Bài 2: Giới thiệu các giới sinh vật.

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
GIỚI THIỆU CÁC GIỚI SINH VẬT

I/ MỤC TIÊU.[sửa]

I1/Kiến thức.[sửa]

a/ Cơ bản
Học xong bài này, học sinh phải:
-Nêu được 5 giới sinh vật, đặc điểm của từng giới. Nhận biết được tính đa dạng sinh học thể hiện ở đa dạng cá thể, loài, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
-Nêu được các bậc phân loại từ thấp đến cao, biết cách viết tên loài.
b/ Trọng tâm -Đặc điểm của 5 giới sinh vật.
-Bậc phân loại và nguyên tắc gọi tên loài.
-Mối tương quan và mức độ tiến hóa của các giới, bậc phân loại.
2/ Kĩ năng -Vận dụng kiến thức vào thực tế để giải thích các hiện tượng một cách khoa học.
-Liên hệ, đề xuất biện pháp kĩ thuật để bảo vệ sinh vật.
3/ Thái độ
Học xong bài này, trong bản thân mỗi học sinh phải có ý thức bảo tồn đa dạng sinh học.

II/ CHUẨN BỊ.[sửa]

1/ Giáo viên[sửa]


-Bảng 2.1 SGK.
2/ Học sinh
Chuẩn bị các kiến thức về:
-Khái niệm giới, hệ thống phân chia các giới.
-Đặc điểm của mỗi giới.
- Các bậc phân loại và cách đặt tên loài.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.[sửa]

1/Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.[sửa]

-Hãy nêu các cấp tổ chức chính của hệ thống sống từ thấp đến cao và mối tương quan giữa các cấp đó? Chứng minh tế bào là cấp tổ chức cơ bản?

2/Bài mới.[sửa]

Các em có nhận xét như thế nào về thế giới sinh vật xung quanh chúng ta? Chúng có đa dạng không?
Thế giới sinh vật rất đa dạng và phong phú, để nghiên cứu và sử dụng sinh vật vào mục đích sản xuất và đời sống cần phài phân loại chúng, phải sắp xếp chúng vào các bậc phân loại. Sinh vật được phân loại và sắp xếp như thế nào? Dựa vào những tiêu chí nào để phân loại và sắp xếp? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta đi vào bài 2: Giới thiệu các giới sinh vật.

Hoạt động 1: CÁC GIỚI SINH VẬT.[sửa]

Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm các giới sinh vật và chỉ ra được đặc điểm của từng giới sinh vật.

Hoạt động của thầy – trò Nội dung
-Giới là gì? Có bao nhiêu giới sinh vật?


Hs nghiên cứu SGK trả lời.
Giới là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
-Việc phân chia sinh vật thành các giới tùy thuộc vào kiến thức hiểu biết qua các thời kỳ. Vào thế kỷ XVIII, chỉ dựa trên tiêu chí dễ quan sát về hình thái giải phẩu của các cơ quan bộ phận của cơ thể, Cac Linê – ông tổ của ngành phân loại học đã chia tất cả các sinh vật thành 2 giới là giới Thực vật và giới Động vật.
-Đến thế kỷ XIX, khi phát hiện ra các VSV như vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật; các nhà sinh học đã xếp vi khuẩn, tảo và nấm vào giới Thực vật và xếp nguyên sinh động vật vào giới Động vật.
-Đến thế kỷ XX, khi nghiên cứu sâu về cấu tạo hiển vi cũng như phương thức dinh dưỡng đã xếp các sinh vật thành 4 giới: giới Vi khuẩn (gồm vi khuẩn), giới Nấm, giới Thực Vật (gồm tảo và thực vật) và giới Động vật (gồm nguyên sinh động vật và động vật).
Từ năm 1969, hệ thống phân loại 5 giới do nhà sinh thái người Mỹ Oaitâykhơ (R.H.Whitaker) đề xuất đã được công nhận rộng rãi


