Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Ứng xử với mèo lang thang
Từ VLOS
Khó mà biết một con mèo ở ngoài đường là mèo đi lạc, mèo hoang, hay chỉ là mèo đang dạo quanh khu phố của nó. Bạn có thể cứu vớt cuộc đời của một chú thú cưng đi lang thang bằng lòng trắc ẩn và giúp nó về đoàn tụ với gia đình. Tuy nhiên bạn hãy giữ an toàn và đừng bao giờ bắt mèo bằng tay không: con mèo nào cũng có thể cào hoặc cắn khi hoảng loạn và có thể truyền bệnh sang người hoặc các vật nuôi khác.
Mục lục
Các bước[sửa]
Tiếp cận mèo hoặc bắt mèo[sửa]
-
Phân
biệt
sự
khác
nhau
giữa
mèo
hoang
và
mèo
nuôi.
Mèo
cưng
đi
lạc
hay
mèo
hoang
đều
có
thể
nhút
nhát
hoặc
thân
thiện,
do
đó
rất
khó
phân
biệt
qua
hành
vi
của
nó.
Mèo
nhà
đi
lang
thang
thường
có
bộ
lông
bù
xù
và
bẩn,
hoặc
trông
gầy
gò
hay
có
thương
tích.
Nếu
có
thể
chạm
vào
con
mèo,
bạn
hãy
kiểm
tra
lòng
bàn
chân
của
nó.
Mèo
sống
lang
thang
nhiều
tuần
bên
ngoài
sẽ
có
bàn
chân
cứng,
chai
sần
so
với
bàn
chân
mềm
mại
của
thú
cưng
trong
nhà.
- Nếu mèo cố chạy trốn, không nhìn bạn và không kêu meo meo đáp lại, có lẽ nó là mèo hoang và chưa bao giờ được nuôi làm thú cưng.
- Để ý các thông báo tìm mèo lạc dán trên cửa sổ các cửa hàng và cột điện trong khu phố, trên báo hoặc các trang web của địa phương.
- Vào mùa đông, bạn cần quan sát kỹ hơn. Khoảng thời gian này thú hoang cần nơi trú ấn và thức ăn, còn thú cưng ít khi ra ngoài. Bạn có thể dễ dàng theo dấu con vật bằng những dấu vết mới in trên tuyết nếu dậy sớm trước giờ mọi người ra khỏi nhà.
-
Cố
gắng
tiếp
cận
con
vật.
Nếu
nghĩ
đó
là
mèo
lang
thang,
bạn
hãy
từ
từ
tiếp
cận
và
nói
với
giọng
thật
dịu
dàng.
Nếu
mèo
có
vẻ
nhút
nhát,
bạn
thử
cúi
xuống
ngang
với
nó.
Đưa
một
tay
ra
và
ngọt
ngào
gọi
nó.
Nếu
không
có
kết
quả,
lần
sau
bạn
hãy
quay
lại
với
một
món
ăn
thật
hấp
dẫn
như
một
miếng
cá
ngừ
hoặc
gan
khô.[1]
- Thử dùng nhiều âm sắc khác nhau, vì có con mèo đáp lại với giọng cao, có con thích giọng thấp, thậm chí tiếng gọi “meo meo”.
- Không tiến lại quá gần nếu mèo có vẻ căng thẳng hoặc lo lắng. Loài mèo có thể cắn hoặc cào nếu cảm thấy bị dồn vào chân tường.
-
Kiểm
tra
thẻ
đeo
cổ
mèo.
Nếu
mèo
có
đeo
thẻ
và
cho
phép
bạn
đến
gần
đủ
để
đọc
được
số
điện
thoại
hoặc
địa
chỉ
trên
thẻ,
bạn
hãy
liên
lạc
với
chủ
của
nó
để
biết
có
phải
nó
được
cho
ra
ngoài
không.
- Một số thẻ chỉ ghi thông tin liên lạc của bác sĩ thú y hoặc phòng khám. Có thể bác sĩ thú y không được phép cho bạn thông tin của chủ nuôi vật cưng, nhưng họ có thể chuyển lời nhắn.
-
Cung
cấp
chỗ
trú
ẩn,
nước
và
cây
bạc
hà
mèo
cho
chú
mèo
mà
bạn
nghĩ
là
đi
lạc.
Điều
này
có
thể
sẽ
giúp
bạn
giữ
nó
quanh
quẩn
gần
đó
cho
đến
khi
có
thể
giúp
đỡ
nó.
