Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Bắt đầu một công việc kinh doanh nhỏ
Từ VLOS
Bạn mơ ước sở hữu công ty của riêng mình? Bạn sẽ trở thành sếp và là người lèo lái số mệnh của chính công ty mình, thậm chí có thể còn là thuyền trưởng của cả một ngành. Nó có khó không? Rất khó. Nó có thử thách không? Đương nhiên. Bạn có cần giàu có và được giáo dục tốt cùng với hồ sơ khủng không? Hoàn toàn không! Bạn có thể làm được không? Quả cầu chiêm tinh đã nói rằng: "Tất cả đều có thể!". Vậy làm thế nào để thực hiện được? Lập kế hoạch, kế hoạch và kế hoạch! Có một số cách đã được thử nghiệm và có hiệu quả để tập trung vào con đường khởi nghiệp thành công của bạn và hiện tại chính là lúc bắt đầu.
Mục lục
Các bước[sửa]
Xây dựng Điều cơ bản[sửa]
- Xác định mục tiêu của bạn. Bạn muốn độc lập tài chính, để cuối cùng bán công ty cho người trả giá cao nhất? Hay bạn muốn thành lập công ty nhỏ và bền vững mà bạn thích làm việc và kiếm thu nhập ổn định ở đó? Đây là những điều cần biết rõ ngay từ lúc bắt đầu.
-
Chọn
một
ý
tưởng.
Nó
có
thể
là
sản
phẩm
bạn
luôn
muốn
làm
hay
dịch
vụ
bạn
cảm
thấy
cần
thiết
cho
mọi
người.
Nó
cũng
có
thể
là
cái
gì
đó
mà
khách
hàng
cũng
không
biết
là
họ
cần
có
nó
vì
nó
chưa
được
phát
minh!
- Sẽ hữu ích (và vui vẻ) khi rủ thêm những người thông minh và sáng tạo tham gia cùng để tìm kiếm ý tưởng sáng tạo. Hãy bắt đầu với câu hỏi đơn giản như: "Chúng ta sẽ làm gì?". Mục đích ở đây không phải là tạo một kế hoạch kinh doanh mà là tạo các ý tưởng. Nhiều ý tưởng sẽ không hữu dụng, một vài ý tưởng thì bình thường nhưng một ít ý tưởng sẽ rất có tiềm năng.
- Cân nhắc tài năng, kinh nghiệm và hiểu biết của bạn khi chọn ý tưởng. Nếu bạn có kiến thức đặc thù hay biệt tài, hãy thử xem xét thế mạnh này có thể được áp dụng như thế nào để đáp ứng một số nhu cầu nhất định của thị trường. Kết hợp kỹ năng và kiến thức với nhu cầu thị trường sẽ tăng tỷ lệ thành công cho một ý tưởng kinh doanh.
- Ví dụ là bạn có thể đã làm việc cho một công ty thiết bị điện tử trong nhiều năm, và bạn nhận thấy cộng đồng nơi bạn ở có nhu cầu đặc biệt đối với một mặt hàng điện tử nào đó. Bạn từ đó có thể kết hợp kinh nghiệm của mình với nhu cầu thị trường này để thu hút khách hàng.
-
Nghĩ
ra
một
cái
tên.
Bạn
có
thể
làm
điều
này
trước
khi
bạn
có
ý
tưởng
kinh
doanh
và
nếu
tên
hay,
nó
có
thể
giúp
bạn
xác
định
ý
tưởng
kinh
doanh.
Khi
kế
hoạch
của
bạn
phát
triển
và
bắt
đầu
định
hình,
cái
tên
hoàn
hảo
có
thể
đến
với
bạn
sau,
nhưng
đừng
để
điều
đó
cản
trở
bạn
trong
giai
đoạn
đầu.
Tạo
ra
một
cái
tên
mà
bạn
có
thể
sử
dụng
tạm
thời
và
đừng
ngần
ngại
thay
đổi
nó
sau
này.
- Luôn luôn kiểm tra xem tên bạn dự định có đang được sử dụng bởi một người khác trước khi lựa chọn. Cố gắng tạo ra một cái tên đơn giản và dễ nhớ.
- Ví dụ điển hình là tên thương hiệu nổi tiếng "Apple". Những tên như vậy không chỉ đơn giản, dễ phát âm mà còn dễ nhớ và lưu lại trong tâm chí người tiêu dùng.
-
Xác
định
đội
hình
của
mình.
Bạn
sẽ
làm
một
mình
hay
sẽ
rủ
một
hoặc
hai
người
bạn
tham
gia
cùng?
Việc
làm
cùng
nhau
mang
lại
rất
nhiều
hiệp
lực
vì
mọi
người
thường
trao
đổi
ý
kiến
với
nhau.
Hai
người
có
thể
cùng
nhau
hiệp
lực
thu
được
kết
quả
tốt
hơn
tổng
kết
quả
của
hai
người
cộng
lại.
- Hãy nghĩ về những hình mẫu thành công trong lịch sử như: John Lennon và Paul McCartney; Bill Gates và Paul Allen; Steve Jobs và Steve Wozniak; và Larry Page và Sergey Brin. Trong mọi trường hợp, sự hợp tác mang lại kết quả tốt nhất cho cả hai bên và tất cả họ đều trở thành tỷ phú. Liệu sự hợp tác chung đó có đảm bảo trở thành tỷ phú không? Không, nhưng nó chắc chắn không gây tổn hại gì!
- Suy nghĩ về điểm yếu của bản thân hoặc những lĩnh vực mà bạn không có nhiều kiến thức. Tìm kiếm đối tác phù hợp với tính cách của bạn, những người có thể bù khuyết thiếu sót về kiến thức hoặc kỹ năng của bạn sẽ là một cách tuyệt vời để đảm bảo doanh nghiệp có những nguồn lực cần thiết để thành công.
-
Lựa
chọn
thông
minh.
Khi
lựa
chọn
người
đồng
hành,
hãy
cẩn
thận.
Kể
cả
với
bạn
bè
thân
nhất
của
bạn,
một
người
bạn
tốt
nhất
không
có
nghĩa
sẽ
là
một
người
mà
bạn
có
thể
hợp
tác
tốt
trong
kinh
doanh.
Hãy
bắt
đầu
với
một
người
đáng
tin.
Những
yếu
tố
cần
suy
nghĩ
kỹ
khi
chọn
lựa
đối
tác
và
hợp
tác
là:
- Người này có bổ sung điểm yếu của bạn không? Hay cả hai đều có kỹ năng giống hệt nhau? Nếu câu trả lời thứ hai là có, thì hãy suy nghĩ kỹ vì bạn sẽ có rất nhiều đầu bếp nấu cùng một món nhưng những món khác thì chẳng ai làm được.
- Bạn có hay nhìn bao quát vấn đề không? Những tranh luận về chi tiết nên được đưa ra và chúng đóng vai trò quan trọng để làm việc hiệu quả. Nhưng không nhìn thấy tổng quan của vấn đề, mục đích chính của công ty bạn có thể đi chệch hướng mà không thể sửa chữa được. Hãy chắc rằng các thành viên cũng quan tâm đến mục đích nhiều như bạn.
- Nếu phỏng vấn người khác, hãy tìm hiểu cách nhận ra tài năng của ứng viên đằng sau bằng cấp, chứng chỉ hoặc không có gì cả. Tài năng thiên bẩm của mỗi người có thể khác với cái từ giáo dục truyền thống mà họ đạt được (hoặc không đạt được) và việc tìm kiếm "người làm việc ăn ý ngay từ đầu" và những tài năng tiềm ẩn cũng như chứng nhận bằng cấp đều rất quan trọng.
Lập Kế hoạch Kinh doanh[sửa]
- Viết kế hoạch kinh doanh. Một kế hoạch kinh doanh giúp xác định bạn cần những gì để quảng bá công ty của mình ra ngoài dù lớn hay nhỏ. Nó cũng tổng hợp ý nghĩa công việc kinh doanh của bạn trong một trang giấy. Nó tạo ra bản phác thảo chung cho nhà đầu tư, ngân hàng và các bên khác sử dụng để quyết định họ có thể giúp bạn tốt nhất như thế nào và quyết định dự án của bạn có ổn hay không.
-
Viết
bản
mô
tả
kinh
doanh.
Mô
tả
hoạt
động
kinh
doanh
của
bạn
cụ
thể
hơn
và
mô
tả
làm
sao
để
nó
phù
hợp
với
thị
trường.
Nếu
công
ty
bạn
là
cổ
phần,
TNHH
hay
doanh
nghiệp
một
thành
viên,
hãy
giải
thích
lý
do
vì
sao
bạn
chọn
theo
hướng
đó.
Mô
tả
sản
phẩm
của
bạn,
các
đặc
điểm
nổi
bật
của
nó,
và
tại
sao
khách
hàng
lại
cần
nó.
Hãy
trả
lời
các
câu
hỏi
sau:
- Ai là khách hàng tiềm năng? Một khi bạn hiểu được họ là ai và họ muốn gì, bạn mới có thể xây dựng được chiến lược tiếp thị.
- Đâu là mức giá khách hàng sẵn lòng chi trả cho sản phẩm và dịch vụ của bạn?
- Ai là đối thủ cạnh tranh của bạn? Hãy làm một bản phân tích cạnh tranh để nhận diện được đối thủ chính. Hãy tìm xem ai đang làm giống như bạn và họ thành công như thế nào. Việc tìm hiểu nguyên nhân thất bại và yếu tố làm cho công việc kinh doanh của họ thất bại cũng rất quan trọng.
-
Viết
kế
hoạch
hoạt
động.
Kế
hoạch
này
sẽ
mô
tả
việc
bạn
sản
xuất
hay
phân
phối
sản
phẩm
dịch
vụ
như
thế
nào
và
các
chi
phí
phát
sinh.
- Bạn sẽ tạo sản phẩm như thế nào? Nó là một dịch vụ đang có hay nếu nó phức tạp hơn như phần mềm chẳng hạn, một sản phẩm hữu hình như đồ chơi hay lò nướng bánh – bất cứ nó là cái gì, nó sẽ được làm ra như thế nào? Hãy xây dựng quy trình, từ nguyên liệu thô cho đến việc lắp ráp, đóng gói, lưu kho và vận chuyển. Bạn có cần tuyển thêm người không? Công đoàn có liên quan không? Tất cả những yếu tố này cần được đưa vào kế hoạch.
- Ai sẽ dẫn dắt và ai sẽ tuân theo? Hãy xác định tổ chức công ty, từ nhân viên lễ tân cho đến giám đốc điều hành CEO và vai trò của mỗi bên gồm cả chức năng và chính sách đãi ngộ. Biết được cơ cấu tổ chức sẽ giúp bạn lập kế hoạch chi phí hoạt động và điều chỉnh vốn cần thiết để hoạt động một cách có hiệu quả.
- Đón nhận phản hồi. Bạn bè và gia đình chính là các nguồn tuyệt vời để bạn đặt câu hỏi và nhận thông tin phản hồi. Đừng ngần ngại hỏi ý kiến và lắng nghe góp ý của họ.
- Nhu cầu tăng kích thước cơ sở kinh doanh của bạn? Điều này xảy ra thường xuyên hơn so với bạn dự định! Một khi hàng hóa bắt đầu chồng chất lên, bạn có thể phải chứa chúng trong phòng khách, phòng ngủ hay vườn nhà. Hãy nghĩ đến thuê mặt bằng kho bãi nếu cần thiết.
-
Lập
kế
hoạch
tiếp
thị.
Kế
hoạch
hoạt
động
cần
mô
tả
làm
thế
nào
bạn
sẽ
sản
xuất
sản
phẩm,
trong
khi
kế
hoạch
tiếp
thị
mô
tả
làm
thế
nào
để
bán
sản
phẩm
của
bạn.
Khi
lập
kế
hoạch
tiếp
thị,
hãy
cố
gắng
trả
lời
các
câu
hỏi
về
cách
thức
bạn
sẽ
sử
dụng
để
quảng
bá
sản
phẩm
đến
các
khách
hàng
tiềm
năng.
- Bạn sẽ phải bao gồm các loại hình tiếp thị sẽ được sử dụng như quảng cáo phát thanh trên đài radio, phương tiện truyền thông đại chúng, khuyến mãi, bảng quảng cáo, tham dự sự kiện mạng lưới, hoặc tất cả những phương thức trên?
- Xác định thông điệp tiếp thị. Nói cách khác, bạn sẽ nói gì để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn? Điều này đồng nghĩa với việc bạn muốn tập trung vào Điểm Kinh doanh Nổi trội (còn được gọi là USP). Đây là lợi thế duy nhất mà sản phẩm của bạn sở hữu để giải quyết vấn đề của khách hàng. Đó có thể là chi phí thấp hơn, phục vụ nhanh hơn, hoặc chất lượng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
-
Xây
dựng
một
mô
hình
định
giá.
Hãy
bắt
đầu
bằng
việc
khảo
giá
của
đối
thủ.
Bạn
cần
tìm
hiểu
kỹ
họ
bán
sản
phẩm
tương
tự
với
giá
bao
nhiêu.
Bạn
có
thể
thêm
cái
gì
(giá
trị)
để
làm
sản
phẩm
của
bạn
khác
biệt
hơn
và
có
giá
hấp
dẫn
hơn
không?
- Cạnh tranh không chỉ là về hàng hóa, dịch vụ. Nó còn là về trách nhiệm xã hội và môi trường. Khách hàng ngày càng quan tâm đến việc doanh nghiệp của bạn có trách nhiệm với người lao động và môi trường hay không. Các chứng chỉ, bằng khen từ các tổ chức uy tín như là danh hiệu và sao xếp hạng có thể đảm bảo với khách hàng của bạn là sản phẩm, dịch vụ của bạn được gắn liền với giá trị cao hơn những sản phẩm không có.
-
Tính
toán
các
chỉ
tiêu
tài
chính.
Báo
cáo
tài
chính
đưa
kế
hoạch
tiếp
thị
và
hoạt
động
thành
những
con
số,
lợi
nhuận
và
dòng
tiền.
Chúng
xác
định
xem
bạn
cần
bao
nhiêu
tiền
và
có
thể
kiếm
được
bao
nhiêu
tiền.
Vì
đây
là
phần
hay
thay
đổi
nhất
của
kế
hoạch,
và
cũng
là
quan
trọng
nhất
cho
sự
ổn
định
dài
hạn,
bạn
nên
cập
nhật
kế
hoạch
hàng
tháng
trong
năm
đầu
tiên,
hàng
quý
trong
năm
thứ
hai
và
hàng
năm
sau
đó.
- Tính đến các chi phí khởi nghiệp. Bạn định tài trợ vốn hoạt động kinh doanh ban đầu của mình như thế nào? Vốn từ ngân hàng, quỹ khởi nghiệp, nhà đầu tư mạo hiểm, Ban quản lý tiểu doanh nghiệp, tiền tiết kiệm: chúng đều là những lựa chọn hợp lý. Khi bạn khởi nghiệp, hãy thực tế. Bạn sẽ không thể khởi đầu kiếm được 100% những gì bạn dự kiến, vì vậy bạn cần có sẵn quỹ dự trữ để duy trì hoạt động cho đến khi mọi thứ vận hành trơn tru. Một trong những cách chắc chắn nhất dẫn đến thất bại đó là do thiếu vốn.
- Bạn định bán sản phẩm, dịch vụ ở mức giá nào? Chi phí sản xuất là bao nhiêu? Ước tính lợi nhuận ròng, tính đến chi phí cố định như tiền thuê, điện nước, nhân công, v.v..
- Xây dựng bản tóm tắt tổng quan. Phần đầu của kế hoạch kinh doanh bao giờ cũng là phần tóm tắt tổng quan. Một khi bạn đã phát triển các phần khác, hãy mô tả ý tưởng kinh doanh chung, công ty sẽ kiếm tiền như thế nào, bạn cần vốn bao nhiêu, vị thế hiện tại bao gồm tình hình pháp lý, những người liên quan và lịch sử tóm tắt và bất cứ cái gì làm cho công ty của bạn trông như một lời tuyên bố thành công.
-
Xây
dựng
sản
phẩm
hay
phát
triển
dịch
vụ?
Một
khi
mọi
chiến
lược
kinh
doanh
được
lên
kế
hoạch,
tài
chính
được
tính
toán,
nhân
sự
cơ
bản
được
thiết
lập,
hãy
bắt
đầu.
Cho
dù
đó
là
làm
việc
với
các
kỹ
sư
hay
mã
hóa
và
thử
nghiệm
phần
mềm,
hoặc
tìm
kiếm
nguồn
nguyên
vật
liệu
và
vận
chuyển
đến
xưởng
sản
xuất,
hoặc
mua
hàng
với
số
lượng
lớn
và
định
giá,
quá
trình
xây
dựng
là
khoảng
thời
gian
bạn
chuẩn
bị
để
tung
sản
phẩm
ra
thị
trường.
Trong
thời
gian
này,
bạn
có
thể
nhận
thấy
những
điều
sau:
- Cần thiết phải chỉnh sửa các ý tưởng. Có lẽ sản phẩm của bạn sẽ thu hút hơn nếu chúng có màu sắc, kết cấu hoặc kích thước khác nhau. Có lẽ dịch vụ của bạn cần được nhân rộng hơn, thu hẹp lại hoặc chi tiết hơn. Đây là thời điểm để tập trung vào bất cứ điều gì nảy sinh trong quãng thời gian thử nghiệm và phát triển. Bạn sẽ hiển nhiên nhận thấy điều gì đó cần phải sửa đổi để hoàn thiện hoặc cắt bỏ theo đúng nghĩa là một đối thủ cạnh tranh.
Quản lý Tài chính[sửa]
-
Bảo
đảm
chi
phí
khởi
nghiệp.
Hầu
hết
mọi
doanh
nghiệp
đều
cần
nguồn
vốn
để
bắt
đầu.
Tiền
thường
được
cần
tới
để
mua
vật
tư,
thiết
bị,
và
duy
trì
hoạt
động
của
doanh
nghiệp
trong
giai
đoạn
trước
khi
thu
được
lợi
nhuận.
Nguồn
tài
chính
đầu
tiên
thường
xuất
phát
từ
chính
bạn.[1].
- Bạn có khoản đầu tư hay tiết kiệm nào không? Nếu có, hãy xem xét sử dụng một phần tiết kiệm để đầu tư vào doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, bạn không bao giờ nên đầu tư tất cả tiền tiết kiệm của mình vào doanh nghiệp phòng nguy cơ thất bại. Thêm vào đó, bạn cũng không nên đầu tư phần tiền tiết kiệm dành cho trường hợp khẩn cấp (các chuyên gia khuyên bạn nên có 3-6 tháng thu nhập để ra dành cho mục đích này), hoặc số tiền bạn sẽ cần đến trong vài năm tiếp theo cho các nghĩa vụ khác.
- Cân nhắc một khoản vay mua nhà. Nếu bạn sở hữu một ngôi nhà, tìm cách để có được khoản vay mua nhà có thể là một ý tưởng hay, vì khoản vay này thường dễ dàng được phê duyệt (vì nhà của bạn đóng vai trò là tài sản thế chấp), và lãi suất thường cũng thấp hơn.
- Nếu bạn có kế hoạch tiết kiệm 401 (k) thông qua sử dụng lao động của bạn, hãy xem xét vay vốn từ kế hoạch. Kế hoạch thường cho phép bạn vay tới 50% khoản cân bằng tài khoản của bạn với mức tối đa là 50.000 USD (áp dụng ở Mỹ).
