Bệnh do giun móc

Từ VLOS
(đổi hướng từ BỆNH DO GIUN MÓC)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chu trình và bệnh lý giun móc[sửa]

Trường hợp lây qua da thì chổ da ấu trùng chui qua ngứa, da đỏ, nóng rát sưng và nổi mẫn.

Ấu trùng vào máu và theo máu đến phổi, từ phổi lên hầu họng và do khạc, ho, ấu trùng được nuốt lại vào ruột, tại đây ấu trùng trưởng thành và sinh sản, chu kỳ của giun móc khoảng 3-4 tuần. Giun móc sống ở tá tràng và ruột non, dùng răng bám vào ruột và hút dịch ruột vào miệng làm cho mạch máu bị đứt .Trong khi hút máu giun tiết ra chất chống đông máu làm cho các vết cắn tiếp tục chảy máu sau khi giun đã chuyển sang ký sinh chổ khác. Mặt khác giun hút máu đầy ruột cho đến khi máu tràn ra ngoài theo hậu môn của giun, do đó bệnh nhân bị mất máu nhiều.

Dịch tễ[sửa]

Có hai loại giun: Akylostoma duodenale (giun móc) và Necator americanus (giun mỏ).

Giun móc là bệnh phổ biến ở nông thôn nhiệt đới, là nơi rất dễ lây nhiễm do đất bị nhiễm phân.

Necator americanus hút mỗi ngày 0,02 ml máu. Akylostoma duodenale hút gấp 10 lần hơn 0,1 ml. Giun cái đẻ trứng trung bình 10.000-25.000 trứng/ngày.

Bệnh lây bằng ấu trùng chui qua da; lây bằng đường miệng hay qua đường sữa mẹ cũng có thể xảy ra đối với Akylostoma duodenale.


Tỷ lệ mắc bệnh còn phụ thuộc vào các yếu tố:

- Nghề nghiệp: đặc biệt trầm trọng trong vùng trồng rau, hoa màu.

- Chất đất: vùng đất cát thuận lợi cho ấu trùng phát triển.

- Vấn đề vệ sinh môi trường: tình trạng sử dụng hố xí, sử dụng phân người để bón rau. Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào mức độ nhiễm giun đo bằng số trứng giun đếm được trong phân bằng phương pháp Beaver.

Số trứng trên mg phân Biểu hiện lâm sàng

> 50 Nhiễm nặng

> 20 Thiếu máu ở bệnh dinh dưỡng tốt

> 5 Thiếu máu ở trẻ suy dinh dưỡng

< 5 Biểu hiện lâm sàng nhẹ

Biến chứng của giun móc[sửa]

Thiếu máu[sửa]

Nếu mức độ nhiễm giun ít, cơ thể mất khoảng 8 ml máu /ngày, trường hợp nhiễm nặng, mất 60-100 ml/ngày. Nếu cơ thể có đủ dự trữ sắt thì thiếu máu có thể nhẹ. Thiếu máu nặng có thể đưa đến suy tim.

Mất chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa[sửa]

Thiếu protít máu và giảm albumine máu là một đặc điểm của nhiễm giun móc ngoài thiếu máu. Yếu tố góp phần thêm vào tình trạng thiếu đạm là thiếu ăn và nhác ăn.

lâm sàng[sửa]

Lâm sàng có hai giai đoạn: giai đoạn trong mô tương ứng với sự di chuyển của ấu trùng trong cơ thể và giai đoạn giun trưởng thành trong ruột

Giai đoạn trong mô[sửa]

Giai đoạn này gồm giai đoạn ấu trùng chui qua da gây viêm da, nổi sẩn, mụn nước tại chổ và giai đoạn ấu trùng di chuyển từ máu qua phổi. Giai đoạn ấu trùng ở phổi ngắn và không gây ra các tình trạng bệnh lý đối với vật chủ.

Giai đoạn trưởng thành tại ruột[sửa]

Rối loạn tiêu hóa:[sửa]

biểu hiện bằng đau vùng thượng vị, buồn nôn và nôn, chán ăn như ăn gỡ như ăn đất, ăn gạch và có thể thích ngửi gỡ như ngửi dầu hỏa, dầu thơm v.v.

Thiếu máu:[sửa]

Thiếu máu nặng thường gặp trong trường hợp bị nhiễm nhiều, ở trẻ suy dinh dưỡng bị thiếu sắt hay bị mắc các bệnh khác kèm theo. Thiếu máu nặng biểu hiện bằng mệt mỏi, chán ăn và ăn gỡ, ngửi gỡ.

Khám thấy trẻ thiếu máu rõ: da và niêm mạc nhợt nhạt, kèm theo với dấu tim mạch như khó thở khi gắng sức, mạch nhanh, nghe được tiếng thổi ở van động mạch phổi, tiếng nhịp ba, gan lớn và đau; tim lớn trên X-quang. Ngoài ra bệnh nhân còn có phù hai chi dưới, móng tay phẳng hay lõm hình thìa, tóc mất bóng, chậm phát triển sinh dục và cơ thể. Xét nghiệm máu cho thấy Hb giảm, hồng cầu giảm, hồng cầu lưới và hồng cầu non tăng. Bạch cầu ái toan tăng thường xuyên.

Điều trị[sửa]

Điều trị giun móc ngoài việc dùng thuốc tẩy giun, cần chú ý đến điều trị thiếu máu đôi khi là ưu tiên hàng đầu trong trường hợp thiếu máu nặng.

Điều trị thiếu sắt[sửa]

Cho sắt dưới dạng sulfate sắt, thường phối hợp với axít folic (viên sulfate sắt: 200 mg, axít folic: 0,25mg) cho liều 20 mg/kg/ngày trong 3 tuần. Khi cho viên sắt cần cho uống thêm vitamin C để tăng cường sự hấp thu sắt.

Truyền máu[sửa]

Trường hợp thiếu máu nặng gây suy tim do thiếu máu (Hb < 4 g/dL) cần truyền hồng cầu khối và truyền lượng nhỏ 5 – 10 ml/kg để tránh gây suy tim.

Ăn thức ăn tạo máu[sửa]

Cho ăn thức giàu đạm có sắt dễ hấp thu như cá, gan, huyết, thịt gà hay các loại rau xanh là những nguồn cung cấp sắt tốt.

Phòng bệnh[sửa]

Bệnh giun móc gây tình trạng thiếu máu đáng kể do đó tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa vấn đề phòng chống bệnh giun móc vào chương trình khống chế các bệnh giun lây truyền qua đất.

Vệ sinh môi trường[sửa]

Vấn đề quản lý phân- hố xí (chú ý phân trẻ em), người trồng màu rau; tránh tiếp xúc da để hạn chế khả năng ấu trùng xuyên da

Điều trị tập thể[sửa]

Xổ giun bằng các thuốc như Mebendazole, Albendazole, Pyrantel

NGUỒN

Giáo trình Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược Huế

Liên kết đến đây