Bài 4: Giới Thực vật.

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Bài 4: Giới Thực vật.

I/ MỤC TIÊU.[sửa]

1/ Kiến thức.[sửa]

a/ Cơ bản Học xong bài này, học sinh phải:
-Phân biệt được các ngành trong giới Thực vật cùng các đặc điểm của chúng.
-Thấy được sự đa dạng và vai trò của giới thực vật để có ý thức và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thực vật, đặc biệt là bảo vệ rừng. b/ Trọng tâm -Đặc điểm chung của giới Thực vật.
-Các ngành thực vật chính cùng các đặc điểm của chúng.

2/ Kỹ năng.[sửa]

-Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát.

3/ Thái độ.[sửa]

Giáo dục cho học sinh ý thức và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thực vật, đặc biệt là bảo vệ rừng.

II/ CHUẨN BỊ.[sửa]

1/ Giáo viên.[sửa]

-Hình 4 SGK. -Mẫu rêu, dương xỉ, lúa, đậu, … -Phiếu học tập

Rêu Quyết Hạt Trần Hạt kín
Nơi sống
Cấu tạo
Sinh sản
Đại diện

2/ Học sinh.[sửa]

Đặc điểm chung của giới Thực vật, đặc điểm của các ngành trong giới Thực vật.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.[sửa]

1/ Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.[sửa]

Phân biệt giới Khởi sinh, Nguyên sinh và giới Nấm . Cho ví dụ về điển hình của mỗi giới.

2/ Bài học.[sửa]

Khi quan sát thực vật xung quanh chúng ta, các em thấy thực vật có đặc điểm nổi bậc là gì?
Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài mới

Hoạt động 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỚI THỰC VẬT

Mục tiêu: -Học sinh nêu được các đặc điểm chung về cấu tạo, dinh dưỡng của thực vật.
-Học sinh nêu được các đặc điểm phù hợp với đời sống trên cạn của thực vật.

GV yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ cây phát sinh giới thực vật (hoặc sơ đồ các ngành của giới Thực vật) và nghiên cứu nội dung sách giáo khoa để hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 5 phút.

Các nhóm nghiên cứu SGK và hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập, đại diện các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức.
GV bổ sung: thực vật có nguồn gốc từ một dạng tảo lục đa bào và xu thế tiến hóa của chúng là hình thành các đặc điểm thích nghi với đời sống ở cạn về cấu tạo như phân hóa hệ mạch dẫn, lớp biểu bì có tầng cutin bảo vệ, có khí khổng để trao đổi khí, … phương thức sinh sản hữu tính kèm theo các đặc điểm thích nghi với môi trường ở cạn như tinh trùng không có roi, thụ tinh nhờ gió, côn trùng, thụ tinh kép, hình thành quả và hạt. Các đặc điểm thích nghi ở cạn của các nhóm thực vật khác nhau là khác nhau và được hoàn thiện dần trong quá trình tiến hóa lâu dài. Rêu là nhóm nguyên thủy nhất còn giữ nhiều đặc điểm nguyên thủy gần với tảo như: chưa có hệ mạch dẫn, tinh trùng có roi, thụ tinh nhờ nước thế hệ bào tử và giao tử còn riêng biệt. Đến quyết đã xuất hiện nhiều đặc điểm tiến hóa và thích nghi với đời sống ở cạn như đã có hệ mạch tuy rằng chưa thật hoàn hảo, vẫn còn giữ nhiều đặc tính nguyên thủy như tinh trùng có roi, thụ tinh nhờ nước, thế hệ giao tử và bào tử còn riêng biệt.
Thực vật hạt trần đã xuất hiện đầy đủ các đặc điểm tiến hóa thích nghi với đời sống ở cạn như: hệ mạch hoàn thiện, tinh trùng không roi, thụ tinh nhờ gió, thụ tinh kép, hình thành hạt tuy hạt chưa được bảo vệ nhờ quả. Thế hệ giao tử thể phụ thuôc vào thế hệ bào tử thể.
Thực vật hạt kín tiến hóa hoàn thiện hơn thể hiện ở chỗ phương thức sinh sản đa dạng hơn, hiệu quả hơn (thụ phấn nhờ gió, côn trùng, sự tạo hạt kín có vỏ bảo vệ và dễ phát tán, có khả năng sinh sản sinh dưỡng,… tạo điều kiện thích nghi với nhiều điều kiện sống khác nhau). Vì vậy, thực vật hạt kín là nhóm đa dạng nhất về các thể và về loài.

