Cách viết một bài báo khoa học
Tủ sách Khoa học VLOS giới thiệu loạt bài của GS. TS. Nguyễn Văn Tuấn về cách viết một bài báo khoa học và các hoạt động học thuật liên quan (vd. Đánh giá tạp chí khoa học, cách bình duyệt và trả lời bình duyệt).
Mới đây trên Tạp chí Hoạt động Khoa học, tác giả Phạm Duy Hiển nêu vấn đề về sự có mặt rất khiêm tốn của các nghiên cứu khoa học Việt Nam trên các tập san khoa học quốc tế. Đây là một ưu tư rất chính đáng. Trong ngành y sinh học, trong vòng 40 năm qua, số lượng bài báo từ các nhà khoa học ở Việt Nam chỉ trên dưới con số 300. Con số này cực kì khiêm tốn nếu so với 5.000 từ Thái Lan hay trên 20.000 từ Singapore. Trong thực tế, ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị và hấp dẫn, nhưng ít khi nào có mặt trên trường quốc tế. Vấn đề đặt ra là tại sao có tình trạng này, và làm sao chúng ta có thể cải thiện tình thế.
Qua kinh nghiệm cá nhân và tiếp xúc với đồng nghiệp trong nước, người viết bài này tin rằng một phần của vấn đề là các nhà khoa học nước ta thiếu kĩ năng phân tích dữ kiện và thiếu kĩ năng thông tin (communication skill). Về phân tích số liệu, tôi sẽ bàn trong một dịp khác, ở đây tôi chỉ bàn đến vấn đề thông tin, mà cụ thể là soạn một bài báo khoa học.
Đại đa số các tập san khoa học quốc tế sử dụng tiếng Anh để truyền đạt thông tin. Một phần không nhỏ các nhà khoa học nước ta chưa quen với tiếng Anh, và đó là một trở ngại lớn. Nhưng ngay cả trong số các nhà khoa học thạo tiếng Anh, thì họ lại thiếu kĩ năng viết báo khoa học. Bài viết này muốn góp một phần nhỏ trong nỗ lực cải thiện tình thế đó, bằng cách chia sẻ một số kinh nghiệm viết báo cáo khoa học với các đồng nghiệp và bạn trẻ trong nước. Bài viết này chỉ là một tóm lược của một tài liệu bằng tiếng Anh dài hơn (khoảng 40 trang) mà người viết dùng để giảng dạy cho các nghiên cứu sinh ở Mĩ và Úc. Tài liệu này cũng in trong sách trong chương sau.
- Tổng quan cách viết một bài báo khoa học
- Cách viết một bài báo khoa học - Phần Giới thiệu
- Cách viết một bài báo khoa học - Phần Dẫn nhập
- Cách viết một bài báo khoa học - Phần Phương pháp
- Cách viết một bài báo khoa học - Phần Kết quả
- Cách viết một bài báo khoa học - Phần Bàn luận
- Mười nguyên lí để tăng khả năng công bố bài báo khoa học
- Đánh giá tập san khoa học: Chỉ số Eigenfactor
- Cách viết bình duyệt (peer review)
- Cách trả lời bình duyệt (response to peer review)
Nguồn[sửa]
- Tác giả: GS. TS. NGUYỄN VĂN TUẤN - Chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Ủy hội Nghiên cứu y khoa và y tế quốc gia Úc