Công lý:Lính đánh thuê

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

CÔNG LÝ (Justice : What’s the Right things to do) là một trong những khóa học nổi tiếng trong lịch sử Đại học Harvard do Giáo sư Sandel giảng. Cả Đại Giảng Đường Sanders đã chật cứng sinh viên đến để nghe về Công lý, Bình đẳng, Dân chủ và Công dân.

Michael J. Sandel (sinh 1953) là giáo sư ngành triết học chính trị tại Đại học Harvard, nổi tiếng với môn Công lý vì thu hút số sinh viên kỷ lục, hơn 10.000 người học trong hai thập niên, 1.115 sinh viên chỉ riêng trong học kỳ hai năm 2007. Là thành viên trong ủy ban đạo đức sinh học của tổng thống Bush, Giáo sư Sandel cũng thường xuất hiện trên truyền thông về các vấn đề đạo đức, mà theo ông cũng chính là chính trị.

Trong cuộc nội chiến Mỹ, những người bị bắt đi quân dịch có thể thuê người thay thế họ đi chiến đấu. Giáo sư Sandel hỏi liệu các sinh viên có nghĩ chính sách này là công bằng hay không. Nhiều người cho rằng điều này công bằng vì cho phép người giàu tránh việc phụng sự đất nước và mạo hiểm tính mạng mình bằng cách trả tiền cho những người kém lợi thế hơn chiến đấu thay họ. Điều này dẫn lớp học đến một cuộc tranh luận về chiến tranh và vấn đề bắt buộc nhập ngũ. Có thể phản đối quân đội tình nguyện ngày nay với cùng lập luận như vậy không? Nghĩa vụ quân sự có nên để thị trường lao động điều tiết hay bởi lệnh nhập ngũ? Chủ nghĩa yêu nước nên đóng vai trò gì ở đây, và đâu là nghĩa vụ công dân? Liệu có chăng nghĩa vụ của công dân phải phụng sự cho đất nước? Liệu những người theo thuyết vị lợi và những người theo thuyết tự do có thể lý giải cho nghĩa vụ này được không?

Trong bài giảng này, Giáo sư Sandel phân tích nguyên lý trao đổi trên thị trường tự do qua tình huống có một cuộc tranh cãi về quyền sinh sản. Giáo sư bắt đầu với một chủ đề hài hước về việc làm ăn của những người hiến tặng trứng và tinh trùng. Sau đó ông mô tả vụ kiện của bé M – một cuộc chiến pháp lý nổi tiếng vào giữa những năm 1980 làm nảy ra câu hỏi gây tranh cãi, “Ai có quyền nuôi đứa con?”. Năm 1985, một phụ nữ tên là Mary Beth Whitehead đã ký hợp đồng với một cặp vợ chồng bang New Jersey, đồng ý mang thai hộ để đổi lấy một khoản tiền thù lao là 10,000$. Tuy nhiên, sau khi sinh con, cô Whitehead đã quyết định giữ lại đứa con, và vụ việc được đưa ra tòa. Sandel và các sinh viên cùng tranh luận về bản chất sự chấp nhận thỏa thuận một cách có hiểu biết, vấn đề đạo đức khi đem bán một sinh mạng và ý nghĩa của quyền làm mẹ.



Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây