Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giải độc Botulism
Từ VLOS
Botulism là bệnh hiếm gặp nhưng nguy hiểm do độc tố từ vi khuẩn Clostridium botulinum. Vết thương và ngộ độc thực phẩm là hai con đường nhiễm độc Botulism phổ biến nhất. Căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng này gây triệu chứng đau bụng, buồn nôn và nôn mửa, khó thở, tê liệt và tử vong. Sau khi tiếp nhận điều trị y tế, bạn có thể tiếp tục giải độc Botulism tại nhà.
Mục lục
Các bước[sửa]
Tiếp nhận điều trị y tế ngay lập tức[sửa]
-
Đến
bệnh
viện
ngay
lập
tức.
Botulism
dù
ở
hình
thức
nào
cũng
đều
gây
nguy
hiểm
đến
tính
mạng
và
cần
được
điều
trị
y
tế
tức
thời.
Điều
trị
càng
sớm
thì
khả
năng
hồi
phục
càng
cao.[1]
- Gọi ngay cho cấp cứu 115.
- Triệu chứng bệnh Botulism thông qua ngộ độc thực phẩm sẽ xuất hiện 12-36 tiếng sau khi ăn thức ăn nhiễm bẩn, bao gồm các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, mờ mắt, nói lắp, mí mắt rũ xuống, khô miệng hoặc khó nuốt, khó nói chuyện, cơ mặt yếu đột ngột, khó thở và tê liệt. Ngộ độc Botulism thông qua thực phẩm thường là trong môi trường thiếu khí O2 như thực phẩm đóng hộp, đóng chai và thực phẩm tươi sống từ đất.[1]
- Triệu chứng ngộ độc Botuslim ở trẻ sơ sinh bao gồm táo bón, đi ra phân mềm, mí mắt rũ xuống, tiếng khóc yếu ớt, chảy nước miếng và khó bú hoặc khó cho ăn, tê liệt. Trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn Botulism thông qua các bào tử xâm nhập qua đường ruột và chuyển thành độc tố trong cơ thể. Trẻ sơ sinh từ 2-8 tháng tuổi và ăn phải mật ong hoặc đất có khả năng nhiễm khuẩn Botulism.[1]
- Triệu chứng nhiễm khuẩn Botulism qua vết thương cũng tương tự như khi ngộ độc thực phẩm nhưng người bệnh sẽ không bị buồn nôn, nôn mửa hay đau bụng. Các bào tử vi khuẩn có thể chuyển thành độc tố trong vết thương hở và thường xuất hiện ở những vết cắt khó thấy hay vị trí tiêm thuốc của người dùng thuốc truyền qua tĩnh mạch.[1]
- Ngộ độc Botulism không làm tăng huyết áp, nhịp tim hay gây lú lẫn. Tuy nhiên, người bệnh có thể bị sốt nếu nhiễm khuẩn Botulism thông qua vết thương. [1]
-
Chuẩn
bị
tiếp
nhận
thuốc
kháng
độc
tố.
Thuốc
kháng
độc
tố
là
một
trong
những
phương
pháp
ưu
tiên
hàng
đầu
để
điều
trị
nhiễm
độc
Botulism.
Thuốc
kháng
độc
tố
không
thể
khôi
phục
thương
tổn
sẵn
có
nhưng
sẽ
giúp
giảm
nguy
cơ
biến
chứng
và
tổn
thương
thần
kinh.[2]
- Thuốc kháng độc tố được đưa vào cơ thể thông qua phương pháp truyền chậm vào tĩnh mạch.
- Thuốc kháng độc tố có nguồn gốc từ huyết tương hay huyết thanh ngựa nên người bệnh cần được xét nghiệm tình trạng nhạy cảm của da trước khi truyền.
- Chuẩn bị cho phương pháp điều trị đường hô hấp. Vì độc tố trong vi khuẩn Botulism làm suy yếu cơ đến mức gây tê liệt nên bạn có thể ngưng thở. Do đó, phương pháp điều trị ngộ độc Botulism có thể bao gồm việc dùng máy thở để giúp bạn thở dễ dàng hơn cho đến khi loại bỏ được ảnh hưởng của độc tố đối với cơ thể (có thể mất đến hàng tuần).[1]
- Chuẩn bị cho quá trình ép nôn mửa và đi tiêu. Phép điều trị ngộ độc Botulism do thực phẩm thường bao gồm việc kích thích hoặc ép nôn mửa và dùng thuốc kích thích đi tiêu. Mục đích là để thanh lọc thực phẩm mang vi khuẩn ra khỏi cơ thể.[2]
- Tiếp nhận quy trình làm sạch vết thương và mở ổ. Mở ổ vết thương là quy trình loại bỏ mô chết hoặc mô nhiễm trùng, nhờ đó loại bỏ độc tố trong vết thương trong trường hợp nhiễm độc Botulism thông qua vết thương.[2]
Giải độc tại nhà[sửa]
-
Uống
kháng
sinh
theo
hướng
dẫn.
Sau
khi
xuất
viện,
bạn
nên
tiếp
tục
uống
thuốc
kháng
sinh
được
kê
đơn.
Bác
sĩ
có
thể
kê
đơn
các
thuốc
như
Penicillin
cho
trường
hợp
nhiễm
độc
từ
vết
thương.
Thuốc
kháng
sinh
thường
được
kê
đơn
uống
trong
7-14
ngày.[2]
- Đảm bảo uống đủ liều kháng sinh, ngay cả khi đã cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày. Việc uống đủ liều kháng sinh theo đúng thời gian hướng dẫn là rất quan trọng.
- Kháng sinh thường không được kê đơn trong các trường hợp nhiễm độc Botulism loại khác vì có thể làm tăng tốc độ thải độc tố.[2]
-
Uống
than
hoạt
tính
dạng
viên
nén
hoặc
dạng
lỏng
chỉ
khi
được
bác
sĩ
khuyến
nghị.
Than
hoạt
tính
giúp
loại
bỏ
độc
tố
ra
khỏi
cơ
thể
bằng
cách
kết
dính
độc
tố,
ngăn
ngừa
hấp
thụ
trong
dạ
dày.[3]
- Than hoạt tính có thể phản ứng với nhiều thuốc chữa bệnh khi vào cơ thể nên bạn chỉ được sử dụng khi bác sĩ khuyến nghị.
- Không uống các thuốc khác trong vòng 2 tiếng sau khi sử dụng than hoạt tính vì than có thể ngăn chặn quá trình hấp thụ thuốc.
- Than hoạt tính dạng lỏng có thể lắng cặn trong chai nên bạn cần lắc đều trước khi sử dụng.
- Liều thông thường cho người lớn là 50 g than hoạt tính mỗi 4 tiếng.
-
Thử
dùng
kế
sữa.
Một
số
bằng
chứng
cho
thấy
cây
kế
sữa
có
thể
hỗ
trợ
quá
trình
hồi
phục
của
gan
bị
thương
tổn
do
độc
tố.[4]
- Để điều trị tổn thương gan do độc tố, bạn có thể bổ sung 160-800 mg kế sữa mỗi ngày.[4]
-
Thanh
lọc
đại
tràng
bằng
chất
xơ.
Chất
xơ
từ
vỏ
hạt
mã
đề
có
thể
dùng
làm
chất
nhuận
tràng
dịu
nhẹ
để
loại
bỏ
độc
tố
còn
dư
thừa
trong
đại
tràng.
Các
sản
phẩm
như
Metamucil
chứa
vỏ
hạt
mã
đề
(chất
xơ
vón
cục
lại
khi
trộn
với
nước
và
hình
thành
một
chất
giống
gel
trong
đại
tràng)
giúp
chất
thải
di
chuyển
qua
ruột
dễ
dàng
hơn.[5]
- Trao đổi với bác sĩ nếu muốn thanh lọc đại tràng. Một số trường hợp không thể chịu đựng được phép điều trị này.
- Pha 1/2-2 thìa cà phê vỏ hạt mã đề với một cốc nước ấm và uống ngay sau đó.
- Uống hỗn hợp vỏ hạt mã đề trước khi ngủ để tăng hiệu quả qua đêm.
-
Sử
dụng
chiết
xuất
mao
lương
hoa
vàng.
Mao
lương
hoa
vàng
là
thảo
mộc
được
cho
là
có
khả
năng
tiêu
diệt
vi
khuẩn
trong
đường
tiêu
hóa.
Thảo
mộc
này
chứa
hóa
chất
Berberine
tiêu
diệt
vi
khuẩn
trong
ống
nghiệm
và
có
thể
mang
đến
hiệu
quả
tương
tự
ở
người.[6]
- Mao lương hoa vàng còn kích thích tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng.