II/ Các ngành thực vật

(Bảng đặc điểm giới thực vật)



Rêu Quyết Hạt Trần Hạt kín
Nơi sống Đất ẩm ướt Đất ẩm Mọi điều kiện Mọi điều kiện
Cấu tạo Chưa có hệ mạch dẫn
Có hệ mạch dẫn nhưng chưa hoàn chỉnh.
Hệ mạch dẫn hoàn chỉnh.
Hệ mạch dẫn hoàn chỉnh.
Sinh sản Tinh trùng có roi.

-Thụ tinh nhờ nước. -Giai đoạn giao tử thể và bào tử thể riêng.

-Tinh trùng có roi.

-Thụ tinh nhờ nước.
-Giai đoạn giao tử thể và bào tử thể riêng

-Tinh trùng không có roi.

-Thụ phấn nhờ gió.
-Giai đoạn giao tử thể phụ thuộc vào giai đoạn bào tử thể.
-Hình thành hạt nhưng chưa được bảo vệ

-Phương thức sinh sản đa dạng, hiệu quả.

-Thụ tinh kép, hạt có quả bảo vệ.
-Có khả năng sinh sản sinh dưỡng.
-Giai đoạn giao tử thể phụ thuộc vào giai đoạn bào tử thể

Đại diện Rêu, địa tiền Dương xỉ Thông, tuế, trắc bách diệp -Một lá mầm: ngô, lúa

-Hai lá mầm: đậu

Hoạt động 3: ĐA DẠNG GIỚI THỰC VẬT

Mục tiêu: -Học sinh chỉ ra được tính đa dạng của thực vật, nêu được vai trò của thực vật và vấn đề bảo vệ tài nguyên thực vật.

-Sự đa dạng của thực vật được thể hiện như thế nào?

-Vai trò của thực vật trong hệ sinh thái và trong đời sống con người?
Học sinh nghiên cứu, liên hệ thực tế trả lời.
GV nêu ra một số vai trò của thực vật (thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm, dược phẩm. Thực vật cung cấp nguyên liệu: gỗ, sợi, chất màu, tinh dầu, … Thực vật tạo cân bằng hệ sinh thái, cung cấp oxy, tạo chất dinh dưỡng, nguồn năng lượng chủ yếu cho toàn bộ thế giới động vật và con người.
Nếu thực vật nói chung và rừng nói riêng bị tàn phá thì điều gì sẽ xảy ra?
Học sinh liên hệ thực tế và kiến thức ở các lớp dưới để trả lời:
Giáo viên giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng.

III/ Đa dạng giới thực vật






-Giới thực vật đa dạng về số loài, cấu tạo cơ thể, hoạt động sống thích nghi với mọi môi trường.
-Thực vật có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người.

3/ Củng cố.[sửa]

-GV hướng dẫn học sinh viết sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.
-Kết luận sách giáo khoa.
-Câu hỏi trắc nghiệm:

1/ Đặc điểm cấu tạo có ở giới Thực vật mà không có ở giới Nâm?
a/ Tế bào có thành xenlulozo và chứa nhiều lục lạp.
b/ Cơ thể đa bào.
c/ Tế bào có nhân chuẩn.
d/ Tế bào có thành bằng chất kitin.
2/ Ngành Thực vật chiếm ưu thế hiện nay trên thế giới là:
a/ Hạt kín.
b/ Rêu.
c/ Quyết.
d/ Hạt trần.

4/ Dặn dò.[sửa]

Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
Chuẩn bị bài mới và trả lời các câu hỏi sau:
- Đặc điểm của giới Động vật và các ngành của giới Động vật.
-Sự đa dạng của giới động vật được thể hiện như thế nào?

5/ Nhận xét – đánh giá tiết học.[sửa]

6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: .[sửa]

Liên kết đến đây