Các nhà khoa học giải thích về màu da của ngựa vằn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Tại sao ngựa vằn lại có những dải vằn đen-trắng là một câu hỏi thách thức cho các nhà khoa học và người quan tâm trong nhiều thế kỷ. Nhóm nghiên cứu Davis của Đại học California đã giải thích về sự khó hiểu này một cách có hệ thống. Câu trả lời của họ được đăng trên tạp chí Nature Communications vào ngày 1 tháng 4 năm 2014.

Các nhà khoa học thấy rằng những loài ruồi chích hút, gồm loài ruồi hút-máu-ngựa (horsefly) và loài muỗi xê-xê, là những “tay lái tiến hóa” đã giúp hình thành vết vằn trên da ngựa vằn (zebra). Các thí nghiệm trước kia đã chỉ ra rằng những loài ruồi này có xu hướng tránh những bề mặt có dạng vằn đen-trắng, nhưng nhiều giả thuyết khác cũng được đưa ra từ khi Alfred Russel Wallace và Charles Darwin tranh luận về vấn đề này 120 năm trước. Các giả thuyết về các vết vằn trên da ngựa vằn gồm: 1. Là một dạng ngụy trang, 2. Tránh sự tấn công bởi động vật ăn thịt, 3. Một cơ chế điều hòa nhiệt, 4. Đảm nhiệm chức năng xã hội, 5. Tránh sự tấn công bởi sinh vật ngoại ký sinh, như các loài ruồi hút máu.

Nhóm nghiên cứu lập bản đồ phân bố địa lý của 7 loài khác nhau gồm ngựa vằn (zebra), ngựa thường (horse) và lừa, và các loài phụ của chúng; đồng thời đánh giá độ dày, vị trí, và mật độ của lớp vằn trên một số phần cơ thể chúng. Bước tiếp theo là so sánh sự phân bố địa lý kết hợp với các thông số khác như diện tích đất rừng, sự phân bố thú lớn ăn thịt, nhiệt độ và sự phân bố địa lý của loài muỗi xê-xê và loài ruồi bút máu. Sau đó, họ kiểm tra sự đan xen giữa nơi cư xuất hiện ngựa vằn và các thông số này.

Sau khi phân tích 5 giả thuyết, các nhà khoa học đã chọn lấy giả thuyết: tránh các loài ruồi hút máu. Thành viên nhóm nghiên cứu, Gs.Tim Caro, nói “tôi đã rất ngạc nhiên bởi kết luận của chúng tôi”; và cho biết “nếu cứ suy diễn như thế, động vật có những lớp vằn lớn trên cơ thể sẽ xuất hiện ở những nơi trên thế giới có nhiều sự quấy nhiễu bởi các loài muỗi hút máu.”

Khi sự phân bố của muỗi xê-xê ở Châu Phi được biết đến nhiều, các nhà nghiên cứu đã không lập bản đồ phân bố của các loài thuộc họ Tabanidae (ruồi hút-máu-ngựa, ruồi hút-máu-nai). Thay vì thế, họ lập bản đồ những địa điểm có điều kiện sinh sản tốt nhất cho các loài tabanid (thuộc họ Tabanidae), tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phân bố của chúng. Họ phát hiện ra vết vằn có sự liên quan chặt chẽ với một vài tháng có điều kiện lý tưởng cho sự sinh sản của các loài tabanid.

Hình. Ngựa vằn ở Công viên Quốc gia Serengeti, Tazania (ảnh của Brian Hilsmeyer, theo Natgeo)

Tại sao ngựa vằn lại có các vết vằn trong khi những động vật móng guốc khác không có? Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng không như động vật móng guốc khác ở Châu Phi sống cùng vùng địa lý với ngựa vằn, lông ngựa vằn ngắn hơn chiều dài của phần miệng chích của ruồi hút máu, vì vậy ngựa vằn dễ bị tấn công bởi ruồi hút máu.

“Không ai biết rõ tại sao ngựa vằn có màu sắc nổi bật như vậy” Gs. Caro nói. “Nhưng việc giải thích câu hỏi về mặt tiến hóa giúp chúng ta biết thêm về thế giới tự nhiên và có thế tạo ra sự quan tâm lớn hơn để bảo tồn nó.”

Tuy nhiên trong khoa học, một vấn đề khó được giải quyết lại sinh ra vấn đề khác: Tại sao ruồi hút máu lại tránh những bề mặt vằn? Gs. Caro nói rằng hiện nay nghiên cứu của nhóm đã cung cấp những cơ sở sinh thái về giả thuyết ruồi hút máu, tuy nhiên tranh luận về tiến hóa có thể di chuyển từ việc ngựa có vằn sang điều gì làm ruồi hút máu tránh bề mặt vằn đen-trắng, hay tại sao ngựa vằn lại dễ bị quấy rối bởi ruồi hút máu.

Nguồn: [[1]]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này