Ảnh hưởng của khí hậu đến kích thước cơ thể

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Dữ liệu cho thấy thông thường kích thước cơ thể động vật có vú tại các vùng khí hậu lạnh thường lớn hơn so với ở những vùng nhiệt đới. Nghiên cứu của Secord và cộng sự về sự biến đổi của kích thước cơ thể dựa trên các mẫu hóa thạch 175 ngàn năm (từ thế Paleocene đến thế Eocene) thuộc kỷ Palaeogen (Cổ Đệ tam). Với phương pháp dùng đồng vị Oxy thu từ răng các loài động vật có vú. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong suốt 130 nghìn năm ấm lên của trái đất tiếp sau đó là quá trình lạnh đi vào giai đoạn cuối, nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước cơ thể. Ảnh hưởng này còn có thể tiếp diễn trong điều kiện biến đổi khí hậu. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science. (Tập 335 số 6071 trang 959-962)

Ghi chú[sửa]

Thế Paleocen hay thế Cổ Tân là thế đầu tiên trong kỷ Paleogen của đại Tân Sinh, kéo dài từ khoảng 65,5 ± 0,3 triệu năm trước (Ma) tới khoảng 55,8 ± 0,2 Ma. Các địa tầng xác định sự bắt đầu và kết thúc của thế này được xác định khá rõ nhưng niên đại chính xác vẫn chưa chắc chắn trong phạm vi từ 200.000 đến 300.000 năm. Thế Paleocen diễn ra ngay sau sự kiện tuyệt chủng hàng loạt ở cuối kỷ Creta và được đánh dấu bởi sự tiêu vong của khủng long. Sự tuyệt chủng để lại các hốc sinh thái. Tên "Paleocen" liên quan tới các quần thể động vật "paleo" có nghĩa là "Cổ" và "ceno" có nghĩa là "Tân".

Thế Eocen hay thế Thủy Tân (eos với nghĩa "bình minh")khoảng 55,8 ± 0,2 đến 33,9 ± 0,1 triệu năm trước (Ma) là thế thứ hai của kỷ Paleogen trong đại Tân Sinh. Thế Eocen bắt đầu từ sau Paleocen cho tới thế Oligocen. Eocen được đánh dấu bằng sự xuất hiện của những động vật có vú hiện đại đầu tiên. Sự kiện tuyệt chủng chính gọi là Grande Coupure (đại Phá vỡ")có thể liên quan tới va chạm của một hay nhiều sao băng lớn ở Siberi và ở khu vực ngày nay là vịnh Chesapeake được cho là thời điểm kết thúc của thế này.

Abstract[sửa]

Body size plays a critical role in mammalian ecology and physiology. Previous research has shown that many mammals became smaller during the Paleocene-Eocene Thermal Maximum (PETM), but the timing and magnitude of that change relative to climate change have been unclear. A high-resolution record of continental climate and equid body size change shows a directional size decrease of ~30% over the first ~130,000 years of the PETM, followed by a ~76% increase in the recovery phase of the PETM. These size changes are negatively correlated with temperature inferred from oxygen isotopes in mammal teeth and were probably driven by shifts in temperature and possibly high atmospheric CO2 concentrations. These findings could be important for understanding mammalian evolutionary responses to future global warming.

Nguồn: Science 24 February 2012: Vol. 335 no. 6071 pp. 959-962

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này