Đo Diện tích Căn phòng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Biết cách đo diện tích căn phòng chính xác sẽ giúp ích cho việc sửa sang nhà cửa, như lát nền và sơn tường. Tùy vào lý do đo diện tích phòng mà bạn áp dụng các cách đo khác nhau. Ví dụ, nếu bạn đang định lát nền, bạn cần biết diện tích sàn nhà; nếu bạn định sơn tường, bạn cần biết diện tích bức tường và trần nhà, v.v… Việc này có thể khó khăn nếu bạn chưa từng làm trước đó, và có thể phức tạp bởi những bộ phận gắn liền căn phòng như trần nhà nghiêng, hốc tường, hay cửa sổ trổ ra ngoài.

Các bước[sửa]

Đo Sàn nhà[sửa]

  1. Vẽ sơ đồ sàn của căn phòng bạn đang đo. [1]Bạn sẽ dùng bản vẽ này để ghi các số đo. Bản vẽ không nhất thiết phải theo tỷ lệ, nhưng càng chính xác càng tốt.
    • Vì bạn chỉ đo diện tích sàn căn phòng nên sẽ không vấn đề gì nếu đưa vào bản vẽ cả cửa sổ và cửa ra vào.
    • Đưa tất cả các bề mặt cần tính toán vào trong bản vẽ. Ví dụ, nếu bạn đang đo diện tích sàn nhà, trong đó có phòng thay đồ, hãy vẽ phòng thay đồ vào sơ đồ.
    • Trong bản vẽ giả định, có nhà tắm ở bên tay phải (đó là phòng riêng biệt, vì vậy không cần vẽ vào sơ đồ) và cửa sổ nằm bên trái (hãy thể hiện bằng nửa vòng tròn).
  2. Đo chiều dài và chiều rộng phần diện tích chính của căn phòng. Để đo diện tích căn phòng, dùng công thức chuẩn: Diện tích = (Chiều dài) x (Chiều rộng).[2] Đo chiều dài và chiều rộng tối đa tại điểm xa nhất của căn phòng.[1] Điều này rất quan trọng, giúp bạn có được số đo chính xác.
    • Di chuyển vật dụng hoặc đồ gỗ ra chỗ khác khi đo.
    • Nhờ người khác giữ một đầu thước đo.
    • Hiện tại bạn mới đo phần diện tích chính. Trong bước này, hãy bỏ qua cửa sổ và những phần riêng biệt khác như nhà tắm.
  3. Nhân chiều dài và chiều rộng để có số đo diện tích bề mặt chính. Tính bằng máy tính cầm tay để số đo được chính xác. Ví dụ, nếu căn phòng rộng 3,6 m và dài 3,6 m, diện tích sàn nhà sẽ là 12,96 m vuông. Kết quả thu được là số đo tổng diện tích sàn căn phòng. Ghi số này vào bản vẽ.
  4. Đo chiều dài và chiều rộng của các hốc tường hình vuông hoặc hình chữ nhật. Các phần này thường bao gồm tủ quần áo hoặc phòng tắm nằm trong kế hoạch lát lại sàn căn phòng của bạn. Đo các hốc tường hình vuông hoặc hình chữ nhật giống như đo diện tích chính của căn phòng. Đo chiều dài, chiều rộng hốc tường, nhân chúng với nhau để có diện tích hốc tường.
    • Viết kết quả vào vị trí hốc tường trên bản vẽ của bạn.
    • Lặp lại bước này nếu có nhiều hốc tường trong phòng.
  5. Tính diện tích hốc tường hình tròn. Đo chiều dài lớn nhất (thường qua tâm đường tròn) và chiều rộng của hốc tường. [3] Đừng đo xa hơn rìa của diện tích chính mà bạn đã đo. Tiếp theo, chia chiều dài cho 2. Nhân kết quả với chiều rộng. Tiếp tục, nhân tất cả với số pi (3,14). Cuối cùng chia diện tích cho hai.
    • Ghi kết quả vào phần ký hiệu hốc tường trên bản vẽ.
    • Bạn đã có kết quả của phần nhô ra hình chữ U trong phòng.
    • Diện tích cửa sổ trổ ra ngoài chỉ được đưa vào diện tích phòng nếu cửa sổ sát với sàn nhà (chứ không phải là có bậu cửa) và trần nhà cao ít nhất 2,13 m.
  6. Cộng tất cả kết quả với nhau để được tổng diện tích mặt sàn. Cộng tất cả diện tích hốc tường vào diện tính chính của sàn nhà. Bây giờ bạn đã có tổng diện tích sàn nhà, bạn có thể mua thảm, gạch lát hoặc các vật liệu khác theo diện tích này.