- Suy nghĩ đến việc tiết kiệm trước như là một biện pháp khác. Nếu bạn có một công việc, hãy tiết kiệm một phần thu nhập hàng tháng theo thời gian để trang trải chi phí khởi nghiệp.
- Hỏi vay các khoản nhỏ tại ngân hàng. Nếu bạn làm theo phương thức này, hãy tham khảo càng nhiều ngân hàng càng tốt để chọn lựa mức lãi suất thấp nhất.
- Kiểm soát chi phí vận hành của bạn. Hãy để ý kỹ các chi phí vận hành và bảo đảm chúng phù hợp với kế hoạch của bạn. Bất cứ khi nào bạn thấy tiêu xài lãng phí như điện, điện thoại, văn phòng phẩm, bao bì, hãy nhìn xung quanh và ước lượng xem bạn thực sự cần bao nhiêu để giảm xuống mức thấp nhất hoặc loại bỏ đi nếu có thể. Hãy thật tiết kiệm khi bạn khởi nghiệp, bao gồm cả việc thuê đồ thay vì mua; sử dụng các kế hoạch trả trước cho những dịch vụ công ty bạn cần thay vì tự ràng buộc với những hợp đồng dài hạn.
- Hãy chuẩn bị tiền nhiều hơn mức tối thiểu. Bạn có thể nghĩ rằng chỉ cần 50 triệu đồng để khởi nghiệp và nó cũng đúng thôi. Bạn cần 50 triệu đồng để mua bàn ghế, máy in và các nguyên liệu thô trong tháng đầu tiên, và tháng thứ hai đến, bạn vẫn đang trong quá trình sản xuất nhưng tiền thuê đã đến hạn và nhân viên muốn được trả lương và tất cả các hóa đơn thanh toán đến cùng một lúc. Khi điều này xảy ra, bạn sẽ cầu mong làm sao sớm hoàn thành nó. Nên nếu có thể, hãy dự trữ tiền trong một năm với kịch bản là bạn không tạo ra được đồng thu nhập nào trong năm đó.
- Tiết kiệm từng xu một. Hãy lập kế hoạch mua đồ dùng văn phòng cũng như chi phí chung ở mức tối thiểu khi bắt đầu. Bạn không cần những đồ dùng văn phòng sáng bóng, ghế ngồi công nghệ mới nhất và những bức tranh đắt giá treo trên tường. Một cái tủ nhỏ là đủ nếu bạn mời khách của mình ra quán café mỗi khi gặp mặt (gặp họ trong phòng giải lao). Nhiều trường hợp một công ty khởi nghiệp thất bại chỉ vì mua nhiều đồ dùng đắt tiền thay vì tập trung cho công việc kinh doanh là chính.
-
Lựa
chọn
phương
thức
thanh
toán.
Bạn
cần
tìm
hiểu
loại
hình
thích
hợp
để
nhận
tiền
thanh
toán
từ
khách
hàng.
Bạn
có
thể
sử
dụng
chương
trình
như
Square,
rất
phù
hợp
với
kinh
doanh
nhỏ
vì
nó
chỉ
đòi
hỏi
rất
ít
thủ
tục
giấy
tờ
và
phí
cũng
thấp.
Tuy
nhiên,
nếu
bạn
không
thích
sử
dụng
nhiều
công
nghệ,
bạn
vẫn
có
thể
sử
dụng
phương
thức
truyền
thống
là
mở
một
tài
khoản
doanh
nghiệp
tại
ngân
hàng.
- Tài khoản doanh nghiệp mở tại ngân hàng là một hợp đồng mà ở đó ngân hàng cung cấp hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp, người muốn chấp nhận thanh toán các giao dịch qua thẻ của một tổ chức thẻ nào đó. Trước đây, nếu không có hợp đồng này doanh nghiệp không thể nhận thanh toán từ bất kỳ tổ chức thẻ tín dụng lớn nào. Tuy nhiên, ứng dụng Square đã thay đổi điều đó vì thế đừng để bị hạn chế bởi lựa chọn truyền thống này. Hãy tìm hiểu thêm và làm quen với công nghệ mới.
- Square là thiết bị quẹt thẻ được kết nối với điện thoại di động thông minh hay máy tính bảng và biến nó trở thành máy thanh toán tiền. Bạn có thể bắt gặp thiết bị này trong hoạt động kinh doanh thường xuyên vì chúng đang ngày càng phổ biến tại các quán café, nhà hàng, quầy bán thức ăn vỉa hè và các loại hình kinh doanh khác (hãy để ý một cái thẻ bằng nhựa cỡ một cái tem thư cắm vào điện thông minh hoặc máy tính bảng).
- Xin lưu ý rằng mọi hình thức thanh toán như Paypal, Intuit, và Amazon đều cung cấp giải pháp tương tự. Hãy chắc chắn bạn cân nhắc moi lựa chọn trước khi quyết định.
- Nếu bạn kinh doanh trực tuyến, Paypal là một dịch vụ thanh toán tuyệt vời để nhận và chuyển tiền.
Xem xét Khía cạnh Pháp lý[sửa]
-
Tính
đến
tìm
một
người
đại
diện
hay
tư
vấn
luật.
Sẽ
có
nhiều
khó
khăn
khi
bạn
từ
người
làm
thuê
trở
thành
người
chủ
một
doanh
nghiệp
nhỏ
thường
xuyên
làm
việc
quá
sức
nhưng
không
được
trả
công
đồng
nào.
Một
vài
khó
khăn
bao
gồm
hàng
đống
tài
liệu
về
các
luật
lệ
quy
định,
từ
làm
hợp
đồng
đến
quy
định
của
thành
phố,
giấy
phép
của
chính
quyền
địa
phương,
yêu
cầu
của
tỉnh/thành
phố,
các
loại
thuế,
phí,
hợp
đồng,
cổ
phần,
sự
cộng
tác
và
nhiều
thứ
linh
tinh
khác.
Bạn
sẽ
yên
tâm
hơn
khi
có
thể
gọi
điện
cho
ai
đó
để
được
tư
vấn
về
những
vấn
đề
phát
sinh
đồng
thời
đây
cũng
là
nguồn
lực
thiết
yếu
giúp
kế
hoạch
của
bạn
thành
công.
- Hãy "lựa chọn" người phù hợp và họ phải am hiểu hoạt động kinh doanh của bạn. Bạn sẽ muốn người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này vì một nhân viên tư vấn luật ít kinh nghiệm có thể gây cho bạn những khó khăn pháp lý, nộp phạt hay thậm chí ngồi tù.
- Tìm kiếm nhân viên kế toán. Bạn cần một người có khả năng khéo léo giải quyết các vấn đề tài chính nhưng nếu bạn có thể tự quản lý sổ sách của mình, bạn vẫn cần người am hiểu khía cạnh thuế khi vận hành một doanh nghiệp. Kế toán thuế có thể rất phức tạp và bạn sẽ cần (mức tối thiểu nhất) một tư vấn thuế. Một lần nữa, không quan trọng họ sẽ quản lý bao nhiều tiền cho bạn nhưng người đó phải đáng tin.
-
Thành
lập
tư
cách
pháp
nhân
doanh
nghiệp.
Bạn
sẽ
cần
biết
loại
pháp
nhân
nào
giúp
bạn
đóng
ít
thuế
nhất
và
để
thu
hút
nhà
đầu
tư.
Một
khi
đã
xác
định
bạn
sẽ
huy
động
vốn
từ
vốn
tự
có
hay
từ
người
khác
hay
là
vốn
vay
thì
cùng
với
sự
tham
khảo
từ
các
chuyên
gia
về
thuế
và
luật
pháp,
bạn
sẽ
biết
được
loại
hình
pháp
nhân
phù
hợp
với
doanh
nghiệp
của
mình.
Đây
là
một
trong
những
bước
cuối
cùng
cần
thực
hiện
trước
khi
bạn
thực
sự
bỏ
tiền
ra
thực
hiện
hay
kêu
gọi
ai
đó
rót
tiền
đầu
tư
vào.
Hầu
hết
mọi
người
quen
với
mô
hình
công
ty
cổ
phần,
TNHH,
v.v..,
nhưng
đối
với
hầu
hết
chủ
doanh
nghiệp
kinh
doanh
nhỏ,
bạn
nên
xem
xét
mở
công
ty
theo
một
trong
các
hình
thức
sau[2]:
- Doanh nghiệp tư nhân một chủ, nếu bạn sẽ kinh doanh hình thức thức này một mình hoặc cùng với vợ/chồng (không có nhân viên).
- Một công ty hợp danh nếu bạn sẽ kinh doanh cùng với một đối tác.
- Công ty hợp danh hữu hạn (LP), được tạo giữa một vài thành viên hợp danh chịu trách nhiệm (vô hạn) về các vấn đề liên quan đến công ty và một vài thành viên hợp danh hữu hạn sẽ chỉ chịu trách nhiệm (hữu hạn) ở khoản hùn vốn họ đầu tư vào công ty. Tất cả đều chia sẻ lãi lỗ của công ty.
- Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn (LLP), trong đó không thành viên nào phải chịu trách nhiệm cho sai sót của thành viên khác (bảo vệ những thành viên vô tội khỏi sự sơ suất của thành viên khác).
Quảng bá Công ty[sửa]
-
Xây
dựng
một
trang
web.
Nếu
bạn
đang
bán
hàng
trực
tuyến,
hãy
chuẩn
bị
sẵn
chiến
lược
thương
mại
điện
tử
của
bạn
và
xây
dựng
một
trang
web
hoặc
thuê
ngoài.
Đây
là
mặt
tiền
của
bạn
nên
bất
cứ
thứ
gì
và
mọi
thứ
bạn
có
thể
làm
khách
hàng
muốn
ghé
thăm,
và
muốn
ở
lại
thì
hãy
cứ
làm.
