10 sai lầm làm tăng bệnh tật

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Đây không chỉ là sai lầm của cá nhân mà còn là sai lầm của các bệnh viện, của những người trực tiếp điều trị hay những phản ứng phụ do chính các loại thuốc gây ra.

Ảnh minh họa

1. Lạm dụng thuốc nicôtin[sửa]

Mỗi khi bệnh nhân kêu đau bác sỹ thường kê đơn thuốc giảm đau có chứa nicôtin, như Vicodin hay OxyContin. Lợi thế của loại thuốc này là dễ uống và có tác dụng tức thì nhưng mặt trái của thuốc lại ít được quan tâm. Theo khuyến cáo thì những người mắc bệnh đau mạn tính không nên dùng nhóm thuốc này bởi phản ứng phụ gây nghiện là rất lớn và lâu ngày làm cho bệnh tình thêm nặng. Chỉ nên dùng trong trường hợp đau ác tính, đau trong khoảng thời gian nhất định và nếu có khả năng chịu đựng được thì hạn chế dùng.

2. Không thấy hết tác hại của thuốc làm loãng máu[sửa]

Có một loại thuốc để lại phản ứng phụ rất nghiêm trọng nhưng lại ít được chú ý, đó là thuốc Coumadin (warfarin). Nếu dùng thuốc này mỗi tháng phải thử máu ít nhất một lần, thậm chí uống đều đặn theo liều cố định hàng năm thì phản ứng phụ vẫn có thể xảy ra, nhất là khi dùng với các loại thuốc khác hoặc chế độ ăn uống không kiêng khem sẽ phát sinh ra nhiều bệnh nan y, trong đó có bệnh về khớp, chảy máu dạ dày, đột quỵ.

3. Mặt trái của statin[sửa]

Theo số liệu thống kê, hiện có hàng triệu người Mỹ dùng statin để giảm mỡ máu (cholesterol) nhưng họ không biết về phản ứng phụ của nó, như đau cơ bắp, đau cổ, thậm chí có người đau cơ dẫn đến không đi được, tuy nhiên những phản ứng trên có thể biến mất khi dừng thuốc vì vậy những ai phải uống thuốc cần tư vấn bác sỹ mỗi khi xuất hiện phản ứng gây đau cơ, để chuyển sang dùng loại thuốc khác hoặc nếu nhẹ có thể thay đổi lối sống, ăn uống khoa học, kết hợp luyện tập sẽ mang lại hiệu quả cao và tránh được các phản ứng phụ không mong muốn.

4. Ngại khám bệnh và bỏ điều trị[sửa]

Có rất nhiều người khi cấp cứu mới biết mình mắc bệnh hiểm nghèo ví dụ tự nhiên thấy đau tay, đau đầu, đau ngực hay mắt mờ, thậm chí có người đau tay nhưng vẫn xem là bình thường. Đây là hậu quả của cách sống thoả hiệp, nói cụ thể hơn là ngại đi khám hoặc bỏ dở điều trị, không tuân thủ theo chế độ điều trị do chuyên môn quy định, nhất là nhóm người phải điều trị dài kỳ. Nên nhớ, phòng bệnh hơn chữa bệnh, đừng để đến khi phát hiện thấy bệnh mới chữa trị thì quá muộn.

5. Chấn thương vì luyện tập thể thao[sửa]

Chấn thương vì luyện tập thể thao ở đây là đề cập ở nhóm người đã có bệnh nhưng áp dụng các phương pháp luyện tập không phù hợp nên dẫn đến nguy cơ bị bệnh, bị thương tật. Ví dụ như những người mắc các loại bệnh cần phải yên tĩnh, ít vận động nhưng vẫn cứ cử động hay hoạt động mạnh, thậm chí còn tập những môn thể thao có cường độ mạnh nên làm cho bệnh tình thêm nặng. Nên nhớ chỉ nên luyện tập khi bệnh đã hồi phục và luyện tập với tần suất phù hợp theo khuyến cáo của bác sỹ.

6. Sử dụng thuốc điều trị trên mạng[sửa]

Nhiều người quá tin vào những quảng cáo trên mạng điện toán nên nghe theo hướng dẫn và dùng các loại dược phẩm bán trên mạng. Hậu quả đã bị lừa, mua phải đồ rởm, tiền mất tật mang và làm cho bệnh thêm nặng và ngay cả những nguồn tin chính thống cũng đôi khi còn nhầm lẫn, bởi đây chỉ là thông tin tham khảo còn khi điều trị phải hỏi trực tiếp bác sỹ chuyên khoa.

7. Nhầm lẫn khi đi tư vấn[sửa]

Rất nhiều người lầm tưởng là bác sỹ thì có thể điều trị được các loại bệnh nên gặp người nào cũng hỏi, cũng tư vấn nên bị "nhiễu", không chỉ tốn tiền làm xét nghiệm, tiền thuốc mà cuối cùng bệnh vẫn không khỏi vì vậy cần phải đến đúng nơi để tư vấn, khám hay điều trị.

8. Quá cẩn thận trong việc chọn bác sỹ điều trị[sửa]

Ngược lại, cũng có trường hợp lại quá cẩn thận, lựa chọn bệnh viện, kén chọn bác sỹ cho đến việc yêu cầu bác sỹ phải làm theo nguyện vọng của họ. Theo khuyến cáo thì chỉ nên tư vấn trong phạm vi cho phép, một khi đã vào điều trị thì phải tuân thủ ý kiến chuyên môn, phải tin tưởng vào tay nghề cũng như kinh nghiệm hay phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra.

9. Không mua bảo hiểm y tế[sửa]

Và cũng có rất nhiều người khi khoẻ mạnh có thể bỏ ra rất nhiều tiền để mua sắm các loại vật dụng đắt tiền nhưng lại không mua bảo hiểm y tế, không tìm hiểu chính sách bảo hiểm cũng như các vấn đề có liên quan đến sức khoẻ bản thân, hậu quả khi vào viện phải chi trả những khoản tiền khổng lồ. Vì mục tiêu sức khoẻ mọi người hãy mua bảo hiểm, khám bệnh định kỳ và tìm hiểu các vấn đề để mỗi khi mắc bệnh không bị bỡ ngỡ, nhất là những người mắc bệnh nan y, mãn tính cần phải điều trị dài kỳ, hoặc các loại bệnh cần phải phẫu thuật.

10. Uống thuốc chữa bệnh một cách vô tư[sửa]

Trong khi có người ngại uống thuốc thì có người lại rất siêng năng dùng thuốc và không đếm xỉa đến lời khuyên của chuyên môn, kể cả việc thay đổi thuốc hay giảm liều, hậu quả làm cho cơ thể mắc phải những loại bệnh nan y do các phản ứng phụ từ thuốc gây ra, đặc biệt là bệnh dị ứng hay viêm nhiễm. Để khắc phục nên uống đúng liều, đúng thời hạn và đến khám định kỳ để kiểm tra hiệu quả sử dụng và nếu cần có thể ngừng hẳn.

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này