Bệnh tiêm tụy cấp
Cách đây vài tháng mẹ tôi đã phải nhập viện vì căn bệnh viêm tụy cấp. Dường như đây không phải là căn bệnh phổ biến, vì thế tôi muốn biết rõ hơn về căn bênh này. Hi vọng có dược sự giúp đỡ từ mọi người.Xin cảm ơn ! Quoccuong1986 th
Trước hết, mời bạn tham khảo một số thông tin tóm tắt tại bài viết này. Khi có thêm thời gian, các thành viên của VLoS sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn.
Mục lục
Sơ lược về tuyến tuỵ[sửa]
Tuỵ (hay tuỵ tạng, tuyến tuỵ) nằm song song và ở phía dưới dạ dày. Đây là một cơ quan có chức năng tiết các men xúc quá trình biến đổi chất dinh dưỡng trong đường tiêu hoá đồng thời tiết hormon điều tiết hàm lượng đường trong máu (điều hoà đường huyết).
Tuyến tuỵ bao gồm hai phần cấu tạo:
(1) Phần tuỵ ngoại tiết: Gồm các túi tuyến có hình thái tương tự các túi tuyến nước bọt. Các túi tuyến này tiết men (các enzym) tiêu hoá. Enzym từ các túi tuyên tuỵ cùng với dịch tiết của ống dẫn túi tuyến theo ống dẫn tuỵ đổ vào tá tràng cùng với chỗ đổ ra của ống dẫn mật.
Enzym trong dịch tiết từ tuyến tuỵ giúp cơ thể biến đổi 3 thành phần chính chứa trong thức ăn hàng ngày là protein, chất bột và chất béo. Ngoài ra, nó còn chứa một lượng lớn ion bicarbonat giúp trung hoà bớt độ axít trong tá tràng (vì tá tràng là đoạn ruột đầu tiên nối với hạ vị dạ dày và chịu ảnh hưởng của dịch vị mang tính axit của dạ dày).
(2) Phần tuỵ nội tiết: Bao gồm các đám tế bào nằm rải rác, xen kễ với các túi tuyến tuỵ nói trên và được gọi là các đảo tuỵ hay các đảo Langerhans. Phần này chứa nhiều loại tế bào khác nhau. Các loại tế bào có số lượng lớn là tế bào alpha, bêta và delta được được phân biệt căn cứ vào hình thái và đặc tính bắt màu của chúng khi nhuộm. Tế bào alpha chiếm khoảng 60% và có chức năng tiết ra insulin cùng với glucagon (do tế bào alpha tiết ra) điều hoà hàm lượng đường trong máu. Nếu thiếu insulin sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường loại 1. Hormon của các tế bào từ đảo tuỵ sẽ trực tiếp vào mạch máu.
Chính vì vậy khi tuỵ bị tổn thương, các chức năng trên đều bị ảnh hưởng.
Viêm tuỵ cấp là gì[sửa]
Viêm tuỵ cấp được hiểu là các biểu hiện liên quan đến hiện tượng viêm (xảy ra nhanh, đột ngột) của tuyến tuỵ. Các dữ liệu thực nghiệm cho thấy trong suốt quá trình bệnh lý của viêm tuỵ cấp, các men (hay các enzym) tuyến tuỵ được giải phóng vào xoang bụng (bình thường chúng được chuyển vào tá tràng để tiêu hoá chất dinh dưỡng). Các enzym này sẽ gây viêm và làm tổn thương các cơ quan khác (vì chúng có khả năng "tiêu hoá" các phần cấu tạo khác trong xoang bụng). Biểu hiện gây viêm tại các tổ chức có nhiều mô mỡ trong xoang bụng hay gặp nhất và thường sảy ra sớm nhất trong viêm tuỵ cấp. Khoảng 85% bênh nhân mắc viêm tuỵ cấp ở thể nhẹ và có khả năng phục hồi sau vài ngày điều trị.
Một số nguyên nhân thường gặp[sửa]
- Sỏi mật
- Uống quá nhiều rượu
- Mỡ huyết cao
- Hàm lượng canxi quá cao trong máu
Diễn biến và điều trị[sửa]
Ở tuần đầu tiên bệnh nhân đã có thể bị suy đa cơ quan do các phần mô tuỵ bị tổn thương giải phóng độc tố vào máu. Trong trường hợp xác định bệnh nhân bị viêm tuỵ cấp trầm trọng, các biện pháp hộ trợ chức năng tim, phổi, thận cần được áp dụng.
Ở tuần tiếp theo, ảnh hưởng của các mô tuỵ bị chết trở thành vấn đề trung tâm. Điều trị hoại tử mô tuỵ thường rất phức tạp và tôt nhất là tiến hành tại các trung tâm y tế chuyên sử lý các trường hợp viêm tuỵ cấp trầm trọng. Điều trị tăng cường là biện pháp quan trọng để đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân.
Biến chứng có thể sảy ra do hoại tử tuyến tuỵ[sửa]
Mô tuyến tuỵ bị hoại tử có thể dẫn đến các hiện tượng:
- Sốt liên tục, đau bụng, không có khả năng ăn uống;
- Dịch tuỵ được giải phóng vào xoang bụng sẽ gây tổn thương các cơ quan khác trong xoang bụng như mô mỡ, các mạch máu, tĩnh mạch lách, tá tràng, trực tràng
...
Các
phần
2,3,4
và
5
được
lấy
từ
website
[1]
Xem bài viết mới nhất về bệnh của TS Lê Minh Khôi