Đặt
thức
ăn
bên
ngoài
vào
đêm
khuya,
tại
nơi
không
gian
hẹp
mà
mèo
có
thể
vào
được
nhưng
thú
lớn
hơn
thì
không.
- Khi trời lạnh giá, một ít dầu trong hộp cá mòi rưới lên thức ăn viên sẽ có hiệu quả.
- Không đặt thức ăn ở ngoài trời cho đến khi bạn nghi ngờ có thú cưng đi lạc, nếu không, thức ăn đó chỉ thu hút động vật hoang dã hoặc thú cưng của người khác (mà có thể chúng đang ăn theo chế độ được kiểm soát).
-
Nghĩ
đến
việc
liên
lạc
với
người
có
chuyên
môn.
Nếu
không
thể
tiếp
cận
được
con
mèo,
bạn
có
thể
gọi
Trung
tâm
Kiểm
soát
Động
vật
hoặc
hội
cứu
trợ
động
vật
ở
địa
phương
để
họ
đến
bắt.
Tìm
hiểu
chính
sách
của
họ
trước
khi
gọi,
nhất
là
với
mèo
không
đeo
thẻ.
Nhiều
nơi
kết
liễu
những
con
mèo
không
được
nhận
nuôi.
Một
số
nơi
khác
có
chương
trình
nhân
đạo
hơn
là
Bẫy
–
Thiến
–
Thả
(TNR),
do
đó
mèo
sẽ
được
thả
lại
ra
ngoài
nhưng
không
làm
gia
tăng
số
lượng
mèo
hoang.
- Các nơi cứu trợ động vật thường cung cấp cho các con vật lang thang một cuộc sống tốt hơn ở ngoài đường. Chú mèo sẽ không bị chết đói, bị thương tích hoặc phải ở ngoài trời.
-
Tự
đặt
bẫy.
Nếu
thích
tự
mình
bắt
mèo,
bạn
hãy
mua
bẫy
“nhân
đạo”
(bẫy
lồng)
ở
cửa
hàng
gia
dụng,
hoặc
hỏi
nơi
kiểm
soát
động
vật
nếu
họ
có
thể
cho
mượn.
Dùng
báo
che
lẫy
thiếc
và
đáy
bẫy
để
để
phòng
mèo
theo
bản
năng
tránh
bước
lên
tấm
thiếc.
Đặt
mồi
bằng
một
ít
thức
ăn
dậy
mùi.
Cá
trích,
cá
thu
hoặc
cá
mồi
ngâm
dầu
(không
ngâm
giấm)
đóng
hộp
rất
có
hiệu
quả.
- Không cài lẫy thiếc quá nhạy. Nếu con mèo kích hoạt lẫy sớm và trốn thoát, nó sẽ không bao giờ quay lại nữa. Tốt hơn là nên tránh rủi ro để bạn có thể đặt mồi lại và thử bẫy lần nữa.
- Mồi quá nhiều có thể gây bẩn nếu mèo hoảng loạn và vẩy thức ăn lung tung hoặc nôn.
- Khi trời giá lạnh, bạn hãy dùng khăn hoặc vải phủ lên bẫy, sau đó đắp tuyết lên trên để giữ ấm cho mèo và giúp nó bình tĩnh hơn khi bị sập bẫy.
-
Kiểm
tra
bẫy
thường
xuyên
nhưng
phải
cẩn
thận.
Kiểm
tra
bẫy
càng
thường
xuyên
càng
tốt,
nhưng
nên
tiếp
cận
từ
từ
để
tránh
làm
mèo
sợ.
Nếu
bẫy
không
có
tác
dụng
trong
một
hoặc
hai
ngày,
bạn
hãy
thử
cách
tiếp
cận
chậm
hơn:
- Không cài bẫy.
- Mỗi ngày vào cùng một giờ (tốt nhất là buổi chiều muộn), đem thức ăn ra đặt gần bẫy.
- Dần dần chuyển chỗ đặt thức ăn đến gần bẫy hơn, cuối cùng cho vào bẫy. Nếu mèo không vào bẫy, thử dùng khăn có xịt kích thích tố pheromone của mèo phủ lên bẫy.
- Khi mèo thường xuyên vào ăn trong bẫy, bạn hãy cài bẫy.
-
Quyết
định
cách
xử
lý
khi
mèo
đã
sập
bẫy.
Khi
đã
bẫy
được
mèo,
bạn
hãy
liên
hệ
với
nơi
cứu
trợ
động
vật
địa
phương
để
hỏi
luật
lệ
của
họ.
