.
Bảo vệ bản thân khỏi vi khuẩn lây qua thực phẩm[sửa]
- Tìm hiểu về vi khuẩn đường ruột có hại. Có nhiều loại vi khuẩn sống trong đường ruột gây ra các bệnh từ nhẹ đến độ có thể gây tử vong. Những vi khuẩn này gồm campylobacter, salmonella, shigella, e. Coli, listeria, và botulism. Mỗi loại gây ra một loạt những triệu chứng đặc thù mà bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị, tuy nhiên phòng tránh vẫn là tốt nhất.[3]
-
Lưu
ý
các
thông
báo
thu
hồi
thực
phẩm
và
nước.
Đôi
khi
nước
và
thực
phẩm
có
thể
bị
nhiễm
khuẩn,
do
đó
bạn
cần
chú
ý
nghe
thông
tin
để
tránh
dùng
thực
phẩm
và
nước
uống
ô
nhiễm.
- Nghe tin tức trong khu vực bạn ở để biết nếu nguồn nước bị ô nhiễm. Nếu phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm, bạn cần mua nước đóng chai để uống và nấu ăn, đồng thời hạn chế tắm cho đến khi nguồn nước an toàn trở lại.
- Chú ý nghe thông báo thu hồi thực phẩm. Ô nhiễm là vấn đề phổ biến, vì vậy việc nghe thông tin là cần thiết. Nếu biết loại thực phẩm nào đó đang được thu hồi, hãy vứt bỏ và tìm sự chăm sóc y tế nếu bạn đã sử dụng trước khi nghe tin thu hồi.
- Giữ tay sạch khi chuẩn bị thức ăn. Rửa tay là một bước quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn trong và ngoài bếp. Bạn nên rửa tay trước và sau khi xử lý thức ăn. Điều đặc biệt quan trọng là cần rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh và thay tã, và trước khi bắt đầu vào bếp.[4]
-
Rửa
và
nấu
kỹ
thức
ăn.
Rửa
sạch
và
nấu
kỹ
thức
ăn
có
thể
giúp
ngăn
chặn
các
vi
khuẩn
có
hại
xâm
nhập
vào
cơ
thể.
Việc
rửa
hoa
quả
và
rau
trước
khi
ăn
và
nấu
kỹ
các
sản
phẩm
từ
động
vật
có
thể
giúp
tiêu
diệt
mọi
vi
khuẩn
gây
hại
có
thể
hiện
diện
trong
thực
phẩm.
- Tránh ăn thịt, gia cầm và trứng sống hoặc nấu chưa chín.[5]
- Tránh lây nhiễm chéo thực phẩm bằng cách không dùng vật đựng thịt hoặc trứng sống để đựng hoa quả hoặc rau, trừ khi đã được rửa sạch. Đảm bảo rửa kỹ bồn rửa, thớt, mặt bàn bếp sau khi dùng, vì cách bề mặt này thường được coi là gây lây nhiễm chéo.
- Đề phòng ngộ độc thịt. Không ăn bất cứ thực phẩm nào có mùi ôi hoặc đồ hộp bị phồng. Đó là các dấu hiệu của vi khuẩn botulism, một loại vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm. Nếu xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn botulism có thể gây chết người. Loại vi khuẩn lây qua thực phẩm liên quan đến thực phẩm đóng hộp có nồng độ a-xít thấp như măng tây, đậu xanh, củ cải đường và ngô. Tuân theo quy trình nghiêm ngặt khi đóng hộp thực phẩm tại nhà.[5]
Ngăn ngừa nhiễm khuẩn vào cơ thể[sửa]
-
Thực
hiện
các
biện
pháp
giảm
rủi
ro
phát
triển
bệnh
viêm
âm
đạo.
Viêm
âm
hộ
-
âm
đạo
là
các
thuật
ngữ
y
khoa
chỉ
sự
sưng
viêm
ở
âm
đạo
và/
hoặc
âm
hộ
do
vi
khuẩn,
virus
hoặc
do
các
hóa
chất
kích
thích
có
trong
các
loại
kem,
xà
phòng
và
lotion.[7]
Vi
khuẩn
viêm
âm
đạo
thường
là
do
vi
khuẩn
tự
nhiên
trong
âm
đạo
phát
triển
một
cách
bất
thường.
