Điện trở (thiết bị)
Điện trở hay Resistor là một linh kiện điện tử thụ động trong một mạch điện, hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tỉ lệ với cường độ dòng điện qua nó theo định luật Ohm:
Đơn vị[sửa]
ohm (kí hiệu: Ω) là đơn vị trong hệ SI của điện trở, được đặt theo tên Georg Simon Ohm. Một ohm tương đương với vôn/ampere. Các điện trở có nhiều giá trị khác nhau gồm milliohm (1 mΩ = 10−3 Ω), kilohm (1 kΩ = 103 Ω), và megohm (1 MΩ = 106 Ω).
Kí hiệu và quy ước[sửa]
Kí hiệu của điện trở trong một Sơ đồ mạch điện thay đổi tùy theo tiêu chuẩn của mỗi quốc gia. Có hai loại phổ biến như sau;
-
Resistor, Rheostat (variable resistor), and Potentiometer symbols.svg
Kí hiệu kiểu Mỹ. (a) điện trở, (b) điện trở biến thiên, and (c) máy đo điện thế
-
Resistor symbol IEC.svg
Kí hiệu điện trở theo kiểu (IEC)
Hoạt động[sửa]
Định luật Ohm[sửa]
Định luật Ohm cho rằng hiệu điện thế (U) qua một thiết bị điện trở tỉ lệ với cường độ dòng điện (I) qua nó và tỉ số giữa chúng là điện trở (R).
Điện trở mắc nối tiếp và song song[sửa]
- Điện trở mắc song song
- Tập tin:Resistors in parallel.svg
- <=>
- Điện trở mắc nối tiếp
- Tập tin:Resistors in series.svg
- Điện trở mắc hỗn hợp
Năng lượng hao phí[sửa]
Về mặt giải tích:
Mã màu trên điện trở[sửa]
Trong thực tế, để đọc được giá trị của một điện trở thì ngoài việc nhà sản xuất in trị số của nó lên linh kiện thì người ta còn dùng một qui ước chung để đọc trị số điện trở và các tham số cần thiết khác. Giá trị được tính ra thành đơn vị Ohm (sau đó có thể viết lại thành kí lô hay mêga cho tiện). Tập tin:Maudientro.jpg
Trong hình
-
Điện
trở
ở
vị
trí
bên
trái
có
giá
trị
được
tính
như
sau:
R = 45 × 102 Ω = 4,5 KΩ
Bởi vì vàng tương ứng với 4, xanh lục tương ứng với 5, và đỏ tương ứng với giá trị số mũ 2. Vòng màu cuối cho biết sai số của điện trở có thể trong phạm vi 5% ứng với màu kim loại vàng. -
Điện
trở
ở
vị
trí
giữa
có
giá
trị
được
tính
như
sau:
R = 380 × 103 Ω = 380 KΩ
Bởi vì cam tương ứng với 3, xám tương ứng với 8, đen tương ứng với 0, và cam tương ứng với giá trị số mũ 3. Vòng cuối cho biết giá trị sai số là 2% ứng với màu đỏ. -
Điện
trở
ở
vị
trí
bên
phải
có
giá
trị
được
tính
như
sau:
R = 527 × 104 Ω = 5270 KΩ
Bởi vì xanh lục tương ứng với 5, đỏ tương ứng với 2, và tím tương ứng với 7, vàng tương ứng với số mũ 4, và nâu tương ứng với sai số 1%. Vòng màu cuối cho biết sự thay đổi giá trị của điện trở theo nhiệt độ là 10 PPM/°C.
Lưu ý: Để tránh lẫn lộn trong khi đọc giá trị của các điện trở, đối với các điện trở có tổng số vòng màu từ 5 trở xuống thì có thể không bị nhầm lẫn vì vị trí bị trống không có vòng màu sẽ được đặt về phía tay phải trước khi đọc giá trị. Còn đối với các điện trở có độ chính xác cao và có thêm tham số thay đổi theo nhiệt độ thì vòng màu tham số nhiệt sẽ được nhìn thấy có chiều rộng lớn hơn và phải được xếp về bên tay phải trước khi đọc giá trị.
- Do các điện trở cố định thường có sai số đến 20%, tức là có thể biến đổi xung quanh trị số danh định đến 20%. Cho nên không cần thiết phải có tất cả các trị số 10, 11, 12, 13,... Mặt khác các mạch điện thông thường đều cho phép sai số theo thiết kế. Nên chỉ cần các trị số 10, 15, 22, 33, 47, 68, 100, 150, 200,... là đủ.[1]
Quy ước trên sơ đồ nguyên lý[sửa]
Trên sơ đồ nguyên lý, điện trở được biểu thị bằng một hình chữ nhật dài. Trên thân có vạch để phân biệt công suất của điện trở. Cách đọc theo quy ước sau:
Hai vạch chéo (//)= 0,125w
Một vạch chéo (/)= 0,25w
Một vạch ngang (-)= 0,5w
Một vạch đứng (|)= 1,0w
Hai vạch đứng (||)= 2,0w
Hai vạch chéo vào nhau (\/)= 5,0w
Còn (X)= 10,0w
- bên cạnh ghi trị số điện trở. Nhiều khi không ghi đơn vị. Cách đọc theo quy ước sau:
Từ 1 ôm đến 999 ôm ghi là 1 đến 999
Từ 1000 ôm đến 999 000 ôm ghi là 1K đến 999K
Từ 1 Mêgaôm trở lên ghi là 1,0; 2,0; 3,0... 5,0... 10,0... 20,0... .[2]
Chú thích[sửa]
Liên kết ngoài[sửa]
Dự án liên quan | Wikibook Electronics có một trang Resistors |
- 4-terminal resistors - How ultra-precise resistors work
- Beginner's guide to potentiometers, including description of different tapers
- Color Coded Resistance Calculator
- Resistor Types - Does It Matter?
- Ask The Applications Engineer - Difference between types of resistors
- Resistors and their uses
- A very well illustrated tutorial about Resistors, Volt and Current