Cập nhật hệ điều hành thiết bị Android bằng tay

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bài viết này hướng dẫn bạn cách tìm kiếm và tải hệ điều hành mới nhất cho thiết bị Android của mình.

Các bước[sửa]

Cập nhật thiết bị không dây (OTA)[sửa]

  1. Kết nối thiết bị với Wi-Fi. Thực hiện bằng cách vuốt màn hình từ trên xuống và nhấp vào nút Wi-Fi.
    • Tìm hiểu cách kết nối mạng không dây.
    • Cập nhật Android thông qua Wi-Fi là cách đơn giản và được khuyến nghị nhất.
  2. Mở mục Settings (Cài đặt) của thiết bị. Mục này thường có biểu tượng hình bánh răng (⚙) nhưng cũng có thể là ứng dụng trông giống nhiều thanh trượt.
  3. Kéo xuống và nhấp About Device (Về Thiết bị). Mục này nằm gần phía dưới trình đơn.
    • Trên máy tính bảng, bạn có thể phải nhấp thẻ General (Chung) ở phía trên màn hình trước.
  4. Nhấp vào Update (Cập nhật). Nút nằm phía trên trình đơn, và tùy thuộc vào hệ điều hành Android hiện hành, có tiêu đề "Software Update" (Cập nhật Phần mềm) hoặc "System Firmware Update" (Cập nhật Chương trình Cơ sở Hệ thống).
  5. Nhấp Check for Updates (Kiểm tra Cập nhật). Thiết bị sẽ tìm cập nhật hệ thống mới nhất.
    • Nhiều phiên bản Android quy định thiết bị. Thiết bị của bạn sẽ chỉ tìm kiếm cập nhật tương thích với thiết bị.
  6. Nhấp Update. Nếu có bản cập nhật, nút này sẽ xuất hiện phía trên trình đơn.
  7. Nhấp Install (Cài đặt). Nút cũng có thể mang tiêu đề "Reboot and Install" (Khởi động lại và Cài đặt) hoặc "Install System Software" (Cài đặt Phần mềm Hệ thống).
  8. Chờ hoàn thành cài đặt. Điện thoại sẽ tự khởi động lại khi hoàn thành cài đặt.

Cập nhật thiết bị thông qua máy tính[sửa]

  1. Truy cập trang web chính thức của nhà sản xuất thiết bị bằng trình duyệt máy tính. Sau đó theo đường dẫn đến trang hỗ trợ và tải về.
    • Bạn có thể phải cung cấp thông tin thiết bị cụ thể hoặc đăng ký thiết bị để truy cập cập nhật phần mềm.
  2. Tải về và cài đặt phần mềm quản lý thiết bị. Mỗi nhà sản xuất đặt tên và chức năng riêng cho phần mềm này.
    • Ví dụ, phần mềm quản lý thiết bị Samsung có tên gọi "Kies," còn Motorola là "MDM," v.v...
  3. Quay lại trang web chính thức của nhà sản xuất thiết bị. Sau đó quay về trang hỗ trợ và tải về.
  4. Tìm cập nhật có sẵn. Những bản cập nhật này nằm trong tập tin tải về mà bạn có thể cài đặt bằng phần mềm quản lý thiết bị của nhà sản xuất.
  5. Kết nối thiết bị với máy tính. Dùng cáp đi kèm với thiết bị. Trong hầu hết trường hợp là cáp USB sang micro USB.
  6. Mở ứng dụng quản lý thiết bị.
  7. Tìm lệnh cập nhật. Lệnh thường được liệt kê trong thẻ hoặc trình đơn thả xuống dọc phía trên cửa sổ.
    • Ví dụ, trong Kies, lệnh nằm dưới trình đơn thả xuống "Tools" (Dụng cụ).
  8. Nhấp vào lệnh cập nhật. Sau đó quá trình cập nhật sẽ bắt đầu. Làm theo yêu cầu trên màn hình để hoàn thành quá trình.

Cập nhật bằng ROM đã bẻ khóa[sửa]

  1. Sao lưu thiết bị. Thực hiện trong trường hợp muốn trở lại quá trình bẻ khóa sau này.
    • Việc bẻ khóa điện thoại hay máy tính bảng Android thường khác nhau đối với từng đời máy.
    • Bẻ khóa để cập nhật không được hỗ trợ bởi hỗ trợ kỹ thuật của nhà mạng hay sản xuất và có thể làm mất hiệu lực bảo hành.
  2. Tìm phần mềm bẻ khóa trên internet. Dùng trình duyệt máy tính tìm phần mềm bẻ khóa được thiết kế dùng cho đời máy cụ thể.
  3. Tải về phần mềm. Tuân theo hướng dẫn trên màn hình để tải về và cài đặt phần mềm bẻ khóa vào máy tính.
  4. Kết nối thiết bị với máy tính. Dùng cáp đi kèm với thiết bị. Trong hầu hết trường hợp là cáp USB sang micro USB.
  5. Mở phần mềm bẻ khóa. Thực hiện trên máy tính.
  6. Bắt đầu quá trình bẻ khóa. Làm theo yêu cầu trên màn hình trong phần mềm bẻ khóa để hoàn thành quá trình.
    • Nếu phần mềm không có hướng dẫn, tìm hướng dẫn trên internet cách bẻ khóa thiết bị của bạn.
  7. Khởi động lại thiết bị. Bây gờ thiết bị sẽ chạy hệ điều hành Android mà bạn đã cài đặt.

Lời khuyên[sửa]

  • Ghi nhớ luôn sao lưu tập tin trên máy tính trước khi cập nhật vì quá trình này có thể xóa toàn bộ dữ liệu trong điện thoại.
  • ROM đã bẻ khóa hầu như không ổn định và thường xuyên gây sập hệ thống hoặc làm đơ điện thoại.