- Tương tự, nếu công ty của bạn chú tâm đến trải nghiệm tương tác "người với người", cách tiếp thị truyền thống sẽ rất quan trọng. Ví dụ, nếu bạn đang bắt đầu kinh doanh nhà đất, hãy tập trung vào tiếp thị truyền miệng tới những hàng xóm của bạn trước khi mở một trang web.
- Khi tạo trang web, nên nhớ rằng sự đơn giản và rõ ràng là thiết yếu. Một thiết kế đơn giản trình bày rõ những gì bạn làm, cách thức bạn làm việc đó, và giá thành sản phẩm sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Đối với trang web của bạn, hãy nhớ nhấn mạnh lý do tại sao doanh nghiệp của bạn là giải pháp tốt nhất cho vấn đề của khách hàng.
- Thuê thiết kế chuyên nghiệp. Nếu bạn quyết định làm trang web, hãy làm nó thật chuyên nghiệp. Chi phí thiết kế sẽ rất tốn kém lúc đầu nhưng một trang web trình bày đẹp và tạo độ tin cậy là rất cần thiết. Nó cần trông thật chuyên nghiệp và vận hành đơn giản. Nếu bạn dự định có cả tính năng giao dịch/thanh toán tiền trên trang web này, hãy đầu tư vào mã hóa bảo mật và kiểm tra kỹ lưỡng tiền của bạn chuyển cho các công ty là hợp lý và đáng tin cậy.
-
Khám
phá
người
chào
hàng
bên
trong
bạn.
Bạn
có
thể
rất
tin
tưởng
vào
sản
phẩm,
dịch
vụ
của
mình
nhưng
để
có
thể
thành
công
thì
mọi
người
cũng
phải
tin
tưởng
cùng
bạn.
Nếu
bạn
mới
làm
quảng
cáo,
tiếp
thị
hoặc
bạn
ghét
chào
hàng,
thì
đã
đến
lúc
bạn
vượt
qua
những
chướng
ngại
đó
và
phát
triển
kỹ
năng
bán
hàng
của
bản
thân.
Bạn
cần
tạo
ra
đoạn
chào
hàng
hấp
dẫn
để
thuyết
phục
khách
hàng
là
họ
cần
sản
phẩm,
dịch
vụ
của
bạn,
và
sản
phẩm
còn
thể
hiện
giá
trị,
mục
đích
và
tiềm
năng
mà
công
ty
bạn
đang
cung
cấp.
Hãy
viết
đoạn
chào
hàng
theo
nhiều
cách
cho
đến
khi
bạn
tìm
được
cách
tốt
nhất
và
bạn
có
thể
luôn
sẵn
sàng
nói
ra.
Sau
đó,
thực
hành
thuần
thục!
- Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, nhưng bạn có thể cần những danh thiếp kinh doanh hấp dẫn, bắt mắt.
- Hãy dành thời gian để phát triển trên mạng xã hội. Việc này có thể làm trước khi bắt đầu kinh doanh để tăng sự chú ý. Hãy sử dụng Facebook, Google+ và Twitter, và bất kì mạng xã hội nào khác mà bạn tin là có thể xây dựng sự thích thú và quảng bá được. Bạn có thể muốn xây dựng sự tò mò và mọi người sẽ theo dõi tiến trình của bạn. (Hãy chắc là đã chọn tài khoản kinh doanh cho công ty bạn và tách biệt với tài khoản cá nhân của bạn. Thông điệp của bạn cũng nên phù hợp với từng đối tường khác nhau tùy thuộc vào loại tài khoản mà bạn đang sử dụng.)
-
Thực
hiện
kế
hoạch
tiếp
thị
và
phân
phối.
Khi
sản
phẩm,
dịch
vụ
của
bạn
đã
được
hoàn
thành,
thì
đã
đến
lúc
bán
hàng
và
bắt
đầu
tiếp
thị.
- Nếu bạn dự định quảng cáo theo định kỳ, chúng sẽ cần bản sao hoặc hình ảnh ít nhất hai tháng trước khi công bố.
- Nếu bạn bán ở cửa hàng, bán những đơn hàng đặt trước và sắp xếp gian hàng. Nếu bạn bán trực tuyến, hãy chuẩn bị để trang web của bạn vận hành trơn tru.
- Nếu bạn là nhà cung cấp một dịch vụ nào đó, hãy quảng cáo ở các tạp chí chuyên ngành, báo chí và trên mạng một cách phù hợp.
Ra mắt Công ty[sửa]
-
Đảm
bảo
không
gian
làm
việc.
Dù
cho
đó
là
văn
phòng
hay
nhà
kho,
nếu
bạn
cần
nhiều
khoảng
không
hơn
phòng
ngủ
của
bạn,
thì
đã
đến
lúc
làm
điều
đó.
- Nếu bạn không cần thêm văn phòng làm việc ngoài nhà mình, nhưng thi thoảng cần nơi gặp gỡ đối tác, thường có những địa điểm có thể giải quyết vấn đề này. Tìm nhanh trên Google "thuê địa điểm gặp gỡ ở [tỉnh/thành phố]" sẽ mang lại cho bạn nhiều lựa chọn.