Bạn
có
thể
thực
hiện
một
số
bước
để
giảm
rủi
ro
phát
triển
bệnh
viêm
âm
đạo.
- Không thụt rửa. Thụt rửa thay đổi độ pH của môi trường trong âm đạo và tăng rủi ro nhiễm khuẩn.
- Chỉ quan hệ với một bạn tình. Người quan hệ tình dục với nhiều người có nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo cao hơn.
- Không hút thuốc. Hút thuốc lá làm tăng rủi ro nhiễm khuẩn âm đạo.
-
Phòng
ngừa
bệnh
viêm
họng.
Sự
nhiễm
khuẩn
trong
cổ
họng
gọi
là
viêm
họng,
chỉ
sự
sưng
viêm
và
nhiễm
khuẩn
trong
hầu,
hoặc
cuống
họng.
Bạn
có
thể
áp
dụng
vài
bước
để
giảm
nguy
cơ
bị
viêm
họng.[8]
- Rửa tay sau khi ở chỗ đông người hoặc ở cạnh người nào đó bị viêm đường hô hấp trên.
- Rửa tay sau khi xì mũi hoặc chăm sóc trẻ bị chảy nước mũi và/ hoặc đau họng.
- Không dùng chung vật dụng ăn uống với trẻ em hoặc với bất cứ người lớn nào có vẻ bị viêm họng. Tách riêng vật dụng ăn uống của người bệnh với những người khác và rửa bằng xà phòng và nước nóng.
- Rửa tất cả đồ chơi của trẻ nhỏ bị viêm họng. Dùng nước xà phòng nóng, xả kỹ và để khô hoàn toàn.
- Vứt bỏ khăn giấy ngay sau khì sử dụng.
- Tránh hôn hoặc dùng chung vật dụng ăn uống với người bị cúm, cảm, tăng bạch cầu đơn nhân hoặc nhiễm khuẩn.[9]
- Không hút thuốc và tránh phơi nhiễm khói thuốc.[9]
- Dùng máy tạo ẩm nếu không khí trong nhà bị khô.[9]
- Việc dùng khăn giữ ấm cổ họng trong những tháng lạnh cũng có thể giúp giữ nhiệt độ cơ thể để tạo môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của virus và vi khuẩn.
-
Giảm
rủi
ro
phát
triển
bệnh
viêm
phổi.
Viêm
phổi
là
sự
viêm
nhiễm
trong
phổi,
có
thể
do
vi
khuẩn,
virus
hoặc
nấm
gây
ra.
Bệnh
lây
nhiễm
này
rất
nghiêm
trọng
và
có
thể
gây
tử
vong.
Một
số
nhóm
người
có
nguy
cơ
phát
triển
bệnh
viêm
phổi
cao
hơn
và
nên
cẩn
thận
thực
hiện
những
biện
pháp
phòng
ngừa.[10]
Đề
phòng
cẩn
thận
hơn
nếu
bạn:
- Hút thuốc lá hoặc các sản phẩm thuốc hút khác
- Gần đây bị các bệnh viêm đường hô hấp trên như cúm, cảm hoặc viêm thanh quản
- Mắc các chứng bệnh làm suy yếu khả năng nuốt như đột quỵ, sa sút trí tuệ hoặc bệnh Parkinson
- Bị các bệnh kinh niên về phổi như xơ nang, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc chứng giãn phế quản
- Mắc những bệnh lý nghiêm trọng khác như bệnh tim, xơ gan hoặc tiểu đường
- Vừa trải qua phẫu thuật hoặc chấn thương
- Có hệ miễn dịch suy yếu do các bệnh lý tiềm ẩn hoặc các loại thuốc nào đó
-
Thực
hiện
mọi
biện
pháp
để
giảm
khả
năng
phát
triển
bệnh
viêm
phổi.
Nếu
có
rủi
ro
phát
triển
bệnh
viêm
phổi,
bạn
nên
thực
hiện
mọi
việc
trong
khả
năng
để
bảo
vệ
mình.
Các
biện
pháp
phòng
ngừa
viêm
phổi
gồm:[11]
- Tiêm phòng bệnh cúm hàng năm
- Tiêm phòng bệnh viêm phổi mủ nếu bạn là người trưởng thành có nguy cơ cao
- Ngừng sử dụng các sản phẩm thuốc hút, đặc biệt là thuốc lá
- Rửa sạch tay sau khi xì mũi, đi vệ sinh, chăm sóc người bệnh hoặc trước khi ăn và chuẩn bị thức ăn
- Tránh chạm tay vào mặt và mũi
- Bệnh sặc phổi có thể xảy ra khi thức ăn hoặc chất lỏng được nuốt xuống nhầm ống dẫn. Tránh ăn ở tư thế nghiêng, hoặc đút ăn cho người ở tư thế không ngồi thẳng.
- Chăm sóc sức khỏe tổng quát, vì bệnh viêm phổi có thể xảy ra sau khi bị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên khác
-
Giảm
rủi
ro
phát
triển
bệnh
viêm
tai
ở
trẻ
em.
Trẻ
em
có
nguy
cơ
bị
viêm
bên
trong
tai
cao
hơn.
Bệnh
này
gây
đau
đớn
và
có
thể
dẫn
đến
các
vấn
đề
khác
về
sức
khỏe.
Bạn
có
thể
giảm
rủi
ro
viêm
tai
giữa
bằng
cách
làm
theo
các
gợi
ý
sau
đây:[12]
- Không hút thuốc trong nhà và gần trẻ em. Bệnh viêm tai ở trẻ em thường gặp ở các trẻ phơi nhiễm khói thuốc lá.
- Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nếu có thể. Việc bú sữa mẹ có thể giúp hệ miễn dịch của trẻ phát triển tốt hơn, nhờ đó giảm rủi ro viêm tai.
- Không bao giờ nên cho trẻ uống nước từ bình khi trẻ đang nằm. Do cấu trúc của tai và ống tai giữa, việc nằm và uống làm tăng đáng kể rủi ro viêm tai.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh. Giữ sạch và rửa tay cho trẻ, vì trẻ em thường thích cho tay vào miệng.
-
Giữ
vệ
sinh
để
tránh
viêm
tai
ngoài.
Viêm
tai
ngoài
là
bệnh
nhiễm
trùng
ở
ống
tai
ngoài
do
nước
đọng
trong
tai
ngoài,
tạo
nên
môi
trường
nóng,
ẩm
cho
vi
khuẩn
sinh
sôi.
Tình
trạng
này
còn
gọi
là
viêm
tai
ngoài
cấp.[13]
Để
giảm
rủi
ro
bị
viêm
tai
ngoài,
bạn
cần:
- Lau khô tai sau khi bơi và tắm.
- Lau khô tai ngoài bằng khăn hoặc vài mềm. Nghiêng đầu lần lượt sang bên này rồi bên kia để cho nước trong tai chảy ra ngoài.
- Làm khô ống tai bằng máy sấy tóc để ở chế độ thấp nhất và cách xa đầu ít nhất 30 cm.
- Không cho vật lạ vào tai như tăm bông, kẹp giấy hoặc cặp tóc.
- Nhét bông gòn vào tai khi bôi các sản phẩm có thể gây kích ứng như keo xịt tóc và màu nhuộm.
-
Bảo
vệ
bản
thân
khỏi
bệnh
viêm
màng
não
do
vi
khuẩn.
Sự
nhiễm
khuẩn
cũng
có
thể
tác
động
lên
não.
Từ
năm
2003
đến
2007,
mỗi
năm
có
4.100
ca
viêm
màng
não
do
vi
khuẩn,
trong
đó
có
500
ca
tử
vong.[14]
Phương
pháp
điều
trị
bằng
kháng
sinh
làm
tăng
tỷ
lệ
sống
sót,
giảm
tỷ
lệ
tử
vong
do
viêm
màng
não
xuống
còn
dưới
15%,
nhưng
tốt
nhất
vẫn
là
tiêm
phòng.[14]
Bạn
hãy
làm
theo
các
bước
dưới
đây
để
giảm
rủi
ro
nhiễm
bệnh
viêm
màng
não
do
vi
khuẩn:
- Thường xuyên rửa tay.
