Bộ Linh trưởng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
  1. đổi
Tập tin:Primates-drawing.jpg
A 1927 drawing of chimpanzees, a gibbon (top right) and two orangutans (center and bottom center). The chimp in the upper left is brachiating; the orang at the bottom center is knuckle-walking.
Tập tin:Akha cropped.png
Homo sapiens, a member of the order Primates

Linh trưởng (danh pháp Primates) là một bộ thuộc giới động vật (Animalia), ngành động vật có dây sống (Chordata), phân ngành động vật có xương sống, lớp Thú (hay động vật có vú) (Mammalia). Loài người hiện đại thuộc về bộ này.

Ngày nay Bộ Linh trưởng được chia thành hai phân nhánh là Strepsirrhini Haplorhini. Trong nhánh Haplorhini họ Người (Hominidae = khỉ dạng người), và loài người (Homo sapiens). Trừ con người sống trên các lục địa trên Trái Đất, hầu hết loài Linh trưởng sống trong các vùng rừng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới của châu Mỹ, châu Phi và châu Á.[1] Khối lượng của Linh trưởng từ Vượn cáo chuột Berthe, với khối lượng chỉ đến khỉ đột núi có khối lượng .

Theo dấu vết hóa thạch, tổ tiên của Linh trưởng có thể đã tồn tại vào thời kỳ Creta muộn cách đây khoảng 65 triệu năm. Linh trưởng cổ nhất được ghi nhận sống vào thời kỳ Paleocene muộn là Plesiadapis, cách đây c. 55–58 triệu năm.[2] Các nghiên cứu về đồng hồ phân tử đề xuất rằng nhánh Linh trưởng thậm chí có thể cổ hơn, xuất phát vào thời kỳ Creta giữa, cách đây khoảng 85 triệu năm.[2]

Theo thường lệ, bộ Linh trưởng được chia thành 2 nhóm chính: Prosimii Simiiformes. Prosimii mang các đặc điểm rất giống với các linh trưởng cổ nhất, và bao gồm vượn cáo đuôi vòng của Madagascar, cu li vượn mắt kính. Simiiformes bao gồm các loài khỉ và khỉ không đuôi. Gần đây, các nhà phân loại học đã đặt ra phân bộ Strepsirrhini, hay linh trưởng mũi cong/mũi ướt, bao gồm Prosimii nhưng không phải là vượn mắt kính và phân họ Haplorrhini, hay linh trưởng mũi khô/mũi rộng, bao gồm vượn mắt kính và Simiiformes. Simiiformes được chia thành 2 nhóm: Platyrrhini ("mũi tẹt") hay khỉ Tân thế giới ở Trung và Nam Mỹ và khỉ Catarrhini (mũi hẹp) của châu Phi và đông nam Á. Khỉ Tân thế giới bao gồm khỉ mũ, khỉ rú khỉ sóc, và Catarrhini bao gồm khỉ Cựu thế giới (như khỉ đầu chó khỉ đuôi lợn) và khỉ không đuôi. Con người là catarrhini duy nhất phân bố rộng khắp ngoài châu Phi, Nam Á, và Đông Á, mặc dù dấu vết hóa thạch cho thấy một số loài cũng từng đã tồn tại ở châu Âu.

Tên gọi[sửa]

Từ Bộ Linh trưởng là theo phiên âm Hán Việt của 灵长目 (linh trưởng mục), trong đó:

  • 靈: linh bính âm: líng, giản thể: 灵 có nghĩa là tinh anh, lanh lẹ.
  • 長: trường, trưởng, trướng bính âm: cháng, zhǎng, zhàng, giản thể: 长 có nghĩa là đứng đầu, hàng thứ nhất, có tài [3].

Như vậy linh trưởng ở đây là bộ các động vật có độ tinh anh (trí tuệ) cao hàng đầu trong số các động vật.

Trong tiếng Anh, linh trưởng là dịch tương ứng với chữ Primate (số nhiều primates). Trước kia, Primates còn được gọi là bộ Khỉ. Chữ này bắt nguồn từ gốc Latinh primas, primus có nghĩa là nhất, đứng đầu, cao cấp. Trong tiếng Anh primate cũng có nghĩa là giáo chủ hay là giám mục cấp cao, một tước hiệu trong các Giáo hội Kitô Giáo.

