Phục hồi nhanh chóng sau khi bị ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là một trong số ít những vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn. Triệu chứng nhẹ đến nghiêm trọng, ví dụ như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, co thắt bụng, có thể bắt đầu khoảng 1 tiếng, thậm chí nhiều tuần sau khi bạn ăn phải thực phẩm nhiễm bẩn. Trong trường hợp đó, độc tố hay vi khuẩn lây lan do thực phẩm được chế biến, bảo quản hoặc xử lý không đúng cách. Hầu hết người bị ngộ độc thực phẩm sẽ khỏi sau vài ngày sau khi thực phẩm nhiễm bẩn bị đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi đặc biệt cần chú ý tránh bị ngộ độc thực phẩm vì có khả năng dẫn đến tổn thương không thể chữa khỏi. Nhận biết cách phục hồi sau khi bị ngộ độc thực phẩm một cách nhanh chóng có thể giúp bạn giảm cảm giác khó chịu và sớm phục hồi sức khỏe.
Mục lục
Các bước[sửa]
Điều chỉnh chế độ ăn uống[sửa]
-
Uống
nước
và
chất
lỏng.
Nếu
thường
xuyên
nôn
và
tiêu
chảy,
cơ
thể
sẽ
nhanh
chóng
mất
nước,
dẫn
đến
thiếu
nước.
Bạn
cần
uống
càng
nhiều
nước
càng
tốt
để
bù
lại
lượng
chất
lỏng
mất
đi.
Nếu
khó
uống
nhiều
nước
cùng
lúc,
bạn
nên
cố
gắng
uống
từng
ngụm
nhỏ.[1]
- Nếu không thể nuốt nước do quá buồn nôn, bạn cần đi khám bác sĩ ngay. Có thể bạn sẽ phải nhập viện để truyền dịch qua tĩnh mạch.
- Thử uống nước lọc, trà khử caffeine hoặc nước ép hoa quả. Ăn nước hầm hoặc súp cũng là cách bổ sung dinh dưỡng và cung cấp nước.
-
Dùng
bột
bù
nước.
Đây
là
dạng
bột
mà
bạn
có
thể
pha
vào
nước
lọc
và
các
thức
uống
khác.
Bột
giúp
bù
khoáng
và
dinh
dưỡng
mà
cơ
thể
mất
đi
do
nôn
mửa
và
tiêu
chảy.
Bột
bù
nước
có
bán
ở
các
hiệu
thuốc.
- Để tự pha thức uống bù nước, bạn có thể hòa 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê muối nở với 4 thìa đường vào 4 1/4 cốc (hoặc 1 lít) nước lọc. Khuấy cho nguyên liệu tan hoàn toàn rồi uống.[2]
-
Từ
từ
bắt
đầu
ăn
thức
ăn
nhạt.
Khi
thấy
hơi
đói
và
cơn
buồn
nôn
giảm
bớt,
bạn
có
thể
ăn
những
món
ăn
nhạt
như
chuối,
cơm,
sốt
táo
và
bánh
mì
nước.
[1].
Những
thực
phẩm
này
giúp
xoa
dịu
dạ
dày
và
không
kích
thích
cảm
giác
buồn
nôn,
nôn
mửa.
- Bánh quy mặn, khoai tây nghiền và rau củ luộc mềm cũng là thức ăn dịu nhẹ tốt cho dạ dày đang bị đau.[3] Nên nhớ không nên ép bản thân ăn hoặc ăn vội, ăn quá nhiều.
- Tạm ngừng tiêu thụ chế phẩm từ sữa động vật trong vài ngày. Khi đang chống lại tình trạng ngộ độc thực phẩm, cơ thể sẽ tạm thời ở trạng thái không dung nạp lactose. Do đó, tiêu thụ chế phẩm từ sữa (bơ, sữa, phô mai, sữa chua,…) có thể dẫn đến biến chứng. Bạn nên tránh tiêu thụ chế phẩm từ sữa cho đến khi đảm bảo cơ thể đã khỏe mạnh như bình thường.[4]
-
Tránh
thực
phẩm
kích
thích
cảm
giác
buồn
nôn
hoặc
nôn
mửa.
Khi
đã
bị
ngộ
độc
thực
phẩm,
có
thể
thức
ăn
cay
hay
nhiều
dầu
mỡ
cũng
không
còn
hấp
dẫn
đối
với
bạn.
Tuy
nhiên,
bạn
vẫn
cần
chắc
chắn
tránh
tiêu
thụ
những
thực
phẩm
này
vì
chúng
khó
tiêu
hóa.[5]
- Ngoài ra, cần tránh tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ vì chất xơ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn. Thực phẩm giàu chất xơ gồm có: hoa quả họ Cam, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và rau củ quả có vỏ. [4]
- Tránh thức uống chứa cồn và caffeine. Caffeine và cồn đều làm thay đổi cơ thể theo những cách khiến bạn thấy khó chịu hơn. Những thức uống này có tính lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn, có thể dẫn đến mất nước và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đi kèm với nôn mửa, tiêu chảy thường xuyên.
Thử dùng nguyên liệu tại nhà[sửa]
- Uống nước gạo hoặc nước lúa mạch. Những thức uống này giúp xoa dịu dạ dày đang đau và giảm chứng khó tiêu. [6]Thức uống còn có tác dụng cung cấp nước - yếu tố mà cơ thể cần nhất khi bị ngộ độc thực phẩm.
- Uống thực phẩm chức năng bổ sung probiotic. Thực phẩm chức năng probiotic giúp khôi phục lợi khuẩn trong đường ruột và tăng tốc độ phục hồi. Tuy nhiên, đối với người có hệ miễn dịch kém, bổ sung probiotic không phải là phương án tốt nhất mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng. [6]
- Dùng giấm táo. Một nguyên liệu tại nhà khác đó là giấm táo có đặc tính kháng khuẩn.[6] Để dùng giấm táo, bạn hòa 2 thìa giấm táo vào 1 cốc nước nóng và uống trước khi ăn thức ăn dạng rắn. Hoặc bạn có thể uống giấm táo nguyên chất không pha nước nếu muốn.
-
Dùng
thảo
mộc.
Một
số
loại
thảo
mộc
có
đặc
tính
kháng
khuẩn
và
nhiều
đặc
tính
khác
giúp
giảm
triệu
chứng
ngộ
độc
thực
phẩm.[6]
Bạn
có
thể
thử
uống
nước
húng
quế
hoặc
nhỏ
vài
giọt
tinh
dầu
húng
quế
vào
nước.
Hạt
thìa
là
cũng
có
thể
dùng
ăn
sống
hoặc
ủ
trong
thức
uống
nóng.
- Cỏ xạ hương, hương thảo, rau mùi, lá xô thơm, húng lủi và thìa là là những thảo mộc có đặc tính kháng khuẩn (mặc dù cần nghiên cứu thêm).[6]
-
Xoa
dịu
dạ
dày
bằng
mật
ong
và
gừng.
Mật
ong
có
đặc
tính
kháng
khuẩn
và
có
thể
kiểm
soát
axit
trong
dạ
dày,
còn
gừng
giúp
giảm
đau
bụng
và
chứng
khó
tiêu.
- Ủ gừng tươi trong nước nóng, sau đó khuấy vào một thìa mật ong rồi uống từ từ. Hoặc bạn có thể hòa mật ong cùng nước ép gừng để uống.
Để cơ thể nghỉ ngơi[sửa]
-
Nghỉ
làm.
Bạn
không
nên
đi
làm
nếu
đang
bị
ngộ
độc
thực
phẩm,
đặc
biệt
là
nếu
làm
trong
ngành
dịch
vụ
ăn
uống.
Bạn
nên
cho
cơ
thể
thời
gian
hồi
phục
rồi
mới
quay
trở
lại
công
việc
(thường
là
48
tiếng
sau
khi
triệu
chứng
biến
mất).[7]
- Nếu làm trong ngành dịch vụ ăn uống và bắt đầu có triệu chứng ngộ độc thực phẩm tại nơi làm việc, bạn cần thông báo ngay cho quản lý và rời khỏi khu vực chuẩn bị thức ăn. Không xử lý thức ăn khi đang bị ngộ độc thực phẩm.
-
Nghỉ
ngơi
nhiều.
Bạn
sẽ
thấy
mệt
mỏi
khi
cơ
thể
đang
tìm
cách
đào
thải
độc
tố
ra
ngoài.
Chuyên
gia
khuyến
nghị
bạn
nên
nghỉ
ngơi
càng
nhiều
càng
tốt
nhằm
giúp
cơ
thể
sử
dụng
năng
lượng
để
hồi
phục.
Bạn
nên
có
những
giấc
ngủ
ngắn
thường
xuyên
để
bản
thân
không
cảm
thấy
quá
sức.
- Tránh hoạt động gắng sức. Tham gia vào các hoạt động mạnh khi đang mệt mỏi có thể dẫn đến chấn thương.
-
Để
dạ
dày
nghỉ
ngơi.
Không
ăn
bữa
ăn
quá
lớn
hoặc
ăn
nhiều
thức
ăn
dạng
rắn.
[6]
Khi
đang
ngộ
độc
thực
phẩm,
có
thể
bạn
sẽ
không
còn
hứng
thú
với
đồ
ăn.
Nhưng
tốt
nhất
vẫn
cần
đảm
bảo
tránh
ăn
quá
nhiều
và
không
nên
ăn
nhiều
thức
ăn
dạng
rắn
để
cơ
thể
có
thể
chống
lại
độc
tố
hoặc
vi
khuẩn.
Tránh
ăn
quá
nhiều
trong
1-2
ngày
đầu
tiên
có
triệu
chứng
ngộ
độc
thực
phẩm.
- Thay vào đó, bạn nên uống nhiều nước, ăn nước hầm hoặc súp. Nên chờ vài tiếng sau khi có triệu chứng buồn nôn, nôn mửa rồi mới bắt đầu ăn.
-
Uống
Ibuprofen
và
Paracetamol.
Uống
Ibuprofen
hoặc
Paracetamol
theo
liều
được
khuyến
nghị
khi
có
triệu
chứng
sốt
nhẹ
hoặc
đau
đầu.[7]
Thuốc
có
thể
giúp
giảm
cảm
giác
đau
nói
chung.
- Tránh uống thuốc chữa tiêu chảy. Mặc dù tiêu chảy khi bị ngộ độc thực phẩm có thể gây bất tiện nhưng đây là cơ chế đào thải độc tố nhanh chóng của cơ thể. Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị bạn không nên uống thuốc chữa tiêu chảy.
-
Rửa
tay
thường
xuyên.
Nếu
nôn
mửa
hoặc
tiêu
chảy,
bạn
cần
rửa
tay
thường
xuyên
để
ngăn
lây
truyền
vi
khuẩn.
Không
dùng
chung
khăn
tắm
hoặc
xử
lý
thức
ăn
của
người
khác.[7]
- Nên chuẩn bị khăn lau dùng một lần trong nhà tắm. Sau khi dùng nhà tắm, bạn cần lau sạch bất kỳ bề mặt nào mà mình đã chạm vào.
Cảnh báo[sửa]
- Đi khám bác sĩ ngay nếu ngộ độc thực phẩm kéo dài hơn vài ngày, có triệu chứng sốt cao, vấn đề về thị lực hoặc khó thở, khó nuốt.
- Tiếp nhận chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải nấm hoặc hải sản. Một số độc tố trong nhiều loại nấm và hải sản có thể gây chết người nên bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://www.med-health.net/What-To-Eat-After-Food-Poisoning.html
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001652.htm
- ↑ http://www.thekitchn.com/what-do-you-eat-to-recover-fro-141024
- ↑ 4,0 4,1 http://healthyeating.sfgate.com/foods-should-avoided-recuperating-food-poisoning-1204.html
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/food-poisoning/basics/lifestyle-home-remedies/con-20031705
- ↑ 6,0 6,1 6,2 6,3 6,4 6,5 http://umm.edu/health/medical/altmed/condition/food-poisoning
- ↑ 7,0 7,1 7,2 http://www.patient.info/health/food-poisoning-in-adults