- Không dùng chung ly nước, vật dụng ăn uống, son dưỡng ẩm hoặc bàn chải đánh răng với bất cứ ai.
- Duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh bằng cách ngủ ít nhất bảy tiếng mỗi đêm, uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, uống đa sinh tố và áp dụng chế độ ăn cân bằng.
- Cân nhắc tiêm phòng bệnh viêm màng não do vi khuẩn. Một số bệnh viêm màng não do vi khuẩn có thể được ngăn ngừa nhờ vắc-xin tiêm phòng. Hỏi bác sĩ về việc tiêm phòng để bảo vệ mình.
- Bệnh viêm màng não do vi khuẩn có thể lây lan qua các giọt dịch nhỏ trong không khí, do đó nếu biết ai đó mắc bệnh viêm màng não do vi khuẩn, tốt nhất là bạn nên tránh lại gần, và nên đeo khẩu trang.
-
Tìm
hiểu
cách
để
giảm
nguy
cơ
phát
triển
bệnh
nhiễm
trùng
máu.
Nhiễm
trùng
máu
là
tình
trạng
máu
bị
nhiễm
vi
khuẩn
không
thể
kiểm
soát.
Khi
vi
khuẩn
sinh
sôi
trong
máu,
chúng
có
thể
lây
nhiễm
đến
các
hệ
cơ
quan
khác
trong
cơ
thể
như
thận,
tụy,
gan
và
lách.[15]
- Nhiều dạng nhiễm khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu như các bệnh nhiễm trùng da, phổi, đường tiết niệu và bụng, hoặc có thể là nhiễm trùng nguyên phát trong máu.
- Một số người có nguy cơ phát triển nhiễm trùng máu cao hơn, gồm người có hệ miễn dịch suy giảm, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già, người có bệnh kinh niên như tiểu đường, ung thư, bệnh gan hoặc HIV/AIDS, người bị chấn thương nghiêm trọng hoặc bỏng nặng.
- Bạn có thể phòng ngừa nhiễm trùng máu qua việc ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn ban đầu khác, nâng cao hệ miễn dịch và điều trị các bệnh kinh niên.
Hiểu về tình trạng nhiễm khuẩn[sửa]
- Hiểu rằng vi khuẩn có khả năng phục hồi cao. Vi khuẩn là các vi sinh vật đơn bào có thể sống trong điều kiện khắc nghiệt. Một số vi khuẩn được tìm thấy trong suối nước nóng ở công viên quốc gia Yellowstone, nơi có nhiệt độ nước gần độ sôi, và chúng cũng hiện diện ở sâu dưới lớp băng vùng Nam cực.[16]
- Tìm hiểu về cách lây lan của vi khuẩn. Vi khuẩn đòi hỏi một số chất dinh dưỡng cần thiết để sống sót và nhân lên, và một số khác có thể ngủ đông cho đến khi gặp điều kiện thích hợp. Một số loại vi khuẩn có thể bám vào đường hoặc tinh bột tìm thấy trong hầu hết các vật hữu cơ, đó là lý do tại sao vi khuẩn được tìm thấy trong thức ăn. Vi khuẩn có thể tự nhân lên dưới điều kiện thích hợp, do đó điều quan trọng là ngăn chặn các điều kiện đó khi có thể.[17]
-
Biết
khi
nào
cần
gọi
bác
sĩ.
Tình
trạng
nhiễm
khuẩn
có
thể
nguy
hiểm
đến
tính
mạng.
Nếu
bạn
không
có
khả
năng
ngăn
chặn
nhiễm
khuẩn
thì
điều
quan
trọng
là
biết
khi
nào
cần
gọi
bác
sĩ
để
nhờ
trợ
giúp
y
tế.
