Cư xử với người trầm cảm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Bạn có người thân, bạn bè, người yêu, đồng nghiệp bị mắc bệnh trầm cảm không? Đối phó với người mắc chứng trầm cảm tức là mọi tương tác hàng ngày đều thể hiện sự chấp nhận và ủng hộ. Bởi vì chứng trầm cảm khiến người bệnh cảm thấy vô dụng và vô vọng, bạn cần cố gắng nhiều hơn để tiếp cận và thể hiện sự quan tâm. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng: giúp đỡ người trầm cảm có thể khiến bạn không còn thời gian chăm sóc bản thân. Các bước sau đây sẽ giúp bạn cân bằng giữa chăm sóc người trầm cảm và bản thân.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Trò chuyện với Người Trầm cảm[sửa]

  1. Tìm hiểu về các triệu chứng phổ biến của trầm cảm.[1] Sẽ hữu ích hơn nếu bạn hình dung được bệnh và hiểu rằng hành vi của họ là triệu chứng của bệnh chứ không thô lỗ hay thô bạo. Sau đây là một vài triệu chứng của bệnh:[2]
    • Tâm trạng buồn, lo âu hoặc "trống rỗng" kéo dài hơn 2 tuần.
    • Cảm giác tội lỗi, vô giá trị và vô dụng.
    • Mất hứng thú hay niềm vui với hoạt động yêu thích hàng ngày, đặc biệt là mặt thể chất.
    • Mất năng lượng và mệt mỏi
    • Khó tập trung, ghi nhớ hay đưa ra quyết định, dù là quyết định nhỏ nhất
    • Mất ngủ, dậy sớm hoặc ngủ quá nhiều
    • Thay đổi thói quen ăn uống và cân nặng (theo hướng ngược lại)
    • Có suy nghĩ tự vẫn hoặc định tự vẫn
    • Bồn chồn và cáu gắt
    • Các triệu chứng thể chất thường xuyên không bị ảnh hưởng khi điều trị là nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, đau toàn thân.
  2. Lắng nghe tình trạng của họ. Đừng sa vào cái bẫy phổ biến với suy nghĩ rằng bởi vì họ mắc chứng trầm cảm nên bạn hiểu rõ họ cần gì. Bạn của bạn vẫn có nhiều tâm trạng và cảm giác khác nhau. Nếu bạn có thể nắm bắt một khoảnh khắc hy vọng hay đam mê trong họ thì điều này sẽ đem lại tác động mạnh mẽ.
    • Quan sát dấu hiệu lô âu và bồn chồn có thể gây ra kiệt sức và thờ ơ. Nếu có thể, hãy nắm bắt khoảnh khắc và đề nghị họ tham gia hoạt động nào đó để chống trầm cảm như đi dạo hoặc đến thăm bạn bè.
  3. Nhận thức được điều gì có và không có ích. Trầm cảm là tình trạng vô cùng nhạy cảm, hãy nghĩ xem bạn muốn gì khi cảm thấy vô vọng và chán nản.[3]
    • Hãy thực tế với những việc đang xảy ra - tỏ ra đáng tin cậy và bảo vệ được người bệnh cũng không giúp họ cảm thấy muốn sống, trong khi đây là ưu tiên hàng đầu. Ví dụ, đừng ngại đưa ra vấn đề mới nhất về người bạn chung của cả 2 mà bạn vừa giải quyết. Bạn có thể trình bày cụ thể và bàn luận về cảm giác bi quan của người bạn kia mà không sợ tình trạng của người bệnh tệ đi.
    • Tránh đi thẳng vào chủ đề. Nếu căn hộ của người đó bừa bộn, đừng nói thẳng là "Nếu cậu muốn khích lệ chính mình thì ít nhất hãy sắp xếp mọi thứ gọn gàng". Hãy thử nói như sau "Mình biết giờ cậu khó có thể động tay chân vậy hãy cho mình biết lúc nào cậu muốn dọn dẹp."
    • Khi trò chuyện, hãy tỏ ra lạc quan theo cách của riêng bạn, đừng náo lời sáo rỗng. Bạn không cần phải nói về hoa hay thú cưng, nhưng hãy cố gắng thể hiện mặt tươi sáng và vui vẻ. Nếu ngoài trời đang có bão thì hãy nói rằng khu này đang cần mưa thay vì than phiền trời tối và âm u.
  4. Hãy cho họ biết bạn quan tâm. Cách đơn giản nhất để đối phó với người trầm cảm là thể hiện thật nhiều sự quan tâm. Bây giờ, bạn không cần phải dỗ dành hay nói với họ rằng bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ (đặc biệt nếu sự thật không phải vậy). Sau đây là một vài lời nói thể hiện sự quan tâm vô điều kiện mà không cam kết bất kỳ nghĩa vụ đặc biệt nào:[4]
    • "Tôi quan tâm đến bạn và cảm giác của bạn."
