Điều trị nhiễm khuẩn Botulism ở vịt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nhiễm khuẩn Botulism loại C là bệnh ảnh hưởng đến cả vịt nhà và vịt trời. Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể chờ cho bệnh tự khỏi và cách ly vịt bị bệnh ra khỏi đàn. Thêm vào đó, bạn cần áp dụng một số phương pháp giúp ngăn ngừa bệnh.

Các bước[sửa]

Điều trị nhiễm khuẩn Botulism ở vịt[sửa]

  1. Theo dõi triệu chứng. Botulism có thể đầu độc vịt và gây ra "bệnh Limberneck". Loại vi khuẩn này có thể làm tê liệt vịt, kèm theo triệu chứng ban đầu là mất khả năng bay hoặc bơi dưới nước. Chân vịt sẽ bị tê liệt và bạn có thể thấy vịt cố dùng cánh để di chuyển. Bên cạnh đó, mí mắt và cổ vịt sẽ bị sụp xuống. Tê liệt cũng có thể kèm theo tiêu chảy.[1]
  2. Di chuyển vịt. Một khi nhận thấy vịt bị bệnh, bạn nên chuyển nó ra khỏi khu vực bị nhiễm bệnh. Bạn nên tạo một nơi trú ẩn cơ bản cho vịt. Để mặc vịt sẽ khiến vịt bị nhiễm khuẩn nặng thêm. Bạn cần chuyển vịt ra khỏi nguồn gây bệnh để vịt có điều kiện phục hồi.[2]
    • Tuy nhiên, không phải con vịt nào cũng sẽ hồi phục. Chỉ khi chưa nhiễm đủ liều lượng độc gây chết, vịt mới có cơ hội sống sót. [2]
  3. Cho vịt uống nhiều nước sạch. Vịt nên được uống nước sạch khi mới bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Nước giúp đẩy sạch vi khuẩn ra khỏi cơ thể vịt.[3]
    • Nếu vịt không chịu uống nước, bạn có thể tiêm nước cho vịt.[4]
  4. Dùng thuốc kháng độc. Hai thuốc kháng độc chính mà bạn có thể sử dụng là Kháng độc Botulinum hóa trị ba (A, B, E) và Kháng độc Botulinum hóa trị năm (A, B, C, D, E, F, G). Bạn có thể tìm mua loại đầu tiên tại trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh địa phương và loại thứ 2 tại phòng khám thú y (do trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cấp). [5] Loại thuốc thứ 2 có khả năng chữa nhiều loại nhiễm khuẩn hơn.[6]
    • Botulism loại C thường gây độc cho vịt nhưng không ảnh hưởng đến người, chó hoặc mèo.[1] Vịt đôi khi cũng có thể bị nhiễm khuẩn Botulism loại E.[7]
    • Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc kháng độc thường không được sử dụng vì phi thực tế và cần cho vịt sử dụng sớm, khi các triệu chứng chưa xuất hiện rõ ràng. [8]
  5. Điều trị vết thương. Vết thương đôi khi sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây nhiễm khuẩn Botulism. Nếu vịt bị thương, bạn nên đưa vịt đi khám thú y để bác sĩ mổ và điều trị vết thương cho vịt.[6]
  6. Chờ 2 ngày. Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm khuẩn Botulism ở vịt có thể khỏi trong vòng 2 ngày. Nếu thời gian phục hồi lâu hơn, bạn cũng nên tiếp tục chờ đợi.[6]

Ngăn ngừa nhiễm khuẩn Botulism ở vịt[sửa]

  1. Hiểu biết con đường nhiễm khuẩn botulism ở vịt. Vịt thường bị nhiễm khuẩn do sống, uống và ăn trong nước đọng. Nước đọng là môi trường sản sinh vi khuẩn, do đó vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể vịt nếu vịt uống nước đọng.[9]
    • Vịt cũng có thể bị nhiễm khuẩn Botulism do ăn phải xác chết của động vật không xương sống nhỏ hoặc giòi ăn xác chết.[1]
    • Thực phẩm hư hỏng và thực vật chết cũng có thể gây nhiễm khuẩn Botulism cho vịt.[10]
  2. Kiểm soát ruồi. Bạn nên hạn chế ruồi cũng như giòi sản sinh trong khu vực chăn nuôi vịt để hạn chế con đường lây lan vi khuẩn. Ruồi có thể phát triển với nhiều lý do, đặc biệt là khi nuôi vịt xung quanh các vật nuôi khác.[11]
    • Dọn phân vật nuôi. Phân là điểm thu hút ruồi lớn nhất. Bạn nên dọn phân ít nhất 2 lần mỗi tuần. Bạn cũng nên phơi khô phân vì phân ướt có khả năng thu hút ruồi. Để phơi khô phân, bạn có thể trải phân ở khu vực nắng sau đó vớt phân lên sau khi khô.[12]
    • Nhanh chóng dọn dẹp nếu thực phẩm hoặc phân bị tràn. Tràn thực phẩm và tràn phân có thể thu hút ruồi. Dọn dẹp sạch sẽ giúp đuổi ruồi đi.[12]
    • Phát quang cỏ dại ở mương thoát nước. Những khu vực âm u và nhiều cỏ có thể thu hút ruồi.[12]
    • Nuôi động vật ăn ruồi. Những loài kí sinh ruồi như ong bắp cày nhỏ có thể ăn nhộng ruồi và không hề gây phiền hà cho con người.[12]
  3. Dọn xác chết. Nếu vịt bị chết do nhiễm khuẩn Botulism, bạn nên dọn xác vịt ngay. Những con vịt khác có thể ăn xác động vật chết. Hơn nữa, xác động vật còn là nguồn ô nhiễm nước nguy hiểm.[1]
    • Giải pháp tốt nhất là bạn nên đốt hoặc chôn xác động vật để những con vịt khác không thể nhìn thấy.[13]
  4. Dọn cá chết. Cá chết có thể gây ra những vấn đề tương tự như vịt chết. Nếu có cá chết trong ao nuôi vịt, bạn nên loại bỏ xác cá ngay lập tức. [1]
  5. Dọn dẹp khu vực trũng thấp. Những khu vực thấp trũng có xu hướng bị đọng nước, đặc biệt khi thời tiết ấm áp và là nguồn sản sinh độc Botulism. Tốt nhất bạn nên loại bỏ nước đọng và hạn chế để những khu vực này ảnh hưởng đến khu đất cạn.[8]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]