Ảnh hưởng của FSH và LH đến chức năng sinh dục nam giới
Follicle-stimulating hormone (hormon kích thích nang trứng, viết tắt FSH) và luteinizing hormone (hormon kích thích thể vàng, LH) là các glycoprotein hormone do thuỳ trước tuyến yên tiết ra và có chức năng điều tiết sinh sản ở cả nam và nữ.
Mục lục
LH điều tiết sản xuất testosterone[sửa]
Quá trình sản xuất testosterone bởi các tế bào kẽ trong dịch hoàn chỉ diễn ra khi dịch hoàn chịu kích thích của LH. Lượng testosterone tiết ra tỷ lệ thuận với lượng LH. Tiêm LH sẽ kích thích các nguyên bào sợi trong tổ chức kẽ của dịch hoàn trẻ nhỏ phát triển thành các tế bào Leydig (bình thường, rất ít tìm thấy các tế bào Leydig trưởng thành trong dịch hoàn của trẻ dưới 10 tuổi). Ngoài ra, nếu tiêm prolactin (một hormon tuyến yên có quan hệ mật thiết với LH) cũng có tác dụng tăng cường ảnh hưởng của LH đến quá trình kích thích sản suất testosterone.
Trong suốt thời gian mang thai, nhau thai tiết một lượng lớn HCG (human chorionic gonadotropin) có đặc điểm tương tự LH và cũng có tác dụng kích thích quá trình hình thành tế bào leydig trong dịch hoàn của bào thai dẫn đến tiết testosterone. Như đã giới thiệu ở phần trước, testosterone bào thai đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành cơ quan sinh dục của thai nhi.
Điều tiết của vùng dưới đồi thị đến quá trình tiết LH và FSH[sửa]
Hoạt động tiết các gonadotropin như cortoicotropin và thyotropin của thuỳ trước tuyến yên là đáp ứng với các hoạt động thần kinh của vùng dưới đồi thị (hypothalamus). Hành vi giao phối của thỏ gây ra các phản xạ thần kinh tại vùng dưới đồi thị dẫn đến kích thích của vùng dưới đồi lên tuyến yên để làm tăng tiết LH và FSH. Sau đó LH và FSH kích thích quá trình thành thục của các nang trứng.
Nhiều loại kích thích thần kinh khác nhau được cho là có ảnh hưởng đến hoat động tiết gonadotropin của tuyến yên. Ở dê, cừu, hươu, điều kiện thời tiết (đặc biệt là ánh sáng) kích thích tuyến yên tăng tiết gonadotropin vào một thời kỳ nhất định trong năm (chúng ta gọi là mùa phối giống) dẫn đến tăng số gia súc con ra đời.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của động vật đực. Vận chuyển bò đực trong điều kiện không đảm bảo có thể làm mất ngưng sản xuất tinh dịch và khả năng thụ thai của tinh dịch bị ức chế tạm thời . Các ảnh hưởng đến hệ thần kinh cũng ức chế khả năng sinh tinh và thụ thai của đàn ông.
Hormon giải phóng LH[sửa]
Luteinizing hormone realising hormone (LHRH) có tác dụng kích thích tiết gonadotropin. Ở cả nam và nữ, vùng dưới đồi thị điều tiết quá trình tiết gonadotropin qua hệ thống cửa dưới đồi thị-tuyến yên (hypothalamic-hypophysial portal system). LHRH kích thích quá trình tiết LH và FSH. LHRH cũng thể hiện tác dụng kích thích tiết gonadotropin ở nữ giới với cơ chế phức tạp hơn.
Tiết testosterone: Cơ chế điều hoà ngược[sửa]
Nếu tiêm testosterone cho động vật đực hay cái đều đều ức chế sản xuất LH (tác dụng ức chế tiết FSH yếu hơn). Khả năng ức chế của testosterone phụ thuộc vào chức năng của vùng dưới đồi. Hệ thống điều hoà ngược có tác dụng điều tiết một cách chính xác hoạt động tiết testosterone tại dịch hoàn:
1. Vùng dưới đồi tiết LHRH kích thích tuyến yên sản xuất LH.
2. LH kích thích các tế bào Leydig dẫn đến tăng tiết testosterone.
3. Testosterone tác động "ngược" lên vùng dưới đồi, ức chế sản xuất LHRH làm hạn chế tốc độ tiết testosterone.
Khi lượng testosteron quá thấp sẽ làm giảm tác động "ngược" lên vùng dưới đồi. Quá trình điều tiết lại quay về từ bước 1 để duy trì nồng độ testosterone.
Hình thành tinh trùng: Cơ chế điều hoà ngược[sửa]
Quá trình hình thành tinh trùng trong dịch hoàn ức chế tiết FSH và ngược lại, khi hình thành tinh trùng suy yếu, quá trình tiết FSH sẽ tăng.
Hiên tượng tăng tiết FSH cũng sảy ra khi hệ thống ống sinh tinh cùng với các tế bào Sertoli bị phá huỷ.
Tế bào Sertoli tiết hormon ức chế thuỳ trước tuyến yên (có thể có tác dụng ức chế nhẹ đối với vùng dưới đồi) dẫn đến giảm tiết FSH. Hormon của tế bào Sertoli là một glycoprotein hormone có phân tử lượng khoảng 10.000 đến 30.000 Kd được gọi là inhibin. Inhibin cũng đã được phân lập từ các tế bào Sertoli được nuôi cấy trong môi trường nhân tạo. Inhibin được coi là yếu tố điều hoà ngược của quá trình hình thành tinh trùng:
1. FSH kích thích các tế bào Sertoli cung cấp dinh dưỡng cho tinh nguyên bào.
2. Tế bào Sertoli tiết inhibin tác động ngược lên thuỳ trước tuyến yên, ức chế sản xuất FSH dẫn đến duy trì tốc độ sản xuất và biệt hoá của tinh trùng.
Dậy thì[sửa]
Từ xa xưa người ta cho rằng dậy thì bắt đầu khi dịch hoàn đã đến lúc "chín". Khi các gonadotropin được tìm ra thì vai trò của thuỳ trước tuyến yên được đề cập đến. Các thí nghiệm ghép chuyển mô dịch hoàn và mô tuyến yên của động vật non vào động vật trưởng thành cho thấy các mô này có khả năng hoat động như mô trưởng thành dưới các tác động thích hợp. Như vậy chúng ta có thể cho rằng cả dịch hoàn và thuỳ trước tuyến yên đều không phải là yếu tố chính quyết định thời điểm dậy thì. Bây giờ người ta đã xác định được rõ là trong suốt thời niên thiếu, vùng dưới đồi không tiết ra LHRH.
Một số quá trình trong bộ não kích thích vùng đồi thị tiết LHRH khi dậy thì. Quá trình tiết sẽ không diễn ra nếu sự nối kết thần kinh giữa vùng dưới đồi và các vùng khác của não bộ bị gián đoạn. Chính vì vậy, người ta tiếp tục đưa ra vấn đề: Dậy thì bắt đầu ở một vùng khác trong bộ não (chứ không phải vùng dưới đồi). Có ý kiến cho rằng vùng não quyết định thời điểm dậy thì là amygdala.
<<<<trang trước |