Gọi
cho
bác
sĩ
nếu
bạn:[18]
- Sốt trên 38,3 độ C quá ba ngày
- Các triệu chứng không tự thuyên giảm trong vài ngày
- Đau và khó chịu, đòi hỏi phải dùng thuốc giảm đau
- Ho có đờm (nước nhầy từ phổi ra) hoặc không có đờm kéo dài hơn một tuần
- Thủng màng nhĩ và có mủ chảy ra
- Đau đầu và sốt đến mức không giữ thẳng đầu được
- Nôn nhiều và không thể giữ chất lỏng khỏi trào lên
-
Gọi
cấp
cứu
trong
các
trường
hợp
nghiêm
trọng
hơn.
Một
số
trường
hợp
có
thể
cần
cấp
cứu
ngay
lập
tức.
Nhờ
ai
đó
đưa
bạn
đến
phòng
cấp
cứu
hoặc
gọi
911.
(Số
cấp
cứu
ở
Việt
Nam
là
115).
Tìm
ngay
dịch
vụ
cấp
cứu
nếu
bạn:[18]
- Bị sưng, đỏ, sốt và đau
- Yếu sức, mất giác quan, cứng cổ, sốt, buồn nôn hoặc nôn, mệt mỏi, mất phương hướng
- Co giật
- Khó thở hoặc có cảm giác không có sức để thở
Lời khuyên[sửa]
- Tình trạng nhiễm khuẩn có thể rất nguy hiểm. Mọi cơ quan trên cơ thể đều có thể nhiễm khuẩn, từ não cho đến ngón chân.
- Lưu ý đến các biện pháp phòng ngừa suốt những tháng mùa thu, đông và xuân và nếu bạn có rủi ro lây nhiễm cao.
Cảnh báo[sửa]
- Nếu chẳng may bị nhiễm khuẩn, bạn nên đến bác sĩ để được điều trị bằng kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Cùng bạn tình đi khám và xét nghiệm phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục trước khi quan hệ tình dục. Dùng bao cao su ngay cả khi bạn và bạn tình đều đã được xét nghiệm để chắc chắn hơn trong việc phòng ngừa bệnh và phòng tránh thai.
- Thức ăn thừa để qua đêm có thể bị nhiễm độc vào ngày hôm sau. Không ăn thức ăn thừa để ở nhiệt độ thường.
- Nếu được kê toa thuốc kháng sinh, bạn cần uống đủ liều lượng ngay cả khi đã cảm thấy khỏe hơn. Việc uống thuốc không đủ liều có thể gây kháng thuốc, và nếu bạn bị nhiễm khuẩn tái phát thì sẽ khó điều trị hơn với các loại thuốc hiện tại.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.cdc.gov/drugresistance/threat-report-2013/
- ↑ 2,0 2,1 http://www.cdc.gov/features/handwashing/
- ↑ http://www.webmd.com/food-recipes/food-poisoning/food-poisoning?page=1
- ↑ http://www.webmd.com/food-recipes/food-poisoning/food-poisoning?page=4
- ↑ 5,0 5,1 http://www.webmd.com/food-recipes/food-poisoning/food-poisoning?page=2
- ↑ http://www.webmd.com/food-recipes/food-poisoning/food-poisoning?page=6
- ↑ http://www.webmd.com/sexual-conditions/tc/bacterial-vaginosis-topic-overview
- ↑ http://www.drugs.com/health-guide/sore-throat-pharyngitis.html
- ↑ 9,0 9,1 9,2 https://umm.edu/health/medical/altmed/condition/pharyngitis
- ↑ http://www.lung.org/lung-disease/pneumonia/understanding-pneumonia.html?
- ↑ http://www.lung.org/lung-disease/pneumonia/prevent-pneumonia.html
- ↑ http://www.webmd.com/cold-and-flu/ear-infection/ear-infections-prevention
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/swimmers-ear/basics/prevention/con-20014723
- ↑ 14,0 14,1 http://www.cdc.gov/meningitis/bacterial.html
- ↑ http://www.cdc.gov/sepsis/basic/qa.html
- ↑ http://www.childrensuniversity.manchester.ac.uk/interactives/science/microorganisms/whatarebacteria/
- ↑ http://microbemagic.ucc.ie/about_microbes/bacteria_works.html
- ↑ 18,0 18,1 http://www.webmd.com/lung/tc/pneumonia-when-to-call-a-doctor