    • "Tôi nghĩ mình không hiểu chuyện gì đang xảy ra, nhưng vẫn muốn làm mọi thứ để giúp bạn."
    • "Tôi biết bạn cảm thấy cô đơn, tôi ở đây để lắng nghe bạn."
    • "Đừng bỏ cuộc. Hãy vượt qua nó."
  5. Lắng nghe thật kỹ. Lắng nghe với sự cảm thông, quan tâm và từ bi là cách tốt nhất để đối phó với người trầm cảm. Bạn có thể đưa ra lời khuyên hoặc ý kiến của mình nhưng điều quan trọng là họ nghe được tiếng nói cá nhân mà không có quan điểm đối lập thường xuyên trong cuộc trò chuyện. Vậy nên, "đừng chỉ làm, hãy lắng nghe."
    • Khi ta lắng nghe thay vì đưa ra lời khuyên và ý kiến riêng, ta mang đến cho họ một không gian an toàn. Điều này khó có thể xảy ra trong giao tiếp xã hội thông thường. Nếu bạn có thể thể hiện rằng mình đang lắng nghe mà không phán xét hay đánh giá thì đây là một món quà vô giá.
    • Luôn tuyệt đối chú ý đến người trầm cảm. Tức là bạn không nên bị phân tâm bởi điện thoại hay internet khi đang cố gắng giúp đỡ người kia bằng cách lắng nghe họ.
  6. Chấp nhận bộc lộ cảm xúc. Thử thách bản thân tỏ ra từ bi trong khi bạn không (hoặc không thể) hiểu hoàn toàn những gì họ đã trải qua. Chứng trầm cảm khiến người bệnh hứng chịu cảm giác của một bức tường vô hình giữa họ và thế giới.[5] Do đó, chìa khóa chính là không được phủ nhận hoặc từ chối cảm giác của họ. Trầm cảm là có thật và vô cùng đau đớn, vậy nên phủ nhận triệu chứng có thể gây ra cảm giác tội lỗi, không thích đáng, và thậm chí nghi ngờ thực tế hơn.
    • Dù bạn làm gì cũng đừng nói với người trầm cảm rằng "cố lên" hoặc "hãy vượt qua nó đi".
    • Một sai lầm phổ biến khác là quá bận tâm và thất vọng cuối cùng lại tranh cãi với người kia về cảm nhận của họ và những điều cần thực hiện.[6]

Tiếp tục Cung cấp Sự hỗ trợ[sửa]

  1. Tiếp tục kết nối từ xa. Bạn có thể đưa ra một tuyên bố lớn thể hiện tình yêu và sự ủng hộ không ngừng nghỉ bằng cách nhắn tin mỗi khi bạn nhớ đến họ. Thường xuyên giao tiếp sẽ nhắc nhở họ không nên buông bỏ, bạn là kết nối đáng tin cậy với thế giới khó khăn vượt qua cảm giác mờ mịt của sự trầm cảm mà họ đang cảm nhận.
    • Tự hỏi ai là người cảm kích nhất những tin nhắn vui nhộn hay thư điện tử bạn gửi? Mặc dù bạn không mấy khi nhận được những phản hổi dí dỏm thì những meme dễ thương hay lời nói đùa cũng là một bước tiến đầy ý nghĩa.
    • Thử gửi lời chào mỗi ngày khi hai người không gặp nhau
    • Nhìn chung, bạn muốn chắc chắn rằng người kia cảm thấy được kết nối. Hãy đảm bảo bạn hiểu được tính cách của người kia, nếu họ không thích liên lạc quá nhiều thì nên điều chỉnh sao cho phù hợp.
  2. Lên kế hoạch gặp mặt. Dành thời gian gặp mặt thường xuyên. Đưa ra nhiều lựa chọn để dành thời gian 2 người với nhau hoặc đi cùng nhóm, cần chắc chắn không gặp phải áp lực xã hội nào.
    • Thể hiện rằng gặp mặt nhau là điều quan trọng và vui vẻ với bạn chứ không phải làm theo lệ.
    • Đôi khi trầm cảm gây ra cảm giác tội lỗi vì là gánh nặng của người khác, người bệnh có thể nhận thức được sự thay đổi trong khả năng giao tiếp xã hội của họ.[5] Vì vậy, hãy đảm bảo với người bệnh rằng sự hiện diện của họ không phải là gánh nặng.