-Theo R.H. Whitaker thì 5 giới đó là gì? Hãy chỉ ra những đặc điểm sai khác và mối liên hệ giữa 5 giới sinh vật?
Hs thảo luận theo nhóm nhỏ, trả lời
-Tên của 5 giới.
-Về cấu tạo: từ đơn giản (nhân sơ, đơn bào) đến phức tạp (nhân thực, đa bào phức tạp)
-Có sự phân hóa và chuyên hóa cao dần
-Hoàn thiện dần về phương thức dinh dưỡng.
Giáo viên nhận xét và đưa ra ví dụ minh họa:
+Giới Nguyên sinh cơ thể có 1 tế bào thực hiện mọi chức năng.
+Giới Thực vật có các cơ quan chuyên hóa cao như rễ, thân, lá, …
Hệ thống phân loại 5 giới thể hiện sự tiến hóa của sinh vật, sinh vật xuất hiện sau hoàn thiện hơn sinh vật xuất hiện trước nó.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, dưới ánh sáng của sinh học phân tử người ta đề nghị một hệ thống phân loại gồm 3 lãnh giới.
Giáo viên cho học sinh quan sát sơ đồ hệ thống 03 lãnh giới và giải thích: Theo sơ đồ phân loại 3 lãnh giới thì giới Khởi sinh được tách thành 2 lãnh giới là lãnh giới vi khuẩn và lãnh giới VSV cổ. Lãnh giới thứ 3 là lãnh giới sinh vật nhân thực bao gồm các giới Nguyên sinh, Thực vật, Nấm, Động vật thuộc nhóm tế bào nhân thực. Còn giới vi khuẩn và giới VSV cổ thuộc nhóm tế bào nhân sơ nhưng chúng khác nhau về nhiều đặc điểm như về cấu tạo thành tế bào và hệ gen. Vi khuẩn có thành tế bào là chất peptidoglican, hệ gen của chúng không chứa intron (intron là đoạn nucleotit được phiên mã nhưng không được dịch mã), còn VSV cổ có thành tế bào không phải peptidoglican, trong hệ gen có chứa intron. VSV cổ sống trong điều kiện môi trường rất khắc nghiệt về nhiệt độ, độ muối, phương thức dinh dưỡng rất đa dạng. Về mặt tiến hóa thì giới VSV cổ đứng gần với sinh vật nhân thực hơn so với giới vi khuẩn.

I/ Các giới sinh vật

1/ Khái niệm về giới sinh vật





Giới là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.







2/ Hệ thống 5 giới sinh vật


(Bảng đặc điểm của năm giới)











Bảng: Đặc điểm của sinh vật theo 5 giới

Giới

Đặc điểm

Giới Khởi sinh Giới Nguyên sinh Giới Nấm Giới Thực vật Giới Động vật
Đặc điểm cấu tạo -Tế bào nhân sơ.

-Đơn bào.

-TB nhân thực.

-Đơn bào, đa bào.

-TB nhân thực.

-Đa bào phức tạp

-TB nhân thực.

-Đa bào phức tạp.

-TB nhân thực.

-Đa bào phức tạp.

Đặc điểm dinh dưỡng -Dị dưỡng

-Tự dưỡng

-Dị dưỡng.

-Tự dưỡng

-Dị dưỡng hoại sinh.

-Sống cố định

Tự dưỡng quang hợp.

-Sống cố định

-Dị dưỡng

-Sống chuyển động

Các nhóm điển hình -Vi khuẩn -ĐV đơn bào, tảo, nấm nhầy -Nấm -Thực vật -Động vật

Hoạt động 2: CÁC BẬC PHÂN LOẠI TRONG MỖI GIỚI.[sửa]

Mục tiêu:
-Học sinh biết được các tiêu chí phân loại trong mỗi giới sinh vật.
-Học sinh nắm được các bậc phân loại cơ bản và biết cách gọi tên loài.

GV: Các em hãy xếp mèo, hổ, sư tử, báo vào các bậc phân loại cho phù hợp.


Học sinh vận dụng kiến thức đã học ở lớp dưới sẽ xếp được các loài trên thuộc họ mèo, bộ ăn thịt, lớp thú, ngành động vật có xương sống, giới Động vật.
-GV: Người ta dựa vào những tiêu chí nào để phân loại các bậc trong mỗi giới?
HS nghiên cứu SGK và từ câu trả lời phần trên rút ra được các tiêu chí phân loại:
+Đặc điểm cấu tạo.
+Đặc điểm dinh dưỡng.
+Kiểu sinh sản.


