Bài 6: Thực hành: Đa dạng thế giới sinh vật.

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Bài 6: Thực hành: Đa dạng thế giới sinh vật.

I/ MỤC TIÊU.[sửa]

1/ Kiến thức.[sửa]

a/ Cơ bản
Học xong bài này, học sinh phải:
-Nêu được sự đa dạng của thế giới sinh vật thể hiện ở các cấp độ tổ chức và đa dạng trong 5 giới.
-Thấy được giá trị của sự đa dạng sinh vật và sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh vật.
b/ Trọng tâm
-Giới thiệu tính đa dạng ở các cấp tổ chức và ở 5 giới sinh vật.
-Tăng cường ý thức phải bảo tồn đa dạng sinh học.

2/ Kỹ năng.[sửa]

Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, khái quát vấn đề.

3/ Thái độ.[sửa]

Nhận thức được giá trị và sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh vật và đó là trách nhiệm của cả cộng đồng trong đó có các em học sinh.

II/ CHUẨN BỊ.[sửa]

1/ Giáo viên.[sửa]

-Tranh về sự đa dạng của sinh vật về sự phân bố, cấu tạo cơ quan, tế bào, hình thái tập tính, đời sống … của sinh vật.
-Đĩa hình về sự đa dạng trong tập tính sống của sinh vật.

2/ Học sinh.[sửa]

-Đọc trước yêu cầu SGK.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.[sửa]

1/ Kiểm tra.[sửa]

So sánh giới động vật và thực vật.

2/ Bài học.[sửa]

-Giáo viên giới thiệu tranh về sự đa dạng của các cấp tổ chức.
-Cho học sinh xem phim về sự đa dạng tập tính sống của sinh vật.
-Học sinh quan sát tranh, theo dõi phim và làm bài thu hoạch cá nhân theo gợi ý:
1-Kích thước sinh vật:
2-Cấu trúc cơ thể:
3-Màu sắc sinh vật:
4-Phương thức sống:
5-Tập tính sống:
+Kiếm mồi:
+Nuôi con:
6-Mối quan hệ với các cá thể khác:
7- Tại sao phải bảo tồn đa dạng sinh vật:
8- Chúng ta phải làm gì để góp phần vào bảo tồn đa dạng sinh vật:

3/ Dặn dò.[sửa]

-Dặn học sinh hoàn thành phiếu học tập, ôn tập kiến thức về tế bào, xem trước bài 7.
-Chuẩn bị kiểm tra 15 phút.

5/ Nhận xét – đánh giá giờ học.[sửa]

6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy.[sửa]

Liên kết đến đây