Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân/107

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

TRUNG HIẾU LƯỠNG TOÀN

Đời vua Chiêu Vương nước Kinh, có người Thạch Chử làm quan rất công bình chính trực.

Một hôm, đang đi tuần trong hạt, thấy ồ ngoài đường có kẻ giết người. Thạch Chử đuổi bắt, thì ra chính cha mình, bèn quay xe giở lại. Rồi chạy đến trước sân rồng, nói rằng:

"Kẻ giết người là cha tôi. Bắt cha mà làm tội thì tình không nỡ; vì cha mà bỏ phép thì lý không xuôi. Làm quan đã không giữ phép thì phải chịu tội". - Vừa nói, vừa kề gươm vào cổ, xin vua cho hành hình.

Vua nói:

"Nhà ngươi đuổi theo mà không bắt được đã là biết giữ phép, còn có tội gì. Cứ yên tâm làm việc.

Thạch Chử thưa:

- Làm con không tư vị cha, không gọi là người con hiếu; làm tôi không giữ phép nước, không gọi là bầy tôi trung. Bao dong mà xá tội là ơn của quận thượng; trái phép mả chịu tội là phận của tôi con”. - Nói đoạn, cầm gươm mà tự tử.

Không giữ phép nước thì chết; cha phạm tội không nỡ bắt, vua tha tội không chịu nhận; ngươi Thạch Chử làm quan như thế, thật là người trung hiếu lưỡng toàn vậy.

LÃ THỊ XUÂN THU

GIẢI NGHĨA[sửa]

- Thạch Chử: có sách chép là Thạch Xa.

- Công bình: không tư vị, khòng thiên lệch.

- Chính trực; ngay thẳng.

- Sán rồnợ. sân nhà vua.

- Phép: đây là phép luật của nước.

- Hành hình: làm tội.

- Tư vị: vì tình riêng mà bỏ phép công.

- Quân thượng: vua trên.

- Lưỡng toàn: lưỡng: hai, toàn: vẹn, vẹn cả hai bề.

NHỜI BÀN[sửa]

Đồng thời bấy giờ có kẻ, vì thù cha, quật mả vua lên mà đánh vào xác, thật là người có hiếu nhưng không có trung. - Lại có kẻ, vì phép nước, mà làm chứng, nói thẳng là cha ăn trộm dê, thật là người có trung nhưng không có hiếu. Sao bằng Thạch Chử đây giết cha đã không nỡ, dối vua lại không đành, cam chịu trái phép để cứu cha, thí thân để giữ phép. Thực mới là trọn được cả đỏi niềm trung hiếu vậy.

Liên kết đến đây