GV: Ví dụ cây lúa thuộc họ lúa, lớp 1 lá mầm, ngành hạt kín, giới thực vật.
Từ các ví dụ trên, các em hãy cho biết các bậc phân loại như thế nào?
Học sinh rút ra nhận xét từ các ví dụ.
Các bậc phân loại gồm: Loài – Chi (giống) – Họ - Bộ - Lớp –Ngành – Giới.
Tên loài được đặt theo tiếng Latinh, nhìn vào bảng 2.2 và nêu lên cách đặt tên loài Giáo viên nêu thêm ví dụ:
Chó sói: Canis lupus
Hổ: Panthera tigris, Felis tigris

II/ Các bậc phân loại trong mỗi giới

1/ Nguyên tắc phân loại



-Các tiêu chí phân loại:
+Đặc điểm cấu tạo.
+Đặc điểm dinh dưỡng.
+Kiểu sinh sản.





2/ Các bậc phân loại


-Các bậc phân loại gồm: Loài – Chi (giống) – Họ - Bộ - Lớp –Ngành – Giới.


  • Cách đặt tên loài


-Tên thứ nhất là tên chi (viết hoa).
-Tên thứ hai là tên loài (viết thường).
Ví dụ: Loài người: Homo sapiens

Hoạt động 3: ĐA DẠNG SINH VẬT.[sửa]

Mục tiêu:
Học sinh biết được sự đa dạng sinh vật và trách nhiệm bản thân trong việc bảo vệ đa dạng sinh vật.

-GV: Sự đa dạng của sinh vật thể hiện như thế nào? Cho ví dụ về đa dạng sinh vật?

HS: Đa dạng về số lượng và chủng loại.
GV giới thiệu thêm: Ở Việt Nam
+Thực vật: 800 loài phong lan, 470 loài đậu, 400 loài lúa.
+Nhiều cây gổ quý như mun, trắc, gụ, lim, pơmu, …
+Động vật: 7000 loài côn trùng, 2600 loài cá, 1000 loài chim.
+Thú quý đặc hữu như: Voọc, culi lùn, sao la, mang lớn, bò rừng, tê giác, …
+Chim quý như gà lôi, sếu, trĩ, …
+Hệ sinh thái trên cạn: rừng nhiệt đới, truông cây bụi, …
+Hệ sinh thái nước mặn: vùng ven bờ, ngoài khơi.
-GV: Độ đa dạng thể hiện ở những mặt nào?
Học sinh nghiên cứu SGK trả lời.
-Đa dạng về loài: có khoảng 1,8 triệu loài đã được thống kê và khoảng 30 triệu loài trong sinh quyển.
-Đa dạng quần xã và hệ sinh thái: các quần xã có mặt ở môi trường cạn, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn.
GV: Sinh vật tuy rất đa dạng nhưng không phải được thượng đế tạo ra một lần và bất biến như quan niệm của trường phái triết học duy tâm siêu hình mà sự đa dạng là kết quả của cả một quá trình tiến hóa lâu dài từ thấp đấn cao, từ đơn giản đến phức tạp, gắn liền với lịch sử tiến hóa của trái đất.
-Sự đa dạng sinh vật ở Việt Nam ngày càng giảm sút, độ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng là do đâu? Ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân như thế nào?
-Các em hãy đề xuất những giải pháp để bảo vệ đa dạng sinh học nói chung và bản vệ môi trường nơi mình ở nói riêng.
Học sinh thảo luận đề xuất những giải pháp.
GV nhận xét, đánh giá.

III/ Đa dạng sinh vật











-Đa dạng về loài: có khoảng 1,8 triệu loài đã được thống kê và khoảng 30 triệu loài trong sinh quyển.
-Đa dạng quần xã và hệ sinh thái: các quần xã có mặt ở môi trường cạn, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn.




3/ Củng cố[sửa]

-Tóm tắt sách giáo khoa.
-Hệ thống phân loại 5 giới và cách đặt tên kép cho loài.

4/ Dặn dò[sửa]

-Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
-Chuẩn bị bài mới và trả lời câu hỏi sau: Đặc điểm giới nấm, khởi sinh, nguyên sinh?

5/ Nhận xét – đánh giá tiết học[sửa]

6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy[sửa]

Liên kết đến đây