Tiến hóa[sửa]

Nhánh linh trưởng được cho là hình thành cách đây ít nhất 65 triệu năm,[4] ngay cả linh trưởng hóa thạch được phát hiện cổ nhất là Plesiadapis (khoảng 55–58 triệu năm) từ Paleocen muộn.[5][6] Các nghiên cứu khác, bao gồm nghiên cứu đồng hồ phân tử, ước tính có nguồn gốc từ nhánh linh trưởng vào Creta giữa, khoảng 85 triệu năm.[7][8][9]

Phân loại[sửa]

Cây phát sinh bộ theo sự phân loại của nhà động vật học Carolus Linnaeus năm 1758:

Sự phân nhánh từ Bộ Linh trưởng đến loài người:

Primates (Linh trưởng)
├─ Strepsitthini 
└─ Haplorhini 
├─ Tarsiidae 
└─ Anthropoidea 
├─ Platyrrhini (Khỉ Tân thế giới)
└─ Catarrhini 
├─ Cercopithecoidea (Khỉ Cựu thế giới)
└─ Hominoidea 
├─ Hylobatidae (họ Vượn)
└─ Hominidae (họ Người)
├─ Pongo (đười ươi)
└─ Homininae
├─ Gorillini (Gorilla)
└─ Hominini (tông Người)
├─ Pan (Tinh tinh)
└─ Homo (chi Người)
└─ Homo sapiens(Người hiện đại)

Danh sách[sửa]

Dưới đây liệt kê danh sách khoảng 28 họ khác nhau của bộ Linh trưởng:[10][11][12]

Bộ Linh trưởng đã được Carl Linnaeus lập ra năm 1758, trong quyển sách tái bản lần thứ 10 của ông là Systema Naturae,[13] cho các chi Người, Simia (khỉ và khỉ không đuôi khác), Lemur (prosimians) và Vespertilio.

Hình ảnh[sửa]

Tham khảo[sửa]

  1. 2,0 2,1 Helen J Chatterjee, Simon Y.W. Ho, Ian Barnes & Colin Groves (2009). "Estimating the phylogeny and divergence times of primates using a supermatrix approach". BMC Evolutionary Biology 9: 259. doi:10.1186/1471-2148-9-259. PMID 19860891
  2. Theo Tự Điển Thiều Chửu
  3. Williams, B.A.; Kay, R.F.; Kirk, E.C. (2010). "New perspectives on anthropoid origins". Proceedings of the National Academy of Sciences 107 (11): 4797–4804. doi:10.1073/pnas.0908320107. PMID 20212104. Bibcode2010PNAS..107.4797W.
  4. “Nova – Meet Your Ancestors”. PBS. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  5. Plesiadapis định dạng (PDF). North Dakota Geological Survey. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  6. Lee, M. (September 1999). "Molecular Clock Calibrations and Metazoan Divergence Dates". Journal of Molecular Evolution 49 (3): 385–391. doi:10.1007/PL00006562. PMID 10473780.
  7. “Scientists Push Back Primate Origins From 65 Million To 85 Million Years Ago”. Science Daily. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url title phải được chỉ định..
  8. Tavaré, S., Marshall, C. R., Will, O., Soligo, C. & Martin R.D. (ngày 18 tháng 4 năm 2002). "Using the fossil record to estimate the age of the last common ancestor of extant primates". Nature 416 (6882): 726–729. doi:10.1038/416726a. PMID 11961552.
  9. Mittermeier, R., Ganzhorn, J., Konstant, W., Glander, K., Tattersall, I., Groves, C., Rylands, A., Hapke, A., Ratsimbazafy, J., Mayor, M., Louis, E., Rumpler, Y., Schwitzer, C. & Rasoloarison, R. (December 2008). "Lemur Diversity in Madagascar". International Journal of Primatology 29 (6): 1607–1656. doi:10.1007/s10764-008-9317-y.
  10. Rylands, A. B. & Mittermeier, R. A. (2009). "The Diversity of the New World Primates (Platyrrhini)". trong Garber, P. A., Estrada, A., Bicca-Marques, J. C., Heymann, E. W. & Strier, K. B.. South American Primates: Comparative Perspectives in the Study of Behavior, Ecology, and Conservation. Springer. ISBN 978-0-387-78704-6.
  11. Linnaeus, C. (1758). Sistema naturae per regna tria Naturae, secundum classes, ordines, genera, species, cum characteribus differentiis, synonimis locis. Tomus I. Impensis direct. Laurentii Salvii, Holmia. 20–32.

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây