Trầm cảm chức năng cao

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Rối loạn trầm cảm kinh niên (dysthymia; DD) hợp nhất việc chẩn đoán dysthymia và trầm cảm mạn tính (chronic depression). Rối loạn này còn được biết dưới tên rối loạn trầm cảm chức năng cao. Các rối loạn này được đặc trưng bởi sự tồn tại dai dẳng của các triệu chứng trong ít nhất 2 năm. Các triệu chứng phải bao gồm tâm trạng trầm uất trong hầu hết thời gian trong ngày, trong hầu hết các ngày, và hai (hoặc hơn) trong các triệu chứng:

  • Chán ăn hoặc ăn quá nhiều;
  • Ngủ quá nhiều hoặc ngủ quá ít;
  • Thiếu năng lượng hoặc mệt mỏi;
  • Thiếu tự tôn (low self-esteem); hoặc
  • Cảm giác tuyệt vọng.

Khí sắc thấp và tăm tối này đôi lúc còn được gọi là “tấm màn u buồn”- xuất hiện hầu như mỗi ngày và đôi lúc có thể kéo dài trong nhiều năm liền. Có nhiều người mắc dạng rối loạn cảm xúc này trong 10-20 năm trước khi được điều tri.

Qua thời gian, hơn nửa số người mắc rối loạn trầm cảm kinh niên trải nghiệm các triệu chứng theo chiều tệ hơn, dẫn đến việc bùng phát rối loạn trầm cảm chính với những triệu chứng trầm cảm chính chồng lên những triệu chứng của trầm cảm kinh niên.

Sự khác biệt giữ trầm cảm chính và trầm cảm kinh niên đó là những người mắc trầm chính, khi giai đoạn trầm cảm không tái phát thì nền tảng khí sắc của họ bình thường. Nhưng những người mắc trầm cảm kinh niên thì có thể họ không bao giờ biết khí sắc bình thường, không trầm cảm là gì.

Ảnh: Alex Cherry

Tưởng tượng như bạn trải qua một ngày như một robot, không trải nghiệm vui vẻ, thỏa mãn hay yên bình gì mấy. Mỗi ngày mang bạn gần đến ngày sau hơn nhưng bạn không có mục tiêu lâu dài cho bạn mục đích. Bạn không cần cảm thấy cứng người, đau khổ, hay mệt mỏi. Nếu bạn phải mô tả cảm giác của mình thì có thể bạn sẽ chọn từ “tê dại”.

Với những người mắc trầm cảm kinh niên, thức dậy mỗi ngày theo tiếng chuông báo thức không phải là vấn đề lớn, họ có thể làm nó mà không gặp trở ngại lớn với thể chất hay tâm lý. Nhưng họ có vui vẻ khi ngày mới sang không? Không. Họ có cảm thấy hào hứng đầy năng lượng với suy nghĩ về kế hoạc mới? Không hẳn. Nhưng họ có thể hoàn thành mọi việc không. Có thể. Họ có thấy hào hứng với kế hoạch cuối tuần. Ừm, nếu kế hoạch ấy bị hủy bỏ thì họ không cảm thấy buồn bã lắm đâu. Bạn thấy được tình trạng rồi đấy. Đây là những người mắc rối loạn trầm cảm kinh niên hay trầm cảm chức năng cao.

Nếu bạn có thể phỏng vấn bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp của những ngời mắc trầm cảm chức năng cao thì họ có thể mô tả người đấy rất khác biệt.

“Cô ấy lúc nào cũng hoàn thành công việc của mình.”
“Cô ấy có thái độ tốt trong công việc.”
“Cô ấy luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác.”
“Cô ấy lúc nào cũng đứng đầu lớp.”

Bởi vì những người mắc trầm cảm chức năng cao không trải nghiệm những trở ngại bề ngoài trong cuộc sống từ chứng rối loạn này thế cho nên những người xung quanh họ thường không nhận thấy họ đang đau đớn bên trong.

Họ hoàn thành công việc của mình trong khi vẫn hành xử như mọi việc vẫn bình thường. Nói về những cảm xúc khiến họ càng dễ bị tổn thương hơn – họ nghĩ thế. Điều này có nghĩa rằng với người mắc trầm cảm chức năng cao, họ học cách giữ vững mặt nạ bên ngoài và nói, “mọi thứ vẫn ổn.”

Đương nhiên, sự thật rằng cá nhân ấy vẫn đang chống chọi với trầm cảm và có lẽ không biết làm sao để tìm kiếm sự giúp đỡ từ mạng lưới trợ giúp của họ. Thực ra, người này có thể còn không biết họ mắc trầm cảm, bởi vì họ “cảm thấy bản thân không không cảm giác được những gì giống như những bài trầm cảm trên báo đài”

Khi không có ai biết về những khó khăn ẩn giấu của những người mắc trầm cảm chức năng cao, thì chúng ta dường như không thể nào giúp họ tìm kiếm sự giúp đỡ. Khi một người mắc trầm cảm chức năng cao cảm giác muốn tự tử, dấu hiệu rất khó thấy. Chiếc mặt nạ họ luôn mang qua hàng năng trời có thể bắt đầu hơi nứt một tý, nhưng hãy tự hỏi bản thân: Nếu một người mà bạn biết một khoảng thời gian dài, và theo như những gì bạn hiểu về họ, dấu hiệu họ mắc trầm cảm chỉ mới tuần trước mà thôi khi họ tới chỗ làm trễ hơn mọi ngày, bạn có thể đoán được rằng họ sẵn sàng tự tử hay không?

Hầu hết tất cả chúng ta sẽ bỏ lỡ dấu hiệu đó.

Người mắc trầm cảm chức năng cao như một tảng băng trôi. Chúng ta chỉ có thể thấy mũi nhọn của tảng băng, nhưng còn rất nhiều thứ bên dưới về mặt. Và không mau là, phép so sánh tảng băng trôi này không thực sự hiệu quả, vì đôi lúc chúng ta chẳng thể nhận ra mũi nhọn của tảng băng. Nhiều nhất, chúng ta chỉ có thể thấy được cục đá mà thôi. Người mắc trầm cảm chức năng cao khá giỏi trong việc che dấu nó.

Vậy làm thế nào bạn có thể biết được liệu người bạn quan tâm cần sự giúp đỡ nhiều hơn những gì họ thể hiện bên ngoài. Hãy chú ý đến những đặc điểm sau:

  1. Họ thường là những kẻ chỉ trích bản thân tệ nhất.
  2. Bỗng dưng thay đổi chất lượng công việc hay thái độ (im lặng hơn thường ngày trong buổi họp, hoặc quanh máy nước)
  3. Uống rượu, đặc biệt là lượng rượu gần đây tăng lên đáng kể (rượu có thể khiến triệu chứng trầm cảm và suy nghĩ tự tử tệ hơn.)
  4. Họ cực kỳ chú trọng vào năng suất hoặc lãng phí thời gian (năng suất có thể được sử dụng để tránh cảm giác tê dại, và cảm giác “lãng phí thời gian” dai dẳng có thể phát triển thành suy nghĩ cuộc sống chỉ là lãng phí thời gian và không đáng tiếp tục)

Nếu bạn tìm thấy bản thân trong những mô tả trên hoặc nhận ra người thân hay bạn bè có một vài đặc điểm trên thì điều quan trọng nhất là hãy hiểu rằng trầm cảm có thể trị được và bạn vẫn có thể cảm thấy vui vẻ với cuộc sống lần nữa. Hãy tìm gặp bác sĩ để tìm hiểu phương án điều trị nào thích hợp với bạn.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này