Tại
một
số
nơi
ở
Mỹ,
bạn
phải
đem
thú
cưng
đi
lạc
đến
đó
để
chủ
nuôi
có
cơ
hội
tìm
được.[2]
Tùy
vào
câu
trả
lời
của
nơi
cứu
trợ
động
vật
và
biểu
hiện
của
con
mèo
mà
bạn
ra
quyết
định:
- Nếu không định nuôi mèo, bạn nên liên hệ trước với nơi cứu trợ động vật hoặc cơ quan kiểm soát động vật để họ đến đưa mèo đi. Để mèo trong bẫy ở nơi yên tĩnh và tối trong khi chờ đợi. Hạn chế tối đa thời gian mèo phải chờ, vì điều này đối với loài vật là rất căng thẳng.
- Thú cưng đi lang thang thường có bộ lông bẩn, kêu meo meo và nhìn vào mắt người. Cuối cùng nó có thể bớt căng thẳng, tiến ra cửa lồng, khám phá đồ chơi hoặc những người đến gần.[3] Tiếp tục tìm chủ cho mèo hoặc quyết định nuôi mèo.
- Mèo hoang (không thuần hóa) thường ở sâu bên trong lồng, có thể lắc hoặc đập vào thành lồng, không quan tâm đến đồ chơi hoặc con người.[3] Tìm hiểu cách xử lý con vật và các phương pháp khác để xác định nó thực sự là thú hoang.
Chăm sóc mèo đi lạc[sửa]
-
Hết
sức
cẩn
thận
khi
tiếp
cận
mèo.
Ngay
cà
một
chú
mèo
thân
thiện
cũng
thường
hoảng
loạn
khi
bị
sập
bẫy.
Đi
găng
tay
dày
khi
đến
gần
mèo,
đồng
thời
chuẩn
bị
một
chiếc
khăn
tắm
hoặc
chăn
để
ném
lên
mèo
nếu
nó
muốn
tấn
công
bạn.
Nếu
có
thể,
tránh
túm
bắt
nó;
cho
dù
bạn
tránh
được
mèo
cào
hay
cắn
thì
con
vật
cũng
sẽ
ghét
người
bắt
nó.
Nếu thực sự cần thiết, bạn hãy chuyển mèo sang lồng khác theo cách sau:
1. Đặt lồng dựng lên, cửa vào hướng lên trên.
2. Đứng phía sau con mèo và dùng tay thuận túm chặt gáy mèo.
3. Nhanh tay đè lên lưng mèo bằng tay kia cho đến khi bạn có thể giữ được cả hai chân sau của nó.
4. Giơ tay ra càng xa người càng tốt, nhấc con mèo lên và cho mèo vào lồng, cho đằng đuôi vào trước.
5. Nhanh chóng đóng cửa lồng phía trên con mèo. Một tay đè cửa xuống và kẹp lồng giữa hai chân cho đến khi chốt được cửa an toàn. -
Chuẩn
bị
một
nơi
an
toàn
cho
mèo.
Tốt
nhất
là
căn
phòng
phải
kín
để
đề
phòng
mèo
thoát
ra
ngoài,
yên
tĩnh,
không
sử
dụng,
dễ
dọn
rửa
và
hầu
như
trống
không.
Bạn
có
thể
sử
dụng
phòng
tắm
dự
phòng
hoặc
góc
hành
lang.[4]
Đặt
vào
phòng
những
vật
dụng
sau:
- Chỗ ngồi thoải mái để bạn ngồi yên lặng trong thời gian mèo làm quen với bạn.
- Một chỗ ẩn nấp dễ chịu và quan sát được căn phòng cho mèo. Một chiếc lồng mèo có thành cao cũng tốt.
- Nước
- Hộp cát cho mèo đi vệ sinh
- Bạn cũng có thể đặt thêm vào phòng trụ cào móng, đồ chơi, mặc dù có thể mèo quá căng thẳng nên không chơi.
-
Thả
mèo
một
cách
cẩn
thận.
Đi
găng
tay
và
để
bẫy
hoặc
lồng
ra
xa
khi
thả
mèo.
Gần
như
mèo
sẽ
chạy
nhanh
vào
nơi
ẩn
nấp,
nhưng
một
số
con
khác
sẽ
tìm
cách
thoát
thân.
- Đóng cửa. Mèo rất nhanh nhẹn và có thể nhảy vọt qua bạn để thoát ra cửa.
-
Tách
mèo
khỏi
các
con
vật
khác
trong
nhà.