- Thử uống 1 giọt chiết xuất mao lương hoa vàng pha với nước, cách 6 tiếng một lần trong vòng 1 ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Mao lương hoa vàng có thể tương tác rõ rệt với nhiều loại thuốc chữa bệnh nên bạn cần trao đổi trước với bác sĩ.
Tăng cường sức khỏe sau khi nhiễm độc Botulism[sửa]
-
Bổ
sung
vitamin
E.
Vitamin
E
là
chất
chống
oxi
hóa
có
khả
năng
kích
thích
và
tăng
cường
tế
bào
miễn
dịch,
hỗ
trợ
tuần
hoàn
khí
O2.[7]
- Bổ sung tối đa 400 mg vitamin E mỗi ngày ở dạng thực phẩm chức năng. Mặc dù khó bổ sung đủ vitamin E thông qua chế độ ăn nhưng vitamin E vẫn có tự nhiên trong quả bơ, các loại hạt, dầu thực vật và ngũ cốc.
-
Bổ
sung
vitamin
C.
Chất
chống
oxi
hóa
này
giúp
tăng
cường
tế
bào
bạch
cầu,
kháng
thể
và
Interferon
để
cải
thiện
hệ
miễn
dịch.[7]
- Nên cố gắng bổ sung ít nhất 200 mg vitamin C mỗi ngày bằng cách ăn 6 phần rau củ quả như hoa quả họ Cam, dâu tây, mâm xôi, bông cải xanh, rau bina (rau chân vịt) và ớt chuông.
-
Ăn
tỏi.
Tỏi
chứa
allicin
và
hợp
chất
sul-phua
mang
đến
những
lợi
ích
kháng
khuẩn
và
giải
độc.[8]
- Ăn một tép tỏi mỗi ngày có thể giúp bạn hồi phục nhanh hơn.
Tiêu diệt vi khuẩn trong nhà[sửa]
-
Vệ
sinh
sạch
các
bề
mặt.
Để
vệ
sinh
các
bề
mặt
có
khả
năng
tiếp
xúc
với
thực
phẩm
hoặc
nước
nhiễm
khuẩn,
bạn
có
thể
dùng
hỗn
hợp
chất
tẩy
pha
với
nước
theo
tỉ
lệ
1:5.[9]
- Mang găng tay khi dọn vệ sinh. Xịt hỗn hợp lên bề mặt và để khoảng 30 phút trước khi dùng khăn giấy lau sạch. Vứt bỏ khăn ngay sau khi lau.
- Lặp lại quy trình một lần nữa.
- Vứt bỏ găng tay sau khi dọn vệ sinh xong.
- Nếu không được tiêu diệt, vi khuẩn Clostridium botulinum bám trên các bề mặt trong nhà có thể mất vài ngày để biến tính hoàn toàn.
-
Loại
bỏ
hũ
và
chai
đựng.
Đặt
hũ
thủy
tinh,
nắp
trong
nồi
lớn
và
ngập
hoàn
toàn
trong
nước.
Đậy
nắp
nồi
và
đun
sôi
khoảng
30
phút.[9]
- Để nguội rồi vứt bỏ toàn bộ hũ và chai đựng.
- Giặt sạch quần áo. Quần áo tiếp xúc với độc tố Botulism cần được giặt sạch ngay bằng máy giặt với nước ấm và xà phòng.
- Chế biến thực phẩm an toàn. Đun nóng thức ăn sao cho nhiệt độ bên trong đạt 85°C ít nhất 5 phút sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn Botulism.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/botulism/basics/symptoms/con-20025875
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/botulism/basics/treatment/con-20025875
- ↑ http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/charcoal-activated-oral-route/description/drg-20070087
- ↑ 4,0 4,1 http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/milk-thistle/evidence/hrb-20059806
- ↑ http://umm.edu/health/medical/altmed/supplement/psyllium
- ↑ http://umm.edu/health/medical/altmed/herb/goldenseal
- ↑ 7,0 7,1 http://www.askdrsears.com/topics/feeding-eating/family-nutrition/foods-to-boost-immunity/foods-that-boost-your-immune-system
- ↑ http://umm.edu/health/medical/altmed/herb/garlic
- ↑ 9,0 9,1 http://www.clemson.edu/extension/hgic/hot_topics/2010/07safe_discards.html