  3. Nâng mức độ hoạt động.[7]Khi chán nản người ta thường ít hoạt động. Tuy nhiên, chỉ cần hoạt hoạt động nhẹ cũng đem lại lợi ích tức thì. Hãy thử khuyến khích họ đi dạo, làm vườn hay dành thời gian ở bên ngoài.
    • Hoạt động thể chất giải phóng endorphins (hoóc-môn vui vẻ), làm tăng nồng độ serotonin trong não và cải thiện sức khỏe tổng thể và vóc dáng.[8] Tất cả những điều trên làm tăng khả năng kiểm soát và hạnh phúc.
    • Cách tốt nhất để đảm bảo họ chấp nhận lời đề nghị là tham gia cùng. Nếu có thể, hãy cam kết hoạt động cùng nhau nhiều hơn.
    • Ánh sáng tự nhiên rất có lợi, đặc biệt là nắng sớm. Bạn nên khuyến khích họ ra ngoài, kể cả là những hoạt động nhẹ nhàng như đi ăn ở nhà hàng hay xem phim để cải thiện tâm trạng.
    • Hãy nhớ rằng cử chỉ quan trọng hơn hoạt động. Đừng bận tâm về việc khiến các hoạt động trở nên lý thú và giải trí như khi bạn làm trong hoàn cảnh khác.
  4. Làm việc nhà cùng nhau.[9]Đề nghị đi mua sắm, giặt giũ và làm việc vặt cùng nhau. Những công việc này có thể vất vả với người trầm cảm bởi vì ngay cả những điều nhỏ nhất cũng khiến họ cảm thấy choáng ngợp. Giúp đỡ thể hiện rằng bạn hiểu được sự vất vả khi làm việc nhà.
    • Làm việc cùng nhau cũng là cơ hội để kiểm tra xem người đó có thể làm những gì và điều gì đã suy giảm. Sau đó, bạn có thể giúp đỡ một cách phù hợp bằng cách khuyến khích hoặc hỗ trợ bất kỳ điều gì họ không làm được.
  5. Cùng nhau chăm sóc bản thân.[9]Bên cạnh khó khăn khi làm việc nhà thì việc chăm sóc bản thân cơ bản cũng làm khó người trầm cảm. Ví dụ như ngủ đủ giấc, đi ngủ sớm, uống nhiều nước hay ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Đề nghị Giúp đỡ từ Bên ngoài[sửa]

  1. Bắt đầu cuộc trò chuyện về sự giúp đỡ từ bên ngoài. Làm rõ rằng bạn đang lo lắng, sẵn sàng giúp đỡ và cho rằng trầm cảm là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Thường xuyên chỉ ra những thay đổi cụ thể của người đó khiến bạn lo lắng. Sau đây là một số ví dụ để mở đầu cuộc nói chuyện:[10]
    • “Tôi để ý rằng bạn không ngủ đủ giấc."
    • "Tôi lo rằng bạn ăn ít hơn trước."
    • "Bạn đã từng rất hứng thú khi dành thời gian với bạn bè, nhưng giờ thì dường như không còn nữa."
      • Nếu người đó tỏ ra ngại ngùng, giận giữ, chống đối, bạn cần cố gắng giữ bình tĩnh nhưng tiếp tục nói về chủ đề cần thông qua.
  2. Khuyến khích tiếp nhận điều trị và nhóm hỗ trợ. Dù hỗ trợ về mọi mặt thì trầm cảm vẫn là vấn đề nghiêm trọng. Nghĩa là để điều trị bệnh đòi hỏi phải có sự giúp đỡ từ chuyên gia và những người đang mắc chứng trầm cảm.[11]
    • Tại địa điểm này, người bệnh có thể học cách đối phó với bệnh, các dạng điều trị, ưu-nhược điểm của việc dùng thuốc.
    • Sự kết hợp giữa điều trị, nhóm hỗ trợ và thuốc là cách tốt nhất để điều trị trầm cảm. Khi thấy người bệnh thông qua ít nhất một trong các phương pháp điều trị trên là bạn đã giúp họ mở cánh cửa cho những phương pháp còn lại.
    • Bạn có thể tìm chuyên gia trên trang Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, hoặc trên trang thư mục địa phương, hoặc nhờ người giới thiệu (hoặc khuyến khích người trầm cảm tìm người giới thiệu) từ bạn bè, người thân có kinh nghiệm điều trị vấn đề sức khỏe tinh thần.
  3. Tìm hiểu những lựa chọn khác cùng nhau. Vì điều trị trầm cảm đòi hỏi nhiều kiểu chăm sóc, học cách hồi phục có thể điều khiển được lo âu và thờ ơ.[11] Khám phá nhiều hình thức điều trị và nhóm cùng nhau để hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị.
    • Bằng cách này bạn có thể chắc rằng tất cả tùy chọn đều được cân nhắc và nhu cầu của người bệnh được đáp ứng tốt nhất do chính chuyên gia mà họ tìm kiếm. Trị liệu và nhóm hỗ trợ cũng có nhiều chuyên ngành khác nhau, vậy nên một sự lựa chọn phù hợp là điều quan trọng để giữ người bệnh.
    • Ví dụ, chuyên gia tư vấn tâm lý thường hướng tới mục tiêu và đưa ra các kỹ năng đối phó để đáp ứng mục tiêu và hình thành giải pháp. Mặt khác, bác sĩ tâm thần tập trung vào quy định và thử nghiệm các loại thuốc khác nhau.[12] Bạn có thể đưa ra lựa chọn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và khuynh hướng của người trầm cảm.
    • Nhắc nhở người bệnh rằng họ xứng đáng tìm được một chuyên gia tốt, người hiểu được nhu cầu của họ. Mọi thứ sẽ tốt hơn nếu người bệnh muốn kết hợp nhiều hình thức giúp đỡ theo cách phù hợp nhất với họ.
  4. Đề nghị hỗ trợ trong thời gian tìm kiếm giúp đỡ. Đặc biệt với người mâu thuẫn trong cách điều trị chứng trầm cảm, quá trình tìm kiếm sự giúp đỡ có thể quá sức của họ. Tùy thuốc vào thời gian bạn có thể dành cho họ, hãy đưa ra đề nghị chắc chắn và rõ ràng về những gì bạn có thể giúp đỡ.
    • Ví dụ, có thể bạn biết nơi tìm được danh sách các bác sĩ chuyên khoa nhưng không thấy thoải mái khi đi cùng họ ở bước đầu tiên. Hãy nói rõ về những điều bạn có thể giúp và đừng cam kết bất cứ điều gì mà bạn không thể thực hiện.

Chăm sóc Bản thân[sửa]

  1. Cảnh báo những dấu hiệu kiệt sức.[10] Cảm giác bi quan quá tải, tức giận vì dành nhiều thời gian giúp đỡ người khác, cạn kiệt năng lượng chính là dấu hiệu kiệt sức. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu trên, hãy cân bằng sự chăm sóc giữa bản thân và người trầm cảm.
    • Người mắc chứng trầm cảm thường cảm thấy tội lỗi vì không thể phát triển và tận hưởng cuộc sống. Sức khỏe của bạn và những lời động viên từ bạn cũng quan trọng đối với họ.
    • Bạn sẽ không kiệt sức nếu đảm bảo chăm sóc cho bản thân với tất cả sự tôn trọng.[13]
    • Đừng để cảm giác bi quan dồn nén đến mức bạn không thể giao tiếp với sự quan tâm và tinh tế.
  2. Đặt giới hạn cá nhân.[14] Dành thời gian cho bản thân là phần quan trọng để có thể đối phó với người trầm cảm. Thời gian cho riêng mình sẽ cho bạn năng lượng và sức mạnh để u hỗ trợ cho người khác. Cố gắng đặt ra quy tắc cho bản thân, chẳng hạn như hạn chế dành nhiều hơn 1 ngày với người trầm cảm. Ngay cả khi người đó là bạn đời hay thành viên gia đình, bạn có thể tạo ra thời gian nghỉ để đảm bảo có thể giao tiếp với người khác.
    • Biện pháp này là cực kỳ quan trọng nếu bạn nhận thấy bản thân là kiểu bạn bè hay người yêu hết mình vì người khác. Điều trị trầm cảm là kinh nghiệm học hỏi sâu sắc đối với mọi người có liên quan.
  3. Duy trì mối quan hệ.[15] Những người bạn không bị trầm cảm là nguồn động viên và giúp đỡ lớn lao. Hãy dành thời gian ở bên họ để thư giãn, vui vẻ và "nạp năng lượng".
    • Tâm sự với bạn bè, gia đình và những người không liên quan tới người trầm cảm có thể giúp bạn kiểm soát cảm xúc.
    • Hãy nhớ rằng tìm kiếm nguồn động viên từ người khác không có nghĩa là bạn phản bội hay bỏ rơi người trầm cảm. Đừng nghĩ bạn buộc phải đơn độc chịu đựng tâm trạng trầm cảm cùng với người bệnh.
  4. Theo dõi cuộc sống của riêng bạn.[14] Làm hết sức để kiểm soát công việc và cuộc hẹn hàng ngày. Sẽ có vài thay đổi khó tránh khi bạn chăm sóc người trầm cảm hàng ngày nhưng hãy cố gắng giữ đúng kế hoạch. Công việc hàng ngày cũng giống như hoạt động giải trí.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này