- Chắc chắn rằng bạn đã liên hệ với nhà chức trách địa phương để tìm hiểu về luật quy hoạch. Một số loại hình doanh nghiệp nhỏ không thể được điều hành ở nơi chật chội, và điều quan trọng là để đảm bảo doanh nghiệp của bạn đang hoạt động tại khu vực thích hợp.
-
Giới
thiệu
sản
phẩm
hay
dịch
vụ.
Khi
sản
phẩm
được
hoàn
thiện,
đóng
gói,
được
lập
trình
đầy
đủ
hay
dịch
vụ
của
bạn
đã
được
hoàn
thiện,
hãy
tổ
chức
một
sự
kiện
đặc
biệt
để
giới
thiệu
sản
phẩm
của
bạn.
Hãy
gửi
thông
cáo
báo
chí,
và
thông
báo
khắp
mọi
nơi.
Đăng
trên
Twitter,
Facebook,
hãy
để
những
hình
ảnh
sản
phẩm
của
bạn
chạm
đến
từng
ngóc
ngách
của
thị
trường.
Bạn
đã
có
công
việc
kinh
doanh
mới!
- Tổ chức một bữa tiệc và mời những người quảng bá sản phẩm cho bạn. Nó không cần quá tốn kém, bạn có thể mua đồ ăn, uống từ cửa hàng giảm giá và nhờ bạn bè hay người thân phụ giúp cùng (đổi lại, bạn có thể tặng sản phẩm hay dịch vụ cho họ).
Lời khuyên[sửa]
- Luôn luôn cung cấp những giá trị và dịch vụ tới khách hàng tiềm năng dù cho bây giờ họ cũng chưa phải tiềm năng. Khi họ khao khát có sản phẩm của bạn, làm thế nào để bạn là người họ nghĩ đến đầu tiên.
- Nhờ sự phát triển của internet, công việc kinh doanh trên mạng là cách dễ dàng nhất để bắt đầu và ít tốn kém hơn so với mở một cửa hàng thông thường.
- Hãy tiếp tục học hỏi và thích ứng với thay đổi. Tìm kiếm bạn bè, người đỡ đầu và những tổ chức kinh doanh có liên quan, diễn đàn trên mạng và bài viết trên các trang wiki để học hỏi cách vận hành một công ty nhỏ. Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi mọi người thực hiện công việc cốt lõi của mình và phát đạt vì họ không lãng phí thời gian và công sức vào việc "sáng tạo lại bánh xe" ở việc nhà.
- Hầu hết các công ty bán hàng trực tiếp có chi phí vốn khởi nghiệp thấp hơn so với công ty mở cửa hàng truyền thống. Bạn cũng có thể hòa vốn nhanh hơn.
- Bạn cũng nên tính đến mở thêm giao dịch trên eBay hoặc Overstock.
- Cũng tốt nếu chỉ bắt đầu với một hoặc hai sản phẩm rồi sau đó thêm dần khi bạn nghĩ ra!
- Đừng ngại thử nghiệm giá cả. Bạn cần xác định mức giá tối thiểu của sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn sẽ hòa vốn nhưng hãy thử nghiệm với sự thay đổi các mức giá cao hay thấp khác nhau.
- Luôn luôn tin tưởng vào chính mình kể cả khi bạn gặp nhiều khó khăn tài chính.
Cảnh báo[sửa]
- Hãy cảnh giác những người đòi tiền trước khi làm việc với bạn. Các giao dịch luôn hướng đến đôi bên cùng có lợi,[3] vì thế một đối tác sẵn lòng trả tiền cho bạn để làm việc. (Một cửa hàng nhượng quyền hay một tổ chức kinh doanh nhà ở có thể có chi phí lớn ban đầu hợp pháp nhưng chúng nên phản ánh chi phí hợp lý để giúp bạn bắt đầu kinh doanh, chính vì vậy người chủ thương hiệu có thể kiếm tiền từ sự thành công của bạn, thay vì tính phí nhượng quyền với bạn ngay từ khi bắt đầu kinh doanh).
- Hãy cảnh giác những đề nghị kinh doanh chào mời kiểu "không làm vẫn có nhiều tiền". Họ thường sẽ lấy cái gì đó từ ai đó - và thường là bạn. Có rất nhiều cách khác nhau, một vài cách bóng bẩy hơn cách khác và dễ lừa người hơn. Ví dụ điển hình là mô hình kinh doanh đa cấp (kim tự tháp) [4] và hình thức lừa đảo phí trả trước.[5]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- Khởi nghiệp và Quản lý Doanh nghiệp, U.S. Small Business Administration - http://www.sba.gov/category/navigation-structure/starting-managing-business
- Massachusetts Institute of Technology Sloan School of Management OpenCourseWare (Các khóa học kinh doanh miễn phí) - http://ocw.mit.edu/courses/sloan-school-of-management/