Bài 3: Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm.

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Bài 3: Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm.

I/ MỤC TIÊU.[sửa]

1/ Kiến thức.[sửa]

a/ Cơ bản Học xong bài này, học sinh phải: -Nêu được đặc điểm của giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm. -Phân biệt được đặc điểm các sinh vật thuộc VSV. b/ Trọng tâm Các đặc điểm về cấu tạo và dinh dưỡng của giới Khởi sinh, Nguyên sinh và Nấm.

2/ Kỹ năng.[sửa]

-Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy, phân tích, so sánh.

II/ CHUẨN BỊ.[sửa]

1/ Giáo viên.[sửa]

Phiếu học tập số 1
TÌM HIỂU GIỚI KHỞI SINH
Vi khuẩn Vi khuẩn lam Vi sinh vật cổ
Nơi sống
Cấu tạo
Dinh dưỡng
Phiếu học tập số 2
ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA CÁC NHÓM TRONG GIỚI NGUYÊN SINH
Động vật nguyên sinh Thực vật nguyên sinh Nấm nhầy
Đặc điểm
Dinh dưỡng
Đại diện

2/ Học sinh.[sửa]

HS chuẩn bị kiến thức về đặc điểm giới Nấm, giới Khởi sinh, giới Nguyên Sinh.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.[sửa]

1/ Kiểm tra bài cũ.[sửa]

-Giới sinh vật là gì? Có bao nhiêu giới sinh vật? Các bậc chính trong thang phân loại từ thấp đến cao? Nguyên tắc viết tên loài?

2/ Bài mới.[sửa]

Chúng ta hằng ngày ăn sữa chua, yaout hay các loại dưa chua là do sự lên men lactic. Đó là các vi sinh vật có lợi, ngoài ra còn ó các VSV vật gây hại như một số vi khuẩn, nấm mốc làm hư hại thực phẩm, ….. Đó là vai trò của một số vi khuẩn, nhưng chúng có cấu tạo và phương thức dinh dưỡng như thế nào. Để tìm hiểu vấn đề đó chúng ta đi vào bài 3: Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm

Hoạt động 1: GIỚI KHỞI SINH (MONERA)

Mục tiêu: Học sinh nắm được những đặc điểm cơ bản của giới Khởi sinh.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và hoàn thành phiếu học tập số 01 trong 5 phút.

Hs hoạt động nhóm, cử đại diện trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức.
-GV: Vi khuẩn lam có những đặc điểm gì?
Từ nội dung phiếu học tập, các em hãy khái quát đặc điểm cơ bản của giới khởi sinh?
Hs dựa vào phiếu học tập để trả lời.
Học sinh khái quát:
-Là những sinh vật nhân sơ, đơn bào.
-Lối sống tự dưỡng hay dị dưỡng

I/ Giới khởi sinh







-Là những sinh vật nhân sơ, đơn bào. -Lối sống tự dưỡng hay dị dưỡng.

Đáp án phiếu học tập số 1
Vi khuẩn Vi khuẩn lam Vi sinh vật cổ
Nơi sống Mọi môi trường Cộng sinh (ở bèo hoa dâu) Môi trường có điều kiện khắc nghiệt.
Cấu tạo Nhân sơ, kích thước nhỏ, đơn bào Nhân sơ, kích thước nhỏ Nhân sơ, kích thước nhỏ.

(-Vách không có peptidoglican.
-Màng tế bào có lipit khác thường

Dinh dưỡng Đa dạng: hóa tự dưỡng, quang tự dưỡng, …. Tự dưỡng quang hợp Dị dưỡng, tự dưỡng
Hoạt động 2: GIỚI NGUYÊN SINH (PROTISTA)

Mục tiêu: Học sinh nêu được đặc điểm cơ bản của giới Nguyên sinh và phân biệt được các nhóm trong giới Nguyên sinh.

-Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 02 trong 5 phút.

Các nhóm nghiên cứu và làm theo yêu cầu của phiếu học tập, đại diên các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Giáo viên nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức.
-GV yêu cầu nêu những đặc điểm cơ bản của giới Nguyên sinh.
Từ nội dung phiếu học tập, học sinh khái quát thành những đặc điểm cơ bản của giới Nguyên sinh:
-Gồm các sinh vật nhân thực.
-Cơ thể đơn bào hay đa bào.
-Phương thức dinh dưỡng đa dạng: dị dưỡng, tự dưỡng quang hợp, dị dưỡng hoại sinh.
GV bổ sung: giới Nguyên sinh tập hợp nhiều sinh vật rất đa dạng và phức tạp vì vậy nhiều nhà nghiên cứu đề nghị tách giới Nguyên sinh thành nhiều giới khác nhau trong đó tách Động vật đơn bào, Tảo lục, Tảo nâu, Tảo đỏ thành những giới riêng biệt.
-Các em hãy nêu một số lợi ích hay tác hại của các đại diện trong giới Nguyên sinh.
Học sinh liên hệ thực tế để nêu được lợi ích và tác hại của các sinh vật trong giới Nguyên sinh.
Giáo viên minh họa bằng các ví dụ:
-Trùng roi, amip gây tiêu chảy, kiết lị; nấm nhầy phân hủy xác động thực vật, ….
Gv hướng dẫn học sinh phân biệt các hình thức dinh dưỡng.
-Tự dưỡng là phương thức sử dụng nguồn Cacbon từ các chất vô cơ, trong tự dưỡng thì tùy theo cách sử dụng năng lượng mà phân biệt:
+Hóa tự dưỡng: là sử dụng năng lượng từ sự phân giải các chất hóa học.
+Quang tự dưỡng là sử dụng năng lượng từ ánh sáng.
-Phương thức dị dưỡng là sử dụng nguồn cacbon từ các hợp chất hữu cơ, trong đó nếu sử dụng năng lượng từ cách phân giải các hợp chất hữu cơ thì được gọi là hóa dị dưỡng (còn nếu sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời thì được gọi là quang dị dưỡng).



-Gồm các sinh vật nhân thực. -Cơ thể đơn bào hay đa bào. -Phương thức dinh dưỡng đa dạng: dị dưỡng, tự dưỡng quang hợp, dị dưỡng hoại sinh.





Đáp án phiếu học tập số 02
Động vật nguyên sinh Thực vật nguyên sinh Nấm nhầy
Đặc điểm Đa bào.

-Có lông, roi. -Không có thành xenlulozơ. -Không có lục lạp.

Đơn bào, đa bào

-Có thành Xenlulozơ.

-Không có lục lạp

Đơn bào, cộng bào.


-Không có lục lạp.

Dinh dưỡng Dị dưỡng. Tự dưỡng quang hợp Dị dưỡng hoại sinh
Đại diện Trùng amip Các loại tảo Nấm nhầy
Hoạt động 3: GIỚI NẤM (FUNGI)

Mục tiêu: Học sinh nêu được đặc điểm và vai trò của giới Nấm.

GV yêu cầu học sinh nghiên cứu hình 3.2 SGK về sơ đồ các dạng nấm và chỉ ra những điểm khác nhau giữa nấm men và nấm sợi.<br?

Học sinh hoạt động độc lập và chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản về cấu tạo, hình thức sinh sản.
GV yêu cầu học sinh khái quát những đặc điểm chung của giới nấm.
Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và bảng so sánh và khái quát.

III/ Giới nấm

-Là sinh vật nhân thực. -Cơ thể đơn bào hay đa bào dạng sợi.
-Có thành kitin, không có lục lạp, lông, roi.
-Hình thức sống: dị dưỡng hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.
-Sinh sản bằng bào tử.
-Đại diện: nấm men, nấm sợi, địa y, …

Hoạt động 4: CÁC NHÓM VI SINH VẬT

Mục tiêu: Học sinh nêu được đặc điểm chung của các nhóm vi sinh vật.

-Vi sinh vật là gì? Vi sinh vật có những đặc điểm gì? Kể những sinh vật thuộc nhóm vi sinh vật?

-Hãy cho biết vai trò của vi sinh vật đối với đời sống con người và hệ sinh thái?
Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, hoạt động nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi.
Giáo viên nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức.






Sự sắp xếp các sinh vật thuộc nhiều giới khác nhau vào VSV là có lí do lịch sử và đặc biệt là lý do thực tiễn trong sản xuất và đời sống của con người. Đa số vi sinh vật như vi khuẩn, vi nấm, nguyên sinh động vật, tảo đơn bào có kích thước hiển vi đo được từ vài đến hàng trăm micromet.

IV/ Các nhóm vi sinh vật



-Vi sinh vật là những sinh vật nhỏ bé có kích thước hiển vi. -Đặc điểm của nhóm vi sinh vật:
+Kích thước hiển vi.
+Sinh trưởng nhanh.
+Phân bố rộng, thích ứng cao với môi trường.
-Đại diện: vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, nấm men, virus, …
-Vai trò:
+Tham gia vào chu trình sinh địa hóa các chất trong tự nhiên.
+Sử dụng trong công nghệ sinh học để sản xuất kháng sinh, sinh khối, …

3/ Củng cố.[sửa]

-Kết luận sách giáo khoa.
-Bài tập cuối bài.

4/ Dặn dò.[sửa]

-Học bài.
-Chuẩn bị bài mới
+Đặc điểm chung của giới thực vật
+Có các ngành thực vật nào? Đặc điểm và đại diện của từng ngành.

5/ Nhận xét – đánh giá tiết học.[sửa]

6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy.[sửa]

Liên kết đến đây