Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Các kỹ thuật dạy học tích cực/Kỹ thuật Kipling
Từ VLOS
Giới thiệu[sửa]
Rudyard Kipling (1865 – 1936) là nhà thơ, nhà văn Anh nổi tiếng, tác giả quyển sách “Cậu bé rừng xanh” và rất nhiều bài thơ hay. Ông từng viết 4 câu thơ:
- I have six honest serving men
- They taught me all I knew
- I call them What and Where and When
- And How and Why and Who
Kỹ thuật này thường được dùng cho các trường hợp khi cần có thêm ý tưởng mới, hoặc xem xét nhiều khía cạnh của vấn đề, chọn lựa ý tưởng để phát triển.
Dụng cụ[sửa]
Giấy bút cho người tham gia.
Thực hiện[sửa]
Các câu hỏi được đưa ra theo thứ tự ngẫu nhiên hoặc theo một trật tự định ngầm trước, với các từ khóa: Cái gì, Ở đâu, Khi nào, Thế nào, Tại sao, Ai.
Ví dụ:
- Vấn đề là gì?
- Vấn đề xảy ra ở đâu?
- Vấn đề xảy ra khi nào?
- Tại sao vấn đề lại xảy ra?
- Làm thế nào để giải quyết vấn đề?
- Ai sẽ tham gia giải quyết vấn đề?
- Khi nào thì vấn đề giải quyết xong?
Lưu ý[sửa]
- Các câu hỏi cần ngắn gọn, đi thẳng vào chủ đề.
- Các câu hỏi cần bám sát vào hệ thống từ khóa 5W1H (What, where, when, who, why, how).
Ưu điểm[sửa]
- Nhanh chóng, không mất thời gian, mang tính logic cao.
- Có thể áp dụng cho nhiều tình huống khác nhau.
- Có thể áp dụng cho cá nhân.
Hạn chế[sửa]
- Ít có sự phối hợp của các thành viên.
- Dễ dẫn đến tình trạng “9 người 10 ý”.
- Dễ tạo cảm giác “Bị điều tra”.