Căn
phòng
nhốt
mèo
an
toàn
phải
không
có
đường
vào
cho
các
thú
nuôi
khác,
kể
cả
khe
cửa,
vì
mấy
con
vật
có
thể
ngửi
nhau
và
mầm
bệnh
có
thể
lây
truyền
qua
đường
này.
Thay
giầy
và
quần
áo,
rửa
tay
và
các
vùng
da
vừa
tiếp
xúc
với
mèo
mỗi
khi
bạn
rời
khỏi
phòng
để
tránh
truyền
bệnh
cho
các
vật
nuôi
khác
trong
nhà.
- Mèo cũng có thể truyền bệnh cho người. Nếu bị mèo cắn, bạn cần rửa vết thương bằng nước và xà phòng , đồng thời ngay lập tức tham khảo bác sĩ về nguy cơ mắc bệnh dại, một bệnh nguy hiểm chết người nếu không kịp thời tiêm vắc-xin. Nếu bị mèo cào, bạn cần rửa ngay bằng xà phòng và nước, đến bác sĩ nếu vùng da đỏ hoặc sưng, hoặc sưng hạch, đau đầu, sốt hoặc kiệt sức.[5]
-
Để
cho
mèo
bình
tĩnh
lại
trong
vài
tiếng.
Khi
mèo
đã
bớt
hoảng
sợ,
bạn
hãy
khẽ
bước
vào
phòng,
đem
theo
thức
ăn
và
máy
ảnh.
Cố
gắng
quan
sát
mèo
thật
kỹ,
tốt
nhất
là
chụp
một
tấm
ảnh
thật
rõ
để
bạn
có
thể
bắt
đầu
tìm
chủ
của
nó.
- Ít có khả năng con mèo trở nên hung dữ, nhưng bạn cần ngay lập tức rời khỏi ngay nếu nhận thấy các dấu hiệu sau ở mèo: hai tai ép sát xuống đầu hoặc con ngươi giãn thật lớn; thu mình để lấy đà, dáng điệu căng thẳng; hoặc chầm chậm tiến về phía bạn, vừa đi vừa cúi đầu.
- Kêu rít hoặc gầm gừ nho nhỏ nhưng không kèm dấu hiệu cảnh báo nào khác có nghĩa là con mèo đang sợ.[4] Bạn đừng tiến lại gần, nhưng cũng không phải sợ nó tấn công.
-
Cố
gắng
xác
định
chủ
mèo.
Bắt
đầu
tìm
kiếm
chủ
mèo
càng
sớm
càng
tốt.
Nếu
con
mèo
không
đeo
thẻ,
bạn
có
thể
thử
các
cách
sau:
- Nói chuyện với hàng xóm.
- Đem đến bác sĩ thú y để scan xem mèo có được gắn chip không.
- Gọi cho hội cứu trợ động vật hỏi xem có ai báo mất mèo khớp với đặc điểm như con mèo bạn đang giữ không.
- Phát tờ rơi có in chữ TÌM ĐƯỢC với cỡ to trên tấm ảnh chụp mặt con mèo.
- Kiểm tra phần thông báo tìm vật thất lạc trên báo địa phương. Bạn có thể đăng báo miễn phí ở phần “tìm được”.
- Không tiết lộ chi tiết nhận dạng ngoài màu lông mèo hoặc ảnh chụp mặt mèo.
-
Trả
lời
người
có
thể
là
chủ
nhân
của
mèo.
Nếu
có
người
gọi
điện
phản
hồi,
bạn
cần
hỏi
họ
về
giới
tính
con
mèo
và
các
đặc
điểm
nhận
dạng
khác
để
chắc
chắn
họ
là
chủ
mèo.
Nếu
mèo
không
có
dấu
vết
nhận
diện
đặc
biệt,
bạn
hãy
hỏi
họ
về
hồ
sơ
sức
khỏe
và
tiêm
phòng,
trong
đó
có
mô
tả
con
mèo,
hoặc
hỏi
về
chi
tiết
liên
lạc
với
bác
sĩ
thú
y.
Mặc
dù
ít
có
khả
năng
xảy
ra,
nhưng
cũng
có
thể
có
người
giả
danh
chủ
mèo
để
lấy
về
đem
bán
hoặc
nuôi
mà
không
phải
trả
phí.
- Nếu mèo chưa được tiêm phòng hoặc thiến/triệt sản (và đi khỏi nhà khi đã đến tuổi cần tiêm phòng), bạn nên cân nhắc cho hội cứu trợ động vật biết. Nơi đó họ có thể nhận mèo và yêu cầu chủ nuôi hoàn thành các thủ tục y khoa này trước khi trả lại mèo.
-
Cho
ăn
và
chăm
sóc
mèo
theo
giờ
giấc
đều
đặn.
Luôn
tự
tay
đem
thức
ăn
cho
mèo,
và
nếu
mèo
chịu,
bạn
nên
ngồi
lại
trong
phòng
trong
lúc
mèo
ăn.
Thức
ăn
là
công
cụ
tốt
nhất
để
bạn
lấy
lòng
tin
của
nó.
Nếu
mèo
không
chịu
ăn
khi
có
mặt
bạn,
bạn
có
thể
để
nó
ăn
một
mình,
nhưng
cần
cho
nó
thấy
bạn
là
người
cung
cấp
thức
ăn.
- Một thông lệ quen thuộc sẽ giúp chú mèo đoán được khi nào bạn đến, khiến mèo bớt sợ hãi và còn chờ đợi thức ăn bạn cho nó.
- Ngồi trên ghế cho mèo làm quen trong vài phút, mỗi ngày ít nhất vài lần. Cố gắng tỏ cho con mèo thấy bạn không phải là mối đe dọa của nó: Cử động chậm rãi, thu mình “nhỏ” lại bằng cách khom người, không nhìn thẳng vào mắt mèo, nhắm mắt và vờ như đang ngủ, nói thật khẽ hoặc không nói gì cả.
-
Cố
gắng
thử
chạm
vào
mèo.
Có
thể
mất
hai
đến
ba
tuần
với
nhiều
buổi
tương
tác
ngắn
mỗi
ngày
trước
khi
mèo
có
thể
bình
tĩnh
và
thoải
mái
ăn
ở
bên
cạnh
bạn.
Lúc
này
bạn
hãy
thử
từ
từ
đưa
tay
ra
để
đặt
thêm
món
ngon
gần
con
mèo,
đặt
càng
gần
mèo
càng
tốt
trước
khi
nó
co
rúm
lại,
gầm
gừ
hoặc
đe
dọa.
Không
ném
thức
ăn
vào
hoặc
giơ
các
ngón
tay
ra.
Lặp
lại
động
tác
đó,
đưa
tay
lại
gần
mèo
hơn
nếu
nó
chịu.
Cuối
cùng,
bạn
có
thể
đưa
tay
lại
gần
đủ
để
mèo
có
thể
ngửi
tay
bạn.
Cho
nó
ngửi
tay,
sau
đó
rút
tay
về.
Nếu
mèo
tiến
lại,
bạn
hãy
thử
từ
từ
vuốt
ve
hai
vai
nó
hoặc
bất
cứ
bộ
phận
nào
mà
mèo
cọ
vào
bạn.
Vuốt
ve
chậm
rãi,
nhẹ
nhàng
vì
có
thể
mèo
còn
nhạy
cảm.
- Chú ý ngôn ngữ cơ thể của mèo. Hầu hết thú cưng đi lạc đều cho phép bạn chạm vào khi đã bình tĩnh, và cho thấy dấu hiệu cảnh báo nếu khó chịu. (Bạn có thể bỏ qua tiếng rít nếu mèo không tiếp tục rít nhiều hơn hoặc chuyển thành tiếng gầm gừ).
- Bạn sẽ có rủi ro cao bị thương nếu con mèo đó thực sự là mèo hoang. Nếu mèo không đeo vòng cổ, không kêu meo meo hoặc tiến lại gần bạn, bạn hãy kiểm tra các biểu hiện cho thấy đó là mèo hoang.
-
Nhận
nuôi
mèo.
Nếu
bạn
đã
cố
gắng
đúng
mức
để
tìm
chủ
mèo
(theo
luật
ở
một
số
vùng)
mà
không
ai
hồi
đáp
trong
vòng
một
tháng,
bạn
có
thể
nhận
nuôi
mèo
hoặc
giao
cho
hội
cứu
trợ
động
vật.
Nếu
quyết
định
nhận
chú
mèo
làm
thành
viên
của
gia
đình,
bạn
hãy
làm
theo
các
bước
sau:
- Đưa mèo đến bác sĩ thú y kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm bệnh bạch cầu do virus ở mèo (FELV), bệnh suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV), bệnh ca-rê của mèo (feline distemper), bệnh dại và giun sán, cho mèo tiêm vắc-xin và điều trị. Không để mèo tiếp xúc với các thú cưng khác trong nhà cho đến khi hoàn thành đủ các thủ tục này, kể cả việc cùng tiếp xúc với quần áo bạn mặc.[6]
- Thiến hoặc triệt sản mèo để cải thiện sức khỏe và hành vi của mèo. Tìm phòng khám thú y triệt sản mèo với chi phí thấp để đỡ tốn kém.
- Dần dần cho mèo làm quen với các phòng khác và các thú cưng khác trong nhà, mỗi lần làm quen với một phòng hoặc một thành viên.
Ứng xử với mèo hoang[sửa]
-
Xác
định
chắc
chắn
đó
là
mèo
hoang.
Mèo
hoang
chưa
bao
giờ
được
nuôi
làm
thú
cưng,
chưa
bao
giờ
biết
kêu
meo
meo
với
người
hoặc
tiếp
xúc
mắt
với
người.
Bộ
lông
mèo
hoang
thường
sạch
và
gọn
gàng
hơn
mèo
nhà
đi
lạc
vì
mèo
hoang
biết
tự
chăm
sóc.
Ngoài
ra,
bạn
có
thể
tìm
các
dấu
hiệu
như
sau:
- Mèo hoang đi một mình thường không được thiến (mèo đực). Mèo đực hoang thường có cơ bắp hơn, vạm vỡ và má đầy hơn mèo nuôi đã thiến.[7] Một số mèo đực có bộ lông cứng và bóng hơn hoặc có vùng trụi lông ở gốc đuôi (“đuôi ngựa”).[3]
- Một chóp tai bị bấm cụt là dấu hiệu quốc tế của mèo hoang đã thiến hoặc triệt sản.[8]
- Mèo hoang cái thường sống ở khu vực quanh bãi rác hoặc các nguồn thức ăn khác. Bạn rất khó phân biệt mèo cái hoang với mèo nhà đi lang thang khi bắt gặp nó đi một mình. Mèo cái mang thai hoặc đang nuôi con (có bộ vú và núm vú to) thường là mèo hoang.[7][9]
-
Triệt
sản
cho
mèo.
Nếu
mèo
không
có
chóp
tai
bị
bấm
cụt,
bạn
hãy
đem
nó
đến
bác
sĩ
thú
y
để
thiến
hoặc
triệt
sản.
Nên
triệt
sản
mèo
trước
khi
thả
để
giảm
bớt
những
hành
vi
phiền
toái
của
chúng
(như
rắc
nước
tiểu
khắp
nơi
hoặc
kêu
gào)
và
không
làm
tăng
số
lượng
mèo
hoang.
Nếu
hội
cứu
trợ
động
vật
hoặc
phòng
khám
thú
y
có
tham
gia
chương
trình
Bẫy
–
Thiến
–
Thả,
có
thể
họ
sẽ
làm
phẫu
thuật
miễn
phí.
Đem
mèo
đến
phòng
khám
thú
y
ngay
để
mèo
không
bị
nhốt
trong
bẫy
quá
12
tiếng.[10]
- Nếu quyết định tham gia vào chương trình Bẫy – Thiến – Thả, bạn nên mua một chiếc lồng chuyển. Đó là bẫy và lồng có cửa thông và được nối vào nhau để mèo có thể đi sang không gian rộng hơn mà không thoát ra ngoài.[11]
- Bạn cũng có thể biết mèo đã được triệt sản hay chưa một cách trực tiếp: làm theo hướng dẫn quan sát mèo đực và mèo cái. Tuy nhiên hướng dẫn này thường đòi hỏi phải chạm vào mèo nên không được khuyến khích cho đến khi bạn đã được học và có kinh nghiệm.
-
Chăm
sóc
mèo
qua
đêm.
Thông
thường
mèo
cần
24
tiếng
để
hồi
phục
sau
phẫu
thuật,
nhưng
một
số
mèo
cái
cần
đến
48
tiếng.
Dùng
khăn
phủ
lên
bẫy
hoặc
lồng
và
đem
vào
phòng
có
nhiệt
độ
dễ
chịu,
vì
mèo
chưa
hết
thuốc
mê
không
thể
điều
hòa
thân
nhiệt.
Giữ
phòng
càng
yên
tĩnh
càng
tốt
và
không
cho
người
khác
hoặc
thú
cưng
khác
vào
phòng.
Theo
dõi
mèo
sát
sao:[12]
- Cho mèo con ăn ngay sau khi chúng thức dậy, và cho mèo lớn ăn tám tiếng sau khi thức. Mở hé cửa bẫy và đưa một ít thức ăn và nước đựng trong nắp nhựa vào bẫy mà không đưa tay vào trong. Không làm điều này nếu bạn không chắc làm được an toàn. Mèo không cần ăn ngay mà vẫn ổn.[12]
- Gọi số cấp cứu của phòng khám thú y hoặc số điện thoại thường liên lạc nếu mèo bị chảy máu, khó thở, nôn hoặc không tỉnh dậy.[13] Nếu mèo nôn khi đang lơ mơ ngủ, bạn hãy nhẹ nhàng hơi nghiêng bẫy để chất nôn chảy ra khỏi cổ họng mèo.[12]
-
Thả
mèo.
Mèo
hoang
trưởng
thành
gần
như
không
bao
giờ
có
thể
huấn
luyện
để
trở
thành
mèo
nuôi
trong
nhà.
Đem
bẫy
trở
lại
nơi
bạn
đã
bẫy
nó,
mở
ra
và
chờ
cho
mèo
tự
bước
ra.[14]
- Khử trùng và rửa sạch bẫy trước khi dùng để bắt thú khác.
- Nếu không muốn con mèo đó ở trong khu phố, bạn hãy đem nó đến hội cứu trợ động vật. Mèo ít khi thích nghi tốt khi được thả đến một nơi mới, nhưng nhân viên ở hội cứu trợ sẽ biết cách tăng cơ hội thành công.[15]
- Giúp đỡ mèo hoang. Nếu muốn giúp đỡ con mèo, bạn có thể đem thức ăn và nước uống đặt gần nơi bạn đã bẫy nó. Mèo hoang dễ bị tổn thương khi thời tiết giá lạnh, do đó một nơi trú ẩn và nguồn nước (bát nước ấm) vào mùa đông là rất có ích cho chúng trong mùa đông.
- Thuần hóa mèo hoang. Nếu con mèo tỏ thái độ thân thiện với con người, hoặc chưa quá bốn tháng tuổi, bạn có thể nuôi nó như thú cưng được thuần hóa một phần.[16] Bước đầu tiên là đưa mèo đến bác sĩ thú y để tẩy giun và tiêm phòng. Tiếp đó, dần dần cho mèo làm quen với các phòng trong nhà, mỗi lần một phòng, có thể bạn thành công trong việc giao tiếp với con vật. Nhớ rằng điều này sẽ rất khó thực hiện đối với mèo hoang trưởng thành, và có thể bạn phải thả nó đi nếu không có kết quả.
Lời khuyên[sửa]
- Mèo nuôi đi lạc thường bị mất nước. Bạn nên cho mèo ăn một ít thức ăn mèo hoặc cá ngừ đóng hộp kèm thêm nước. Món “súp” này sẽ giúp cải thiện sức khỏe và vẻ ngoài của mèo.
- Nếu gặp mèo đi lang thang bị bệnh hoặc bị thương khi đang lái xe, bạn hãy tấp vào lề đường và ra hiệu cho các xe khác chạy chậm lại. Nếu có thể, bạn hãy chặn không cho mèo ra lòng đường hoặc dùng thức ăn dụ nó vào xe của bạn. Gọi cho cơ quan kiểm soát động vật thay vì cố tự đưa mèo đi vì mèo có thể hoảng loạn và cản trở bạn lái xe.[1]
- Nếu thường gặp mèo đi lang thang ở các con đường trong khu phố, bạn nên để sẵn lồng mèo và áo gối trong xe. Nếu bắt gặp một con mèo bị thương trên đường và có thể đưa nó tránh khỏi xe cộ một cách an toàn, bạn hãy cẩn thận bọc mèo trong áo gối, bỏ vào lồng và đưa tới phóng khám thú y hoặc tổ chức nhân đạo. Liên hệ trước với các cơ sở đó để hỏi về chi phí: một số phòng khám cấp cứu 24 giờ hoặc các tổ chức nhân đạo được tài trợ có thể điều trị miễn phí vật nuôi đi lang thang. Nhiều cơ sở khác không có kinh phí và sẽ tính chi phí khi bạn đưa mèo đến.
- Chú ý các dấu hiệu có mèo lang thang ở khu phố như những túi rác bị xé, tiếng mèo kêu ban đêm hoặc thái độ hốt hoảng của lũ thú cưng trong nhà bạn (nhất là khi chúng nhìn ra cửa hoặc cửa sổ).
- Bạn có thể nghe đồn rằng nhiều người cố nhận mèo đi lạc để bán cho các phòng thí nghiệm một cách bất hợp pháp. Điều này là thật, nhưng rất hiếm khi xảy ra với mèo, ít nhất là ở Mỹ. Trong năm 2007, những người môi giới ở Mỹ chỉ thu gom được không đến 300 con mèo từ các cá nhân, và không phải tất cả đều là kẻ trộm hoặc lừa đảo.[17] Tuy nhiên, nếu muốn tìm nhà mới cho một chú mèo lang thang, bạn hãy đích thân đến thăm nhà đó và rút lui nếu thấy bất cứ dấu hiệu đáng ngờ nào.[18]
Cảnh báo[sửa]
- Nếu bạn đưa mèo đến hội cứu trợ động vật và không ai đến nhận, họ có thể kết liễu nó (nói cách khác là làm nó ngủ mãi mãi). Nếu không muốn thế, bạn cần đảm bảo đưa mèo đến nơi “không giết động vật” thay vì nơi giết vật nuôi không có người nhận.[19][20] Thuyết phục những người đang nuôi mèo nhận nuôi thêm một con mèo nữa để nó có một gia đình mới thay vì bị giết.
- Mèo đi lạc hoặc mèo hoang thường dễ mắc bệnh nếu không được tiêm phòng và tẩy giun. Các triệu chứng bệnh bao gồm: mắt mũi rỉ nước, hắt xì và ho, khó thở hoặc phát ra âm thanh lớn khi thở, mắt trũng sâu, xương nhô lên và cơ thể gầy gò, da bong tróc hoặc khô, rụng lông, nôn, tiêu chảy, bỏ ăn hoặc uống, khó cử động, hoặc chỉ đi được vài bước rồi lại nằm xuống. Bất cứ dấu hiệu nào trên đây cũng cho thấy con vật cần chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.
- Nếu bị mèo cắn, bạn cần nhanh chóng rửa vết thương với nước và xà phòng, sau đó liên lạc với bác sĩ. Mèo hoang hoặc mèo đi lạc chưa được tiêm phòng có thể lây truyền bệnh dại. Bệnh dại ở người sẽ gây tử vong 100%, nhưng có thể ngăn ngừa bằng cách kịp thời tiêm vắc-xin phòng dại.[21] Bác sĩ có thể cho bạn lời khuyên tùy vào mức độ phổ biến của bệnh dại trong khu bạn ở.
- Nhớ rằng mèo có thể mang mầm bệnh như FIV và FELV. Những bệnh này có thể lây truyền sang các con mèo khác và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trước khi bắt mèo, bạn cần chăm sóc bản thân trước! Trong đó có việc bảo vệ mình trước các con mèo hoang và mèo nhà lang thang, đồng thời tiêm phòng đầy dủ cho chúng.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://www.humanesociety.org/animals/resources/tips/what_to_do_stray_pet.html
- ↑ http://slco.org/faq/faqAnimal.html
- ↑ 3,0 3,1 3,2 http://www.alleycat.org/resources/feral-and-stray-cats-an-important-difference/
- ↑ 4,0 4,1 http://www.alleycat.org/community-cat-care/soothe-a-stray/
- ↑ http://www.cdc.gov/healthypets/diseases/cat-scratch.html
- ↑ https://indoorpet.osu.edu/cats/felinelifestressors/bringing-cats-indoors
- ↑ 7,0 7,1 http://icatcare.org/advice/understanding-your-cat/social-structure-cat-life
- ↑ http://icatcare.org/advice/rescue/how-do-i%E2%80%A6-ear-tip
- ↑ https://www.medicanimal.com/Understanding-the-signs-and-stages-of-pregnancy-and-advice-on-caring-for-your-pregnant-queen/a/ART111488
- ↑ http://www.alleycat.org/community-cat-care/pre-trap-setup/
- ↑ http://icatcare.org/advice/rescue/how-do-i%E2%80%A6-handle-cat-trap
- ↑ 12,0 12,1 12,2 http://www.alleycat.org/community-cat-care/post-surgery-care/
- ↑ https://www.operationpets.org/post_op.php3
- ↑ http://www.alleycat.org/community-cat-care/returning-the-cats/
- ↑ http://www.alleycat.org/community-cat-care/relocation-the-last-resort/
- ↑ http://www.alleycat.org/community-cat-care/socializing-kittens/
- ↑ http://www.humanesociety.org/issues/pets_experiments/qa/questions_answers.html
- ↑ http://www.chicagonow.com/raining-cats-dogs/2013/08/rehoming-pets-on-craigslist/
- ↑ http://www.aspca.org/adopt/adoptable-cats-your-local-shelter
- ↑ http://www.adoptapet.com/animal-shelters
- ↑ http://www.vcahospitals.com/main/pet-health-information/article/animal-health/rabies-in-cats/332