Đo Tường[sửa]

  1. Vẽ tất cả những bức tường bạn cần đo. Thêm cửa ra vào và cửa sổ vào bản vẽ. Dành đủ chỗ để điền số đo.
  2. Đo chiều rộng và chiều cao bức tường. Để tính diện tích bức tường, hãy dùng công thức chuẩn: Diện tích = (Chiều cao) x (Chiều rộng).[2] Dùng thước dây đo chiều rộng và chiều cao của bức tường. Do các bức tường thường cao, bạn có thể nhờ ai đó giúp giữ thước dây. Ghi lại số đo trên bản vẽ.
  3. Nhân chiều cao và chiều rộng với nhau. Dùng máy tính cầm tay, nhân chiều cao và chiều rộng bức tường. Đó chính là tổng diện tích của bức tường. Ghi kết quả lại.
  4. Đo chiều dài và chiều rộng của tất cả các cửa ra vào, chi tiết cố định hay cửa sổ. Ghi lại chiều dài và chiều rộng của cửa ra vào và cửa sổ vào bản vẽ.
  5. Nhân chiều dài và chiều rộng của cửa ra vào, chi tiết cố định hoặc cửa sổ. Dùng máy tính cầm tay nhân chiều dài và chiều rộng của cửa ra vào hoặc cửa số hiện có. Ghi từng kết quả lại. Đó chính là diện tích cửa ra vào, cửa sổ hoặc chi tiết cố định.
  6. Cộng diện tích của tất cả cửa ra vào, chi tiết cố định, hoặc cửa sổ lại với nhau. Cách này chỉ áp dụng đối với những bức tường có nhiều hơn một cửa ra vào, chi tiết cố định, hoặc cửa sổ. Ghi kết quả lại.
  7. Lấy tổng diện tích bức tường trừ kết quả có được ở bước 6. Hãy dùng máy tính cầm tay để thực hiện bước này. Kết quả bằng với diện tích bức tường và bạn có thể dựa vào kết quả đó để mua sơn hoặc giấy dán tường.

Tính Chu vi Căn phòng[sửa]

  1. Tính chiều dài và chiều rộng của căn phòng hình vuông hoặc hình chữ nhật. Dùng công thức chuẩn: Chu vi = 2(Chiều dài + Chiều rộng) để tìm chu vi của căn phòng.[3] Dùng thước dây tính chiều dài và chiều rộng căn phòng.
  2. Cộng chiều dài và chiều rộng với nhau, nhân kết quả với 2. Tính bằng máy tính để kết quả chính xác. Sau khi cộng chiều dài và chiều rộng với nhau, rồi nhân với 2, bạn có chu vi căn phòng.
  3. Tính chu vi căn phòng có hình dạng khác. Nếu căn phòng bạn đang đo không có hình vuông hay hình chữ nhật, bạn cần đo từng cạnh của căn phòng. Đo xung quanh phòng, ghi số đo chiều dài từng cạnh.
  4. Cộng tất cả các số đo lại. Dùng máy tính để cộng các kết quả bạn đo được của căn phòng. Kết quả tính được là chu vi căn phòng.

Đo Diện tích Trần nhà[sửa]

  1. Tính diện tích sàn nhà. Cách này đã được mô tả ở phương pháp 1. Nếu trần nhà phẳng, bằng cách tính diện tích sàn nhà, bạn đã có kết quả diện tích trần nhà. Với phòng hình vuông hoặc hình chữ nhật có trần phẳng thì diện tích trần nhà chính là diện tích sàn nhà.[4] Nếu trần nhà có những bộ phận lồi ra hoặc lõm vào, hãy tiếp tục bước 2.
  2. Tính riêng diện tích các phần phụ của trần nhà. Bước này chỉ áp dụng khi trần nhà không phẳng. Nhiều trần nhà có hốc tường và cửa sổ trổ ra ngoài; hãy đo chiều dài và chiều rộng của những phần đó.[5] Ghi lại các số đo.
    • Trần nhà nghiêng hoặc có hốc tường hay những hình dạng khác thì có bề mặt rộng hơn sàn nhà, vì vậy hãy để ý điều này khi bạn mua nguyên vật liệu (có nghĩa là mua dư ra).
    • Trần nhà rất khó với tới. Vậy nếu bạn đo diện tích trần nhà, hãy nhờ một người bạn giúp đỡ.
    • Bạn cần có thang để đo diện tích trần nhà.
  3. Cộng số đo các phần phụ của trần nhà vào diện tích căn phòng. Cộng tất các số đo tính thêm được vào kết quả ở bước 1. Ghi số tổng ra.
  4. Tính diện tích cửa sổ trên trần nhà. Nếu không có thì bạn bỏ qua bước này. Đôi khi trần nhà được thiết kế có cửa sổ, bạn phải trừ các bề mặt này ra khỏi tổng diện tích trần nhà tính ở bước 3. Tính chiều dài và chiều rộng cửa sổ trần nhà. Nhân chiều dài với chiều rộng để được diện tích cửa sổ.
  5. Trừ diện tích cửa sổ ra khỏi diện tích trần nhà. Lấy tổng diện tích trần nhà trừ kết quả tính được ở bước 4, bạn được diện tích trần nhà.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bạn đo để lát lại sàn nhà bằng gỗ, gạch hoa, hay gỗ công nghiệp, hãy tính diện tích sàn nhà như trên, nhưng đảm bảo mua dư nguyên vật liệu tính đến cả những phần thừa được cắt bỏ đi. Tiêu chuẩn công nghiệp là 10% phế liệu.[6]
  • Sử dụng máy tính cầm tay để tính số đo.
  • Nhờ bạn giúp để công việc diễn ra dễ dàng hơn. Một người ghi kết quả đo được trong khi người kia tiến hành đo đạc.[2]

Đồ dùng Cần thiết[sửa]

  • Thước đo
  • Bút chì
  • Giấy
  • Máy tính cầm tay
  • Thang

Nguồn và